221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1301617
"Siêu vi khuẩn" kháng thuốc: quá nguy hại hay chiêu "PR"?
0
Photo
null
'Siêu vi khuẩn' kháng thuốc: quá nguy hại hay chiêu 'PR'?
,

Thông tin về nhóm “siêu vi khuẩn” NDM-1 có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh xuất hiện tại Việt Nam đang khiến không ít người hoang mang. Tuy nhiên, loại “siêu vi khuẩn” này có thực sự nguy hiểm như người ta vẫn tưởng?

TIN LIÊN QUAN

Không quá nguy hại? 

Mô tả ảnh.
"Siêu vi khuẩn" NDM-1 không nguy hại như người ta tưởng. Ảnh: Thefirstpost.

Trao đổi với TTX Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Vũ Trung, Phó Trưởng Bộ môn Vi sinh, Trường Đại học Y Hà Nội, đồng thời là Trưởng khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh việc phát hiện thấy vi khuẩn NDM-1, loại vi khuẩn được cảnh báo là kháng lại nhiều loại kháng sinh đang dùng trong công tác điều trị.

Ông Trung cũng cho rằng, việc chuyển ngữ từ “super bug” trong tiếng Anh thành “siêu vi khuẩn” kháng thuốc đã tạo nên một sự hiểu nhầm rằng đây là một loại vi khuẩn đặc biệt nguy hại, trong khi thực tế, đây chỉ là loại vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh.

Theo ông Trung, trên thực tế, vi khuẩn mang gen NDM-1 là một trong những vi khuẩn kháng thuốc thông thường, được phát hiện từ năm 2007-2008 và vẫn đang được nghiên cứu tiếp về mức độ kháng thuốc. Do vậy, vi khuẩn kháng đa thuốc NDM-1, theo ông Trung là không quá nguy hại như người ta vẫn tưởng.

Vì vậy, “người dân không nên quá hoang mang khi một số thông tin từ nước ngoài cũng như trong nước có đưa tin về “siêu vi khuẩn” kháng thuốc này”, ông Trung cho hay.

Trên báo chí nước ngoài, các chuyên gia cũng đã lên tiếng cảnh báo người dân không nên quá lo lắng về loại “siêu vi khuẩn” kháng thuốc này. Tân Hoa Xã dẫn lời một chuyên gia khẳng định, NDM-1 chỉ là một loại vi khuẩn có tính cảm nhiễm chứ không phải là một bệnh truyền nhiễm như SARS hay Cúm A/H1N1 do vậy sẽ không thể tạo thành các dại dịch, không cần thiết phải quá lo lắng.

Dẫn lại nguồn tin từ báo chí Mỹ, Tân Hoa Xã cho biết, hiện tại NDM-1 đã lan đến Anh, Mỹ, Canada, Australia, Hà Lan,… Tính đến nay đã có hơn 170 người xác nhận bị nhiễm loại vi khuẩn này. Tuy nhiên, báo chí Mỹ cũng khẳng định,  mặc dù siêu vi khuẩn có thể kháng mạnh hầu hết các loại thuốc kháng sinh, tuy nhiên không phải là không có biện pháp gì để khống chế sự lan truyền của chúng.

“Siêu vi khuẩn” hay siêu PR?

Mô tả ảnh.
Và nó có thể chỉ là một chiêu PR của các công ty dược. Ảnh: Pharmas.

Trong khi nhiều chuyên gia khẳng định, loại “siêu vi khuẩn” không quá nguy hiểm như người ta vẫn tưởng thì nhiều nguồn tin lại cho rằng, báo cáo về loại “siêu vi khuẩn” kháng thuốc này thực chất chỉ là một chiêu tiếp thị hay PR của các hãng dược.

Ngay sau khi tờ Lancet Infectious Diseases công bố về loại “siêu vi khuẩn” mới lây lan sang Anh từ Ấn Độ, chính phủ Ấn Độ đã phủ nhận thông tin liên quan đến việc lây nhiễm NDM-1 từ các bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện Ấn Độ.

Người đại diện của Trung tâm quốc gia Kiểm soát dịch bệnh Ấn Độ nói rằng bài báo trên tờ Lancet là "không dựa trên một số liệu khoa học nào cả". Một số khác cho rằng nghiên cứu này là không chính xác vì chỉ có một số lượng nhỏ bệnh nhân tham gia nghiên cứu.

Ngay cả Karthikeyan Kumarasamy, người phụ trách nghiên cứu này tại khu vực Ấn Độ cũng phản đối kết quả của nghiên cứu và cho rằng mình không liên quan đến kết quả đó. Ông khẳng định rằng nhiều chi tiết trong nghiên cứu đã bị thêm vào.

PM Bhargava, cựu giám đốc trung tâm sinh học phân tử và tế bào ở Hyperabad nói thêm: "Đã có một vài chủng vi khuẩn kháng nhiều loại thuốc như thế này và thậm chí còn nguy hiểm hơn được tìm thấy ở Mỹ hay Anh, nhưng điều này chỉ trở thành vấn đề "nguy hiểm" khi chủng vi khuẩn đó có nguồn gốc từ Ấn Độ".

Nhiều người cho rằng, báo cáo mà Lancet đưa ra có khuynh hướng ủng hộ các công ty dược phẩm. Bởi vì nhiều thành viên tham gia dự án này đã nhận các khoản trợ cấp và hỗ trợ của các công ty dược phẩm.

Các chuyên gia y tế từ Bangalore khẳng định báo cáo của Lancet là sự thổi phồng để tiêu diệt ngành công nghiệp du lịch chữa bệnh đang tăng trưởng nhanh chóng của Ấn Độ và là một cách để các công ty dược phẩm quốc tế đưa thêm nhiều loại thuốc và kháng sinh vào thị trường Ấn Độ.

Nghiên cứu của Lancet được tài trợ bởi EU và "người khổng lồ" trong lĩnh vực dược phẩm là Wellcome Trust và Wyeth. Trong đó, Wellcom Trust là hãng dược đang tiến hành nghiên cứu sản xuất Carbapenem, thế hệ kháng sinh mới nhất. Và bài báo của Lacet về “siêu vi khuẩn” có thể là một chiêu thức quảng cáo cho thế hệ kháng sinh mới có khả năng chống lại “siêu vi khuẩn” này.

  • Lê Văn (Tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,
,
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim

Không ăn sáng không chỉ khiến bạn có nguy cơ béo phì mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không
Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không

Trong cuộc chiến sinh tồn đó là những sát thủ cực kỳ nguy hiểm đối với con mồi.

Những
Những "dã nhân" sởn gai ốc của thế giới

Đó là các loài động vật có hình dạng của những con quái vật nổi tiếng trong lịch sử, từ ma cà rồng cho đến "dã nhân"...

Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010
Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010

Những hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã năm 2010 được lựa chọn từ hàng hàng nghìn những tác phẩm dự thi.

,
,
,