221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1187812
ĐBSCL: Đào tạo 170 tiến sĩ, thạc sĩ ở nước ngoài
1
Article
null
Chương trình Mekong 1.000:
ĐBSCL: Đào tạo 170 tiến sĩ, thạc sĩ ở nước ngoài
,

 - Ngày 13/4, Ban điều hành Chương trình Mekong 1.000 cho biết, đã có 170 cán bộ khu vực ĐBSCL đang theo học các lớp đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại các trường đại học ở 20 nước Đức, Mỹ, Anh, Hà Lan, Australia...

Cần Thơ là tỉnh có số lượng cán bộ du học dẫn đầu các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, đã có 73 người lên đường du học và 34 người khác đang học ngoại ngữ để chuẩn bị nhập trường trong năm nay.

Cần Thơ đã đón 8 thạc sĩ trong năm 2008 và sẽ đón 42 thạc sĩ vào năm 2009 được đào tạo ở nước ngoài về phục vụ tỉnh nhà. Dự kiến năm 2011, Cần Thơ sẽ là tỉnh hoàn thành sớm nhất chương trình Mekong 1.000.

Trình độ ngoại ngữ đạt tiêu chuẩn là vấn đề khó đối với nhiều ứng viên du học ở ĐBSCL. Ảnh: V.Giang

Tiếp đến là Sóc Trăng, có 19 người đã lên đường du học và 14 người chuẩn bị xuất ngoại. Một số tỉnh như Bến Tre, Bạc Liêu... số lượng người đi học rất ít. Nguyên do chủ yếu vì không đủ điều kiện trình độ ngoại ngữ.

Chỉ tiêu và thời hạn của Đề án Mekong 1.000 từng tỉnh khác nhau, phụ thuộc vào khả năng ngân sách và thời gian khởi động của từng tỉnh. Trong đó chia ra những chương trình nhỏ của các địa phương như Cần Thơ 150, Hậu Giang 160, Cà Mau 120, Bến Tre 50…

Phần nhiều cán bộ theo học ngành Công nghệ Sinh học, Kinh tế. Những khối, ngành thiên về kỹ thuật như Kiến trúc, Xây dựng còn ít. Đặc biệt, những ngành về văn hóa, nghệ thuật chưa có ứng viên nào. Theo TS Lê Việt Dũng Trưởng ban điều hành, nguyên do là những ngành không phải thế mạnh ở các trường ĐH thuộc khu vực ĐBSCL.

Các ứng viên tham gia chương trình phải có bằng tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi, đủ trình độ ngoại ngữ và cam kết phục vụ lại cho địa phương trong khoảng thời gian tối thiểu gấp ba lần thời gian được đưa đi đào tạo. Toàn bộ học phí, sinh hoạt phí... của ứng viên được ngân sách các địa phương đài thọ.

Chương trình Mekong 1.000 khởi động từ năm 2005, đặt mục tiêu đến 2010, đào tạo 1.000 thạc sĩ, tiến sĩ cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đến nay, chương trình này lùi dự kiến hoàn thành lại tới năm 2015. Tổng kinh phí dự trù ban đầu gần 50 triệu đô la Mỹ.

  • Thu Hương
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,