221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1043719
Tự chủ theo Nghị định 115: Nhà khoa học bị bỏ rơi?
1
Article
null
Tự chủ theo Nghị định 115: Nhà khoa học bị bỏ rơi?
,

 - Nghị định 115 sẽ "bỏ rơi" nhà khoa học? Theo Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN), Nhà nước chỉ thay đổi phương thức cấp kinh phí từ vốn ngân sách, chứ không "bỏ rơi" các nhà khoa học...

quanCMS.jpg

Thứ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân, để sử dụng được vốn ngân sách, các tổ chức khoa học công nghệ phải tổng hợp các đề tài dự án trước ngày 31/7/2008. (Ảnh: H.Cát)

"Nghị định 115/2005/NĐ-CP ra đời, tâm trạng của không ít nhà khoa học tại Viện là lo lắng, hụt hẫng khi không còn “bầu sữa” ngân sách...".

TS. Đỗ Ngọc Diệp - GĐ Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam bộc bạch ý kiến tại Hội nghị sơ kết Nghị định 115 tổ chức tại TP.HCM vào ngày 13/3. 

Cập rập triển khai 115!

Trong khi đó, Giám đốc Sở KH-CN Đà Nẵng, ông Huỳnh Phước, chia sẻ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN thuộc Sở KH-CN Đã Nẵng đã xây dựng xong đề án chuyển đổi theo Nghị định 115. 

Theo ông Huỳnh Phước, việc chuẩn bị để triển khai, chỉ đạo về Nghị định 115 chưa thật chu đáo. Các văn bản hướng dẫn chậm ban hành, và các văn bản hướng dẫn chưa thật cụ thể, thiếu bao quát. Do đó, các chính sách hỗ trợ chưa đủ mạnh nhằm tạo sự yên tâm cho các đơn vị.

Nghị định 115 ra đời vào ngày 5/9/2005, mãi đến ngày 06/4/2007, Bộ KH-CN ban hành Quyết định số 08/2007/QĐ-BKHCN về việc “Quy định về Tiêu chí xác định tổ chức khoa học và công nghệ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách phục vụ quản lý nhà nước.

Ông Trần Văn Tùng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ KH-CN, đã đưa ra một dẫn chứng cụ thể khi chuyển đổi cho Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp - thuộc Viện Hạt nhân Đà Lạt. Khi cầm quyết định phê duyện đề án chuyển đổi ra Sở Kế hoạch Đầu tư của Lâm Đồng để đăng ký hoạt động kinh doanh. 

TS. Phan Đình Tuấn - Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa TP.HCM, thắc mắc "Đối với các trung tâm trực thuộc trường ĐH sau khi chuyển đổi theo Nghị định 115, với các trung tâm nằm trong khuôn viên đại học, thì đất đai phải giải quyết như thế nào? Thứ trưởng Nguyễn Quân giải đáp: Các trung tâm này chủ yếu sử dụng luôn cơ sở vật chất và kể cả nguồn nhân lực của trường ĐH. Khi chuyển đổi sang 115, trung tâm cần xây dựng một đề án, làm rõ đất đai - nhà xưởng - trang thiết bị ấy, phần nào phục vụ cho nghiên cứu khoa học, phần nào sử dụng cho mục đích kinh doanh dịch vụ. Nhân lực cũng vậy. Sau khi được phê duyệt, tài sản nào dùng cho nghiên cứu sẽ được tính theo hao mòn như là đơn vị sự nghiệp hiện nay. Tài sản nào dùng cho kinh doanh dịch vụ sẽ được tính khấu hao như doanh nghiệp. Chi phí khấu hao không cần phải trả lại cho ngân sách nhà nước. Về đất đai, trung tâm có quyền sử dụng đất, có thể đem quyền sử dụng này đi hợp tác liên doanh với các đối tác, chứ không có quyền cho thuê, hay đem thế chấp. 

"Sở Kế hoạch Đầu tư lúc đó trả lời, Trung tâm không có chức năng sản xuất kinh doanh. Tuy Trung tâm đã chuyển đổi theo Nghị định 115, nhưng không có quy định ấy của cơ quan có thẩm quyền. Sau đó, chúng tôi phải huỷ quyết định cũ và làm lại một quyết định mới, ghi rõ chức năng của Trung tâm," ông Tùng trình bày.

Theo Nghị định 115, tổ chức KH-CN muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp KH-CN, trước hết phải tự đánh giá xem có phải là đối tượng để chuyển đổi thành doanh nghiệp không. Và việc chuyển đổi được thực hiện như sau: xây dựng đề án chuyển đổi tổ chức và hoạt động để thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Sau đó lập hồ sơ đăng ký kinh doanh và đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Đồng thời khi chuyển đổi thành tổ chức tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên, được quyền sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp KH-CN được miễn  thuế 2 năm đầu như doanh nghiệp mới thành lập, và giảm 50% cho hai năm tiếp theo.

Tuy nhiên, ông Trần Văn Dũng, Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 - Quatest 3, đoan chắc 100% đơn vị chuyển đổi chưa được hưởng ưu đãi này. Vì Cục Thuế địa phương cho rằng, các đơn vị này tuy chuyển đổi nhưng vẫn làm công việc đó như từ trước đến nay.

Nhà nước chỉ thay đổi phương thức cấp kinh phí

Theo ông Dũng, ưu đãi này có hay không có cũng không sao. Ông Dũng cho rằng phải nhìn thấy được khi xây dựng một đề án chuyển đổi theo Nghị định 115, các tổ chức KH-CN đang xây dựng một phương án kinh doanh lâu dài.

"Nghị định 115 đã giao quyền tự chủ cao nhất về kế hoạch, tổ chức, biên chế, tài chính, kể cả quyền sản xuất kinh doanh như doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ được quyền trả lương theo năng lực và hiệu quả đóng góp không giới hạn mức tối đa...; khoán thu, khoán chi cho các đơn vị trực thuộc," ông Dũng phát biểu.

nghiencuuCMS.jpg
Các tổ chức khoa học công nghệ đang phải xây dựng phương án kinh doanh lâu dài. Ảnh minh họa: Hợp tác quốc tế tại Trung tâm Hạt nhân TP.HCM. (Ảnh: H.Cát)
Trả lời cho một vài thắc mắc của các đại biểu, ông Nguyễn Quân, Thứ trưởng Bộ KH-CN nói nhiều người hiểu sai về Nghị định 115. Kinh phí hoạt động cho các tổ chức KH-CN bao gồm rất nhiều nguồn. Thứ nhất là ngân sách nhà nước theo đầu biên chế. Thứ hai là thông qua các nhiệm vụ. Nguồn thứ ba là dịch vụ, mà bây giờ Nhà nước cho phép các tổ chức được sản xuất kinh doanh.

"Nghị định 115 nói rằng Nhà nước tiếp tục đầu tư cho sự nghiệp phát triển như kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, nghiên cứu khoa học, kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu và phát triển công nghệ, kinh phí đầu tư phát triển... nếu tổ chức KH-CN có dự án khả thi và đủ năng lục thực hiện. " Thứ trưởng Nguyễn Quân nói.

Nhà nước chỉ thay đổi phương thức cấp kinh phí. Trước đây là cấp theo đầu biên chế. Nhà nước sẽ cấp kinh phí theo giao nhiệm vụ, nghĩa là khi giao nhiệm vụ, tiền lương phải được đưa vào đề tài. Đây là một thách thức rất lớn khi phải xây dựng được mức tiền lương đối với từng đề tài.

Ngân sách chi cho KH-CN là 2% mỗi năm, tính đến thời điểm này là 400 triệu USD, hiện vẫn được Quốc hội thông qua, không phải đổi. Trong 2% ngân sách này, có đến 40% (ước tính khoảng 160 triệu USD) là qua đường đầu tư phát triển do Bộ Kế hoạch - Đầu tư quản lý. 

Do đó, để sử dụng được, các tổ chức KH-CN phải nắm thật chắc các quy định về tài chính và phải tổng hợp các đề tài dự án, thông qua Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân trước ngày 31/7 hàng năm, sau đó đưa về Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Tài chính.

  • Hương Cát
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,