221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1006678
TP.HCM: Ca đầu tiên dùng tế bào gốc chữa bệnh mắt
1
Article
null
TP.HCM: Ca đầu tiên dùng tế bào gốc chữa bệnh mắt
,

(VietNamNet) - Tại TP.HCM, một bệnh nhân 30 tuổi bị hỏng mắt vừa được phục một phần... Một nhóm các nhà khoa học, bác sĩ đã sử dụng liệu pháp tế bào gốc, nuôi niêm mạc miệng của bệnh nhân thành kết mạc để chữa mắt.   

>>Thiếu giác mạc: Không lo, đã có tế bào gốc!>>

Lần đầu tiên tại TP.HCM, liệu pháp tế bào gốc đã được ứng dụng để điều trị bệnh mắt. Trong ảnh: Một ca phẫu thuật mắt ở BV Mắt TP.HCM. (Ảnh: H. Cát)

Ca phẫu thuật chữa lành mắt cho bệnh nhân do khoa Giác mạc, Bệnh viện (BV) Mắt TP.HCM thực hiện. 

Bệnh nhân nói trên bị tổn thương và biến chứng ở mắt khoảng 20 năm nay do di chứng dị ứng thuốc, còn gọi là hội chứng Stevens – Johnson (hội chứng dị ứng thuốc gây di chứng tới hỏng mắt).

Do bệnh đã lâu nên mắt của bệnh nhân bị mờ đục. Bệnh nhân chỉ có thể phân biệt được sáng tối nhưng không còn khả năng nhìn thấy được mọi vật.

Để chữa trị mắt cho bệnh nhân này, các bác sĩ đã thành công trong việc nuôi cấy tế bào niêm mạc miệng tái tạo kết mạc (màng bảo vệ bề mặt con mắt) cho bệnh nhân. Kết mạc dày chưa tới 0,5 mm nhưng có chức năng bảo vệ và nuôi dưỡng bề mặt mắt, một phần chắn những chất có hại cho mắt.

Ca đầu tiên ghép tế bào niêm mạc miệng điều trị bệnh nhân bị xơ hoá kết mạc do di chứng của hội chứng Steven Johnson được sự giúp đỡ của Hội Y học TP.HCM, Tổ chức Takeda (Nhật Bản), BV. Ichikawa, GS.Jun Shimazaki, GS.Shinozaki và bộ môn Mô, TT Đào tạo Cán bộ Y tế TP.HCM. Bệnh viện đã hỗ trợ chi phí cho ca bệnh này.
Đây là phương pháp ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong y học, mở ra phương cách điều trị những bệnh nhân bị bệnh lý bề mặt nhãn cầu do suy yếu tế bào gốc ở mắt.

Trên lý thuyết, có thể sử dụng tế bào vùng rìa giác mạc để tái tạo kết mạc và ghép điều trị giác mạc sau đó. Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể đã thực hiện, rìa giác mạc của bệnh nhân bị tổn thương toàn bộ. Kết mạc của bệnh nhân bị xơ hoá lâu năm làm đục giác mạc.

Do đó, các bác sĩ chỉ còn cách nuôi cấy tế bào gốc từ niêm mạc miệng của chính bệnh nhân để tạo kết thành kết mạc, rồi ghép kết mạc này vào mắt cho bệnh nhân. Đây là bước đệm để chuẩn bị ghép giác mạc cho bệnh nhân sau này.

"Nếu không thực hiện “bước đệm” này, tỉ lệ thất bại khi ghép giác mạc mắt lên tới 98% và vĩnh viễn không còn khả năng làm lại” – ThS-BS Diệp Hữu Thắng (BV Mắt TP.HCM) cho biết.

Để thực hiện ca chữa bệnh mắt bằng liệu pháp tế bào gốc nói trên, các bác sĩ đã tiêm thuốc tê, nạo màng ở miệng của bệnh nhân để lấy khoảng gần 2cm niêm mạc xoang miệng. Màng này được ủ khoảng 20 phút ở điều kiện nhiệt độ 37oC.

Khi quan sát qua kính hiển vi, thấy tế bào tách rời thì bổ sung 1 – 2 ml môi trường có huyết thanh, sau đó cho tế bào gốc này vào đĩa cấy trong môi trường chuyên biệt. Tế bào được quan sát bằng kính hiển vi mỗi ngày để phòng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm và theo dõi hình dạng.

Sau 3 tháng theo dõi, nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, các bác sĩ đã biến chúng thành màng kết mạc để ghép vào mắt cho bệnh nhân.   

Đến nay, sau khi được ghép kết mạc từ tế bào gốc của chính mình, bệnh nhân đã có thể nhìn thấy, đếm ngón tay ở khoảng cách xa 1m. .

Các bác sĩ Việt Nam đã có thể tái tạo kết mạc (màng ngoài của mắt) từ tế bào niêm mạc miệng để chữa bệnh mắt. Trong ảnh là sơ đồ cấu tạo mắt...


Ca phẫu thuật phức tạp này đã được BV Mắt TP.HCM thực hiện chữa trị cho bệnh nhân vào ngày 19/9/2007 nhưng chưa được công bố chính thức do đang còn trong quá trình theo dõi.

Thông tin về người bệnh hiện vẫn còn được giữ kín theo yêu cầu của người bệnh - các bác sĩ ở BV Mắt TP.HCM cho biết.

Phương pháp chữa trị bằng liệu pháp tế bào gốc nói trên do BV Mắt TP.HCM tiến hành trên cơ sở nghiên cứu do Tiến sĩ, bác sĩ Trần Công Toại (TT Đào tạo Cán bộ Y tế) và Thạc sĩ Phan Kim Ngọc (ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM) đồng tác giả.

  • Vinh Giang
     
    Ý kiến của Bạn:
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,