221
482
Vấn đề
vande
/giaoduc/vande/
915478
Bộ trưởng Giáo dục nhận lỗi xây dựng văn bản chậm
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Bộ trưởng Giáo dục nhận lỗi xây dựng văn bản chậm
,

(VietNamNet) - 16 chất vấn trực tiếp và 4 chất vấn qua văn bản của đại biểu Quốc hội với Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân chiều nay, 30/3 tại Quốc hội tập trung vào các nội dung: Chính sách thi cử (trắc nghiệm, bỏ thi ĐH), chất lượng giáo dục phổ thông, các chính sách với giáo dục ĐH (tự chủ, chế độ cho giáo sư) và tài chính trong giáo dục...

Mở đầu chất vấn, trước băn khoăn của ĐB Nguyễn Thị Kim Thoa về chuyện "ôm đồm" Bộ trưởng Nhân đã nói ngay, hiện, ông đã phân cấp cho các Thứ trưởng cũng như các Sở giáo dục.  "Trước kia Thứ trưởng phụ trách khối, bây giờ phụ trách cả vùng. Bộ trưởng phụ trách một vùng và sáu thứ trưởng chịu trách nhiệm về các vùng còn lại", ông cho biết. Đồng thời, hiện Bộ trưởng chỉ ký vào các văn bản trình Chính phủ mà thôi.

Sẽ tổ chức thi tốt nghiệp lần 2 cho HS yếu kém

16.jpg
HS "lớp ghép" tại một điểm trường huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Lê Anh Dzũng

Sau khi thông báo những kết quả từ chiến dịch "nói không với bệnh thành tích trong giáo dục" bằng các số liệu về tỉ lệ HS khá giỏi giảm, HS yếu kém tăng và những việc đã làm thời gian qua, ông Nhân đã trình bày một số giải pháp đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông.

Đa số ĐB đều muốn biết hướng xử lý của Bộ GD-ĐT nhằm thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng sâu, vùng xa. ĐB Điểu Điểu (Bình Phước) bức xúc: "HS yếu kém ở vùng sâu vùng xa lên đến 40%, HS khá ở đây chỉ bằng HS trung bình ở thành phố, thành thị. Chất lượng giáo viên quá thấp, không đủ tiêu chuẩn. HS vùng sâu xa không học mẫu giáo trước khi vào lớp 1, khả năng tiếp thu hạn chế" . Điều này đã làm giảm chất lượng giáo dục phổ thông trong cả nước.

Ghi nhận những phản ánh trên, nhưng Bộ trưởng Nhân đành thừa nhận: " giáo dục mầm non, thường xuyên và chuyên nghiệp đây là ba vấn đề tôi chưa chuyên sâu nên chưa có phương hướng cụ thể". Tuy nhiên, ông Nhân cũng cho biết, tinh thần chung là phấn đấu 3 năm tới sẽ chống bệnh ngồi nhầm lớp".

Trước mắt, hè 2007, toàn ngành sẽ tổ chức bồi dưỡng học sinh yếu kém để bổ sung kiến thức. Việc này, cần nguồn kinh phí lớn, bởi phải bồi dưỡng cho thầy cô giáo. Để xoay xở, ngoài sự chủ động của địa phương, sẽ kiến nghị Nhà nước hỗ trợ thêm.  Các Sở GD-ĐT cần báo cáo với HĐND, UBND và phối hợp với Bộ tìm ra giải pháp cho địa phương...

Ông Nhân cho biết, sắp tới, các tỉnh có tỷ lệ tốt nghiệp thấp, theo chỉ đạo của Bộ, nếu được phép, sẽ có kế hoạch tổ chức kỳ thi tốt nghiệp lần 2 cuối hè, tạo điều kiện cho học sinh tốt nghiệp thực chất. "Đây là giải pháp nêu ra 5 năm trước, có thể mệt mỏi cho địa phương... nhưng cần làm vì trách nhiệm với học sinh. Đây là biện pháp đặc thù cho giai đoạn nhất định", ông Nhân nói. 

Giải ngân chậm: Do nguồn lực chuyên môn yếu kém

Một nội dung được giành nhiều thời gian trình bày là chất vấn của đại biểu  Hoàng Thanh Phú (Thái Nguyên) về trách nhiệm của Bộ trước việc chậm trễ trong giải ngân nguồn kinh phí công trái giáo dục.

Ông Nhân giải thích việc còn tồn  7,5% trong kinh phí theo kế hoạch là bởi nguồn lực chuyên môn yếu kém.

Bên cạnh đó, ban chỉ đạo nhiều tỉnh chỉ đạo chưa sát sao, phân bố chưa hợp lý, nhiều địa phương kê khai không đúng sự thực.  Năng lực cán bộ làm chủ dự án chưa đạt. Có trường hợp, cán bộ phòng giáo dục huyện, thậm chí hiệu trưởng là chủ dự án

Vừa qua, Bộ GD-ĐT đã họp, chỉ đạo: Tăng quyền chủ động của cơ sở, khuyến khích thuê tư vấn để đầu tư dự án có hiệu quả.

40 chương trình liên kết với nước ngoài thuộc diện "chui"

Đại biểu Trần Văn Tấn, Tiền Giang thắc mắc về tình trạng loạn liên kết đào tạo. Ông đặt vấn đề trách nhiệm đó thuộc về ai.

"Xuất phát từ nhu cầu thực tế 30% học sinh tốt nghiệp THPT học ĐH, CĐ chính quy, nên hiện có hai kiểu liên kết đào tạo, trong và ngoài nước", ông Nhân cho biết.

Dạng thứ nhất là hai trường cùng ĐH, CĐ cùng có tư cách pháp nhân đã liên kết đào tạo, đây là dạng đào tạo tốt. Dạng thứ hai là đào tạo hợp đồng theo chức năng đào tạo và không có chức năng đào tạo, đây là loại hình chưa được quản lý tốt, kiểm soát kém của Bộ. Ví dụ một số trường ĐH, CĐ ký với một số tổ chức kinh tế, công ty tư nhân để đào tạo cấp bằng trung cấp, CĐ... không đúng cơ sở pháp lý. 

Theo khảo sát tại 54 trường, có 65.500 người theo học chương trình đào tạo liên kết. Từ tháng giêng, Bộ đã tiến hành đã tổng kết liên kết đào tạo cả nước, tháng 4 dự kiến sẽ xong.

Giải thích về tình trạng loạn liên kết, ông Nhân cho rằng, Bộ có phân cấp nhưng kiểm tra chưa nghiêm. Bên cạnh đó, Bộ chưa ban hành các điều kiện về giảng viên, cơ sở vật chất. Hiện nay, Bộ mới đang xây dựng quy chuẩn.

Ngoài liên kết trong nước, hiện có 200 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, đáng chú ý có tới 40 chương trình liên kết chui, đào tạo không cấp phép hoặc sai lệch.

Ông Nhân đã nhận lỗi Bộ chậm ban hành quy định quản lý. Hiện nay, văn bản pháp quy để điều chỉnh hoạt động này vẫn dùng Nghị định 18 năm 2001, nhưng nhiều nội dung chưa  phù hợp.

Tuy nhiên, ông Nhân cũng nhìn nhận, về khách quan, một số học viên chưa chú trọng mục tiêu năng lực nên chấp nhận chương trình không tốt... Ngành chưa xây dựng được bộ máy kiểm định, do chưa đủ người theo. Một số trường quản lý lỏng lẻo.  

Tháng 4: Trình chế độ lương mới cho giáo viên

Như thông lệ trước mỗi lần dự hội nghị quan trọng, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân lại đi thực tế để mang câu chuyện đời sống vào nghị trường. Ông kể lại, sáng nay, vừa tới nhà GS Vũ Văn Chuyên (VietNamNet đã có bài phản ánh cách đây 2 năm) và chứng kiến thực trạng sống cực khổ của một GS có nhiều đóng góp với khoa học nước nhà. Câu chuyện này sau đó, được đại biểu Ngô Thị Minh (tỉnh Quảng Ninh) chất vấn "trước thực trạng nhiều GS đầu ngành chưa được đãi ngộ, lo lắng xứng đáng. Bộ có hướng nào giải quyết? Ví dụ như trường hợp GS Vũ Văn Chuyên".

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, đây là chủ đề được tất cả người dân, người làm công tác khoa học rất quan tâm.

Vừa qua, Bộ có tham mưu với Chính phủ và các bộ ngành về một số ưu đãi, chính sách với giảng viên ĐH nói chung và GS, PGS nói riêng. Sau khi được công nhận, ngành giảng viên chính, giảng viên cao cấp, các GS, PGS sẽ được nâng một bậc lương.

Đồng thời, Nghị định 71 của Chính phủ vừa qua cũng cho phép kéo dài thời gian làm việc thêm 1 - 5 năm. Điều này vừa đáp ứng nhu cầu cống hiến của nhà giáo cũng như nhu cầu lực lượng giảng dạy của các trường.

Hiện, Bộ đang xem xét quy định mới về tiêu chuẩn, thủ tục công nhận chức danh giáo sư. Văn phòng  Thủ tướng chỉ đạo xây dựng quy chế mới, và tháng 4 sẽ trình Thủ tướng. Tháng 4, Bộ sẽ trình chế độ lương mới cho nhà giáo, và lương giáo sư cũng sẽ tăng chung.

Ông Nhân cũng nêu thực trạng tỷ lệ tiến sĩ, giáo sư trong số lượng giảng viên ĐH khá khiêm tốn (13% tiến sĩ; trung bình mỗi môn học có 0,1 giáo sư). Chưa kể, có tới  75% số GS, PGS sống ở Hà Nội, 10% ở TP HCM. Như vậy, Hà Nội cưu mang các giáo sư, đồng thời hưởng các đóng góp của GS.

Gần đây, Bộ trưởng cũng đã gặp Chủ tịch TP Hà Nội và Hà Nội đã đồng ý hợp tác với Bộ tiến hành khảo sát, nghiên cứu. Tuy nhiên, việc này chưa làm ngay được vì bộ máy hạn chế.

Sau khi chứng kiến những khó khăn trong hoàn cảnh sống của GS Vũ Văn Chuyên, Bộ trưởng Nhân cho biết, sẽ  đề nghị thực hiện khảo sát, nghiên cứu, thống kê toàn bộ, sắp tới sẽ đề xuất tiêu chuẩn nhà cho các giáo sư, quyết tâm đến 2010 mỗi GS đều phải có phòng làm việc riêng, tạo điều kiện cho nghiên cứu.

Đại biểu Nguyễn Đình Lộc bắt bẻ "Liệu GS Chuyên có chờ được đến ngày khảo sát, nghiên cứu xong" và đề nghị Bộ, ngành Dược, TP.Hà Nội phải có biện pháp giúp đỡ ngay cho trường hợp cụ thể này. Khi khảo sát cũng phải đưa các trường hợp bức xúc trước.

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân xác định mấy ngày nữa sẽ quay lại nhà GS Chuyên và bàn giải pháp cụ thể với UBND TP. Hà Nội.

  • Loan Nhung

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,