221
484
Chuyện giảng đường
chuyengiangduong
/giaoduc/chuyengiangduong/
896814
Những kế hoạch gây "sốc"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Những kế hoạch gây 'sốc'
,
(VietNamNet) - Con đường của họ có thể theo lẽ thông thường, phù hợp với "lộ trình dễ ước đoán" dựa trên những thành tích quá khứ. Thế nhưng, sự háo hức với cái mới có sức hấp dẫn mạnh mẽ hơn tất cả. Có thể, khi dấn vào, phải theo đuổi cả đời. Hoặc mau mắn chớp thời cơ. Nhưng, gây sốc không phải bằng kế hoạch trên bản vẽ mà có kèm lộ trình chi tiết được lên lịch.
 

Tuổi trẻ đi liền với mùa xuân, mơ ước và hạnh phúc. Người trẻ thiếu kinh nghiệm, nhưng có quỹ thời gian dư dả. Hạnh phúc thuộc về những người biết đặt kế hoạch cho cuộc đời mình, cho từng năm tháng tới. Ảnh: Đăng Huy

1.
Du học ở Nga và là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng Tiến sỹ Vật lý thực nghiệm (năm 1973), chàng trai trẻ Phan Dũng có lẽ đã theo trọn sự nghiệp ấy, nếu như không được tiếp cận môn học TRIZ của thầy Altshuller (cha đẻ của môn khoa học này).
 
Là một trong 6 SV VN được chọn học TRIZ, ông đã bị hấp dẫn bởi những phương pháp tư duy sáng tạo và cách thức giải quyết vấn đề một cách khoa học của một môn học lạ trước đó chưa được biết. Và, tiến sỹ Vật lý về nước với ý định nhen nhóm môn học mới lạ ấy.
 
Ông bắt đầu sự nghiệp truyền bá và phát triển TRIZ ở Việt Nam từ năm 1977 với những buổi giảng ngắn hạn cho nhân viên của một số công ty, nhà máy, đồng thời duy trì trao đổi tài liệu và học hỏi thêm với thầy và các đồng nghiệp quốc tế.
 
Những năm đầu thập kỷ 90, bên cạnh Ngoại ngữ, Tin học, xuất hiện một khoá học ngoài giờ với tên gọi “Creative Thinking” (Phương pháp luận sáng tạo). Học viên được học các thủ thuật sáng tạo, dựa trên đó để linh hoạt vận dụng vào việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
 
Ở Hà Nội, một môn đệ khác của thầy Altshuller là thầy Dương Xuân Bảo, kỹ sư Vật lý điện tử cũng đang miệt mài giảng dạy và truyền bá môn học này.
 
Đến nay, đã có vài trăm khoá học với hàng chục ngàn học viên được làm quen với “Creative Thinking”, và rất nhiều người tỏ ra thích thú với lối tư duy và xử lý của môn học.
 
Khát khao truyền bá rộng rãi môn học này, thầy Phan Dũng đã nhiều lần đề nghị với các bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc đưa nó vào nhà trường, nhưng chưa có kết quả. Hiện tại, Creative Thinking vẫn mới chỉ dừng lại ở hai trung tâm trong hệ thống đào tạo phi chính quy, một sự đầu tư dài hơi và quy củ vẫn chưa được hình thành. Có điều, đã có thêm nhiều môn sinh, sau khi học, đã tiếp tục làm trợ giảng cho 2 thầy.
 
2. “Sẽ có 1 Yahoo! của Việt Nam” là ước mơ của một sinh viên 21 tuổi, trong bài trả lời phỏng vấn báo chí sau khi đăng quang tại giải Trí tuệ Việt Nam.
 
Cũng ở tuổi đó, cậu đã từ chối cơ hội học bổng tiến sỹ ở Mỹ do GS Nguyễn Văn Hiệu giới thiệu, để khởi nghiệp bằng 1 công ty nhỏ chỉ với 4 nhân viên, với số vốn ban đầu vỏn vẹn vài chục triệu, bằng số tiền của giải thưởng. Kế hoạch dài hạn được đặt ra là thâm nhập lĩnh vực ICT (Công nghệ thông tin và Truyền thông).
 
Chỉ một thời gian không dài sau đó, công ty của cậu kịp “gặt” được nhiều dự án lớn, ngay cả một trang tin điện tử ra đời và nhanh chóng trở thành một trong những tờ báo online có nhiều độc giả.
 
Nhưng, không phải lúc nào kế hoạch chạy ro ro như dự định. Những thông tin trong giới về sự thiếu trung thực trong kinh doanh đã đặt vị giám đốc trẻ trước những thử thách. Có những cú vấp buộc ta phải dừng lại, nhưng là để nhìn và đi tiếp, một cách thận trọng hơn.
 
3. Không phải kế hoạch nào cũng thành công, nhưng đằng sau những thành công hầu hết là những kế hoạch tốt. Khẳng định này rất đúng, chí ít với trường hợp một giám đốc 8X hiện đang nổi tiếng khác.
 
Những ngày đầu năm 2004, cậu tâm sự khá nhiều về một dự định đang nung nấu: sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm được giải trong một cuộc thi phần mềm để ứng dụng nhiều hơn trong thực tiễn.
 
Nhiều kế hoạch được vạch ra: Liên kết với những bạn bè cùng chí hướng để triển khai ý tưởng, xin tài trợ để bắt đầu khởi nghiệp... được nâng lên, đặt xuống để chọn lựa. Thiên thời, địa lợi, nhân hoà, một quỹ Phát triển các dự án kinh doanh được thành lập, với điều lệ sẵn sàng tài trợ cho các dự án khả thi, miễn là chứng minh được khả năng sinh lợi trong vòng 18 tháng.
 
Kỳ cuối ở một trường ĐH nước ngoài, vừa dành thời gian làm tốt nghiệp cũng là lúc cậu tìm hiểu để phát triển ý tưởng của mình. Tạm gác những cơ hội tiếp tục học cao lên nơi xứ người, ngày về nước bảo vệ kế hoạch kinh doanh trước Hội đồng của Quỹ đầu tư, cậu đã nhận được sự gật đầu về tính khả thi và thuyết phục của dự án từ 80% giám khảo.
 
Cũng không lâu kể từ ngày ngồi vào vị trí giám đốc, cậu đã kịp vừa hoàn thiện vừa tiếp tục xây dựng trung tâm của mình: từ nhân sự, thương hiệu, quảng cáo và ngay trong Tết đầu tiên (vài tháng sau ngày trung tâm ra đời), tiền hợp đồng ký được đã đạt mức kế hoạch cho cả năm sau.
 
4. Trong làn sóng “người người chơi chứng khoán” trong dịp thị trường sôi động hiện nay, nhiều nhân vật nổi lên như những tay đầu tư (và cả đầu cơ) sắc sảo, trong đó có một anh chàng 24 tuổi.
 
Cậu “chiến” ở cả 2 mảng: thị trường OTC (cổ phiếu chưa niêm yết) và sàn giao dịch. Mua đi, bán lại cổ phiếu OTC với số lượng lớn thường đến vài vạn. Lướt sóng thành công ở những khúc điều chỉnh giá trên thị trường niêm yết. Gây chú ý bằng những nhận định khá chính xác về các blue-chip (cổ phiếu tốt), đồng thời cũng nổi tiếng bằng cả nhiều mánh làm giá lừa “gà con” để tiện ôm hoặc đẩy cổ phiếu kịp thời. 
 
Am hiểu các khái niệm kinh tế, tài chính nhưng không quá lệ thuộc vào những kiến thức mô phạm. Có khả năng phân tích các thông tin về công ty, thị trường, liên hệ với các sự kiện kinh tế xã hội. Lăn lộn, thông tỏ nhiều nguồn tin về các đội ngũ lãnh đạo và cơ chế của doanh nghiệp... là những yếu tố giúp cậu tự tin trong các quyết định đầu tư của mình. 
 
Thị trường mở, với nhiều vận hội, thậm chí cực lớn cho ngay cả những người trẻ. Anh chàng úp mở cho biết, đang dự tính kêu gọi những chiến hữu thân giao, để thành lập một quỹ đầu tư.
 
Cậu mới 24 tuổi. Có thể đó là dự định quyết đoán của một người biết mình và biết chớp thời cơ. Cũng có thể là mong ước viển vông của một thanh niên trẻ trong lúc phấn khích. Chưa biết!
 
Trao đổi qua điện thoại, cậu từ chối lời đề nghị xuất hiện trên báo với lời hứa “Đợi cho đến lúc mình có tên trong danh sách Top 100 người giàu nhất Việt Nam”. Tất nhiên, đó là 1 câu đùa. Nhưng, chẳng ai đánh thuế những ước mơ.  
  • Hoàng Lê

*******************************

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,