221
484
Chuyện giảng đường
chuyengiangduong
/giaoduc/chuyengiangduong/
569928
"Sính" tiếng ngoại: "mốt" hay "bệnh"?
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
'Sính' tiếng ngoại: 'mốt' hay 'bệnh'?
,

Ngoại ngữ ngày càng trở nên quan trọng đối với cuộc sống người dân, đặc biệt là tại các đô thị hiện đại, có trình độ dân trí cao. Bên cạnh việc sử dụng ngoại ngữ như một công cụ hỗ trợ hữu ích trong công việc, học tập..., đã xuất hiện hiện tượng sính ngoại ngữ qua cách sử dụng tiếng lóng, tiếng bồi một cách vô tội vạ, gây phản cảm, đánh mất tính thẩm mỹ...

Soạn: AM 253301 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Đáng nói hơn, hiện tượng đó nay đã thành “bệnh”, một “căn bệnh” khó chữa! Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không bao giờ là chuyện cũ.

"Sorry mày nha, tối qua papa với mama cắt cơm, money hết sạch, chứ không thì tao đi overnight với tụi bây rồi. Từ đây tới chiều có chương trình gì, “phôn” cho tao một tiếng. See you!”. Đoạn nói chuyện qua điện thoại này được ghi lại tại một quán cà phê.

Mốt của “dân chơi”

Dùng từ ngoại nay đã trở thành mốt của đa số “dân chơi”. Trong bất kỳ tình huống nào, trò chuyện với bất cứ ai..., họ đều có thể dùng những từ tiếng Anh, tiếng Pháp, thậm chí tiếng Hoa mà họ biết. Trong những lần đến khu vực ăn uống gần Lăng Cha Cả (Q.Tân Bình, TP.HCM), nơi tụ tập của một bộ phận lớn dân đi đêm, người viết bài này được nghe nhiều câu nói, trong đó Tây – Tàu lẫn lộn, nghe cứ rối như canh hẹ:

- Thằng cha đó trông giống gay (ám chỉ người đồng tính - PV) quá mày ơi, ngộ thấy chẳng manly (đàn ông) chút nào.

- Cần gì manly. Biết galant (ga-lăng) và nhiều money (tiền) là OK rồi.

Có tiếng chen ngang:

- Thôi đi mấy you (bạn). Mấy you dòm lại cái body (cơ thể) của mình coi, có sport (dáng khỏe, thể thao) chút nào đâu mà chê người ta. Ăn lẹ rồi go (đi). Stay up late (thức khuya) kiểu này hoài thì skinny (ốm lòi xương) cả đám.

Đến bất cứ quán cà phê - bar nào, vũ trường nào, bạn cũng thể nghe những câu như thế. Biết từ nào dùng từ đó, dù có chắp vá, giả cầy bao nhiêu đi nữa, nhưng miễn là hiểu được thì “dân chơi” nạp ngay vào bộ nhớ, dùng riết và trở nên phổ biến. Lắm khi, khả năng sử dụng ngoại ngữ làm tiếng đệm còn là thước đo mức độ sành điệu của “dân chơi” (?).

Giới trí thức cũng... “mắc bệnh”

Điều đáng nói hơn nữa là một bộ phận lớn học sinh - sinh viên cũng có hiện tượng sính dùng từ ngoại. Khi điều kiện học tập ngày càng thuận lợi hơn, nhất là trong bối cảnh tiếng Anh ngày càng được phổ biến, bệnh sính dùng từ ngoại của học sinh - sinh viên ngày càng trầm trọng, không chỉ tại trường học mà trong cuộc sống gia đình, trong giao tiếp với ông bà, ba mẹ, anh chị em...

Trong nhiều lần ngồi quán phê ven đường gần một trường đại học ở quận 3 (TP.HCM), người viết nghe thấy rất nhiều từ “ngoại” được dùng xen lẫn trong các cuộc trò chuyện của sinh viên, nhiều lúc phải nhờ người trong cuộc giải thích lại những từ chuyên môn khó, đại loại:

- Ông G. dạy amateur (nghiệp dư) hết chỗ nói. Ít ra phải gai (guide – hướng dẫn) tụi mình viết phần foreword (lời mở đầu), còn content (nội dung) và decor (trang trí) thì mình tự lo cũng được.

- Hơi đâu mà wait (chờ), lo mà cày đi chứ il (ông ta) chạy sô dữ lắm. Thằng nào cũng làm solo chứ riêng gì mày.

Tuy nhiên, khi có mấy du khách quốc tế hỏi đường về Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (cách đó không xa), không ai trong số họ có thể nghe – hiểu để trả lời. Cả bọn cứ ngớ người ra.

Không chỉ vậy, giới lao động cổ trắng cũng không miễn dịch được bệnh sính từ ngoại khi trò chuyện tại công sở, qua điện thoại hay tiếp khách... Không dùng tiếng lóng hay tiếng bồi, nhưng loại ngôn ngữ mà giới nhân viên công sở sính dùng cũng mang tính chắp vá, thậm chí bạ đâu dùng đó, dễ gặp nhất là trong những cuộc giao tiếp qua điện thoại.

Chẳng hạn như: “Partners (đối tác) của tụi em chiều nay sẽ tới thành phố, em book (đặt) 2 single room (phòng đơn) nhé. Coi như em đã confirm (xác nhận) luôn rồi đó, chị khỏi cần phải check (kiểm tra) lại”. Hoặc: “Anh có thể arrange (sắp xếp) cho em một appointment (cuộc hẹn) với director (giám đốc) được không, em cần interview (phỏng vấn) ảnh một số điều về mấy cái projects (dự án) ở Vũng Tàu. Merci (cảm ơn) anh rất nhiều”...

PPGS –TS Trịnh Sâm, Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TPHCM: Nên dùng ngoại ngữ đúng chỗ, đúng lúc

Việc dùng ngoại ngữ theo kiểu “sính chữ” là đáng chê trách. Thật buồn khi hiện nay không chỉ "dân chơi" mà cả những bạn trẻ học hành đến nơi đến chốn cũng sính từ ngoại, có người còn cho đó là sự... hiếu học.

Tôi nhớ một lần, tại một cuộc thi tầm cỡ quốc gia nhưng có người vẫn cố tình nói lơ lớ tiếng mẹ đẻ, thi thoảng thêm vào mấy từ ngoại ngữ. Tôi cố gắng cắt nghĩa và buồn lòng khi không thể giải thích khác hơn, với người ta đó là một sự làm sang bản thân mình. Người này thấy lạ, người kia tiếp nhận và vô tình như thế trở thành trào lưu.

Việc sính dùng từ ngoại của một bộ phận thanh niên hiện nay đều do tầm nhận thức của họ. Những người giỏi và cực giỏi ngoại ngữ sẽ biết dùng đúng nơi đúng chỗ, không kiểu “khoe chữ” như thế. Tôi lo ngại điều này sẽ ảnh hưởng đến lối sống của xã hội. Người xưa có câu “lời nói, gói bạc” nghĩa là lời nói thể hiện cách ứng xử, nhận thức...

Trường hợp sính từ ngoại mọi nơi, mọi lúc, không phân biệt vị thế giao tiếp xã hội mà nói năng thì quả là nguy kịch, khiến thẩm mỹ ngôn ngữ sẽ bị mai một dần dần. Hiện tượng này nếu không được định hướng, nếu cứ kéo dài sẽ tạo ra nhiều điều phiền toái cho sự trong sáng của tiếng Việt.

Về mặt thẩm mỹ học, điều đó cũng không phải là một hiệu ứng tốt. Thực tế, người này nói, người kia nói và khi đã trở thành thói quen ngôn ngữ thì rất khó sửa.

Bệnh ngôn ngữ có thể là bệnh truyền nhiễm nếu thiếu biện pháp khắc phục. Lời ăn tiếng nói gắn liền với hành vi, cách sống. Thanh niên giờ cần phải nhận thức đâu là hay, đâu là dở để mà chỉnh sửa.

Họ cần phải xem ngoại ngữ là một phương tiện, cánh cửa sổ để thu nhận tri thức của nhân loại nhưng không dùng từ bừa bãi và càng không được cho sự chắp ghép ngôn ngữ là cách đánh bóng, làm sang, tăng lên sự trí thức của bản thân.

 (Theo Người lao động) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,