221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1316577
"Đuổi học HS đánh nhau là rơi vào bẫy"
1
Article
null
'Đuổi học HS đánh nhau là rơi vào bẫy'
,

- Trước hiện tượng bạo lực học đường đã trở thành vấn đề nóng, báo động, đã có luồng ý kiến đề xuất "xử lý kỷ luật, thậm chí có hình phạt thích đáng để răn đe", luật sư Nguyễn Văn Tú, Giám đốc Công ty luật Fanci cho rằng, đó không phải là biện pháp được lựa chọn hàng đầu và không bao giờ là đúng đắn để giúp học sinh hình thành nhân cách.

Mô tả ảnh.
Luật sư Nguyễn Văn Tú.

- Anh thấy thế nào khi ngày càng nhiều bạo lực xảy ra trong giới học sinh, sinh viên. Mức độ không dừng ở đấm, đá, đánh, đập mà còn dùng vũ lực với ý đồ làm nhục đối phương?

Trong khoảng thời gian từ 2008 trở lại đây, hiện tượng trên trở thành vấn đề nóng, báo động không chỉ thách thức nhà trường, phụ huynh mà còn thách thức cả nhà quản lý giáo dục và xã hội.

Bởi nó diễn ra ngày một nhiều, trên diện rộng gây hậu quả nghiêm trọng, nguy hiểm và vì nhiều động cơ mục đích khác nhau.

- Theo anh, nguyên nhân sâu xa dẫn đến những hành vi bạo lực, quay clip phát tán đưa lên mạng là gì?

Với suy nghĩ cá nhân, tôi cho rằng, đây là vấn đề của giáo dục. Học sinh sinh viên chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi giáo dục trong gia đình và trong nhà trường.

Đời sống vật chất nâng lên và đặc biệt là các yếu tố về hạ tầng xã hội như công nghệ thông tin, phương tiên liên lạc cá nhân (điện thoại cầm tay có công nghệ cao), hạ tầng giao thông phát triển, các quan hệ kinh tế, dân sự, thương mại phát triển quá mạnh và đan xen dày đặc đã tác động đến các cháu mạnh mẽ.

Trong khi đó, giáo dục gia đình ngày càng bị buông lỏng bởi chính các bậc phụ huynh tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội nhiều hơn gấp bội. Còn giáo dục nhà trường, mặc dù chương trình đào tạo tuy có cải cách đang kể, nhưng so với các yếu tố trên thì quả thực không tương xứng.

Do vậy, giáo dục nhà trường và gia đình không bao phủ đáng kể việc hình thành nền nếp, nhân cách cho các cháu. Còn các yếu tố thuộc về xã hội thì không được lựa chọn, lọc bẩn đã thâm nhập vào quá trình hình thành nhân cách các cháu.

Tâm lý chưa ổn định, sinh lý và thân thể lại phát triển, kiến thức lại có quá nhiều lượng độc hại, không được sàng lọc, thẩm thấu đã dẫn đến hàng loạt hành vi không chỉ sai trái, lệch lạc mà còn vi phạm luật pháp, thậm chí là tội phạm.

Lúng túng

- Công tác trong ngành luật, anh có cho rằng, các vụ bạo lực học đường ngày càng nhiều là do biện pháp xử lý chưa đủ răn đe?

TIN LIÊN QUAN

Xử lý kỷ luật, thậm chí có hình phạt thích đáng để răn đe không phải là biện pháp được lựa chọn hàng đầu và không bao giờ là đúng đắn để giúp các cháu hình thành nhân cách đúng đắn.

Các cụ đã nói: “Gậy không làm cho đạo đức con người tốt đẹp hơn”. Có bạo lực học đường là phải xử lý. Tuy nhiên, biện pháp xử lý như thế nào cho phù hợp trước hết theo tôi phải lắng nghe ý kiến của những nhà tâm lý, nhà giáo dục.

- Cũng có đề xuất, phải đưa một vụ ra xử lý điểm để hiệu ứng lan truyền. Học sinh sẽ biết tiết chế hơn trong các mối quan hệ?

Theo tôi, có vi phạm thì phải xử lý và xử lý triệt để. Chứ không chỉ làm một vụ. Tuy nhiên, vấn đề là xử lý theo quan điểm nào là phù hợp và thông minh nhất mà thôi.

- Đi vào từng vụ việc cụ thể cũng đã có vụ - cơ quan chức vào cuộc điều tra. Nhưng hình thức xử lý cao nhất mới ở mức độ đình chỉ học tập. Anh có nghĩ nhân sự kiện "nữ sinh Cẩm Phả bị lột áo, cắt tóc" - pháp luật cần có những điều chỉnh?

Rõ ràng, chúng ta vẫn lúng túng trong việc lựa chọn hình thức và mức độ xử lý đối với các vụ việc này. Việc đình chỉ học tập đôi khi là mục đích của các cháu khi thực hiện hành vi bạo lực, đối với các cháu không muốn đi học. Và như vậy là chính nhà trường và chúng ta mắc vào bẫy mà các cháu đặt kế hoạch. Còn pháp luật có chính sách rõ ràng cho từng hành vi vi phạm, tôi không nghĩ, pháp luật bảo vệ các cháu vô căn cứ.

- Cảm ơn anh!

Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Trương Thị Mai

"Khi làm Luật Trẻ em, đề cập những điều cấm trẻ em chúng tôi cũng đã thảo luận cấm trẻ em đánh nhau. Nhưng lúc đó, rất nhiều đại biểu Quốc hội trao đổi và cho rằng, đối với Việt Nam trẻ em có xích mích, va chạm cũng là bình thường, mình có đưa ra cũng chẳng có chế tài xử lý.

Tuy nhiên, với những hành vi như vừa rồi thì tôi lại thấy nghiêm trọng, không thể suy nghĩ như khi chúng tôi làm Luật Trẻ em, bởi nó trở thành vấn đề thuộc về ý thức, hành vi, rất cần phải suy nghĩ.

Vừa rồi, một số trường hợp chúng ta xử lý rất mạnh, nhưng sự việc vẫn tái diễn, cho nên tôi cho rằng, cần một giải pháp căn cơ hơn. từng gia đình không quan tâm con mình, nhà trường sao quan tâm nổi. Hàng ngàn cháu tới một ngôi trường như thế, trong khi từng giáo viên cũng có cuộc sống của họ, họ cũng có gia đình, cũng có con. Nếu gia đình không có sự quan tâm đồng bộ thì nhà trường cũng rất khó khăn." - Theo Dân Trí

  • Kiều Oanh (Thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,