221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1267818
Cục trưởng Thông tin: "HS đánh hội đồng còn ở nhiều nơi"
1
Article
null
Cục trưởng Thông tin: 'HS đánh hội đồng còn ở nhiều nơi'
,

- "Khi biết nguyên nhân rất nhỏ nhoi, chỉ vì giẫm chân lên nhau thì tôi lại càng không tưởng tượng được. Hiện tượng này xảy ra không chỉ ở Hà Nội mà có thể xảy ra ở nhiều tỉnh thành khác...".

Ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT) cho biết như vậy trong cuộc trao đổi với VietNamNet ngay sau khi có kết quả điều tra của công an Hà Nội xác minh 10 học sinh trong clip "nữ sinh đánh bạn.

TIN LIÊN QUAN

Ông Quách Tuấn Ngọc
Ông Quách Tuấn Ngọc

- Thưa ông, Công an Hà Nội đã xác định được các đối tượng trong clip "nữ sinh đánh bạn", nhưng dư luận vẫn chưa hết bất bình với những gì nhìn thấy ở clip đó.

Ông nghĩ thế nào về hiện tượng này?

Xem clip tôi thực sự sốc vì không ngờ lại đánh nhau dã man như thế. Sốc vì chúng đánh kiểu hội đồng, mà thủ phạm đánh bạn lại là con gái. Chẳng cứ con cháu nhà mình, ai xem xong cũng thấy xót cho cháu gái bị đánh, cho dù chưa biết nguyên nhân thế nào. Khi biết nguyên nhân rất nhỏ nhoi chỉ vì giẫm chân lên nhau thì tôi lại càng không tưởng tượng được. Đây là một hiện tượng xã hội cần phải lên án trong khi Bộ GD-ĐT đang phát động phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Sau khi clip được phát tán trên mạng, dư luận rất bất bình và mong chờ cơ quan chức năng vào cuộc để xử lý. Còn với không ít HS, khi được hỏi thì các em thấy "HS đánh nhau là chuyện bình thường". Còn ông thấy thế nào?

Có thể nói, theo thông tin chung,việc clip đưa lên mạng có tính hai mặt. Mặt tích cực là đã phản ánh được hiện tượng xã hội và tố cáo được hiện tượng xấu đó. Mặt khác, khi đưa lên mạng thì tốc độ lan truyền rất nhanh và sẽ có những bình luận nhiều chiều. Khi nhà trường chưa biết chuyện gì một cách tường tận vì vụ việc này lại xảy ra ngoài đường – ngoài tầm kiểm soát của nhà trường thì phải có điều tra của cơ quan công an để có thông tin và cách xử lý chính xác.

Với clip này, Sở GD- ĐT Hà Nội đã có thái độ tích cực, có phản ứng nhanh và dứt khoát, không cục bộ, không để lâu...

Ngay sau khi xem, Sở GD -ĐT đã chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra. Về phía Bộ GD-ĐT, khi có thông tin cũng "không thể ngồi yên" nên đã có công văn gửi các Sở GD-ĐT cả nước đôn đốc, nhắc nhở. Vì hiện tượng xảy ra không chỉ ở Hà Nội mà có thể xảy ra ở nhiều tỉnh thành khác.

- Không chỉ học sinh, Trưởng phòng Công tác Học sinh Sinh viên của Sở GD-ĐT Hà Nội cũng thấy “HS đánh nhau là chuyện bình thường". Việc đưa clip lên mạng mới là việc không bình thường. Mức độ đúng – sai của nhận định này thế nào, thưa ông?

Về nguyên tắc thì cả xã hội đều thực thi dạy bảo con cháu, học sinh không được đánh nhau. Thực tế ,chuyện hai đứa học sinh đánh nhau kiểu xô xát thì thời nào chẳng có, ở đâu, ở nước nào mà chẳng có. Nhưng đánh nhau mang tính hội đồng, mà lại con gái đánh nhau chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt thì đúng là... quá kinh!

Còn chuyện đưa lên mạng, như tôi đã nói, chúng ta không nên bàn “nên hay không nên”, “cấm hay không cấm đưa lên” trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin. Tuy nhiên, hôm nay, 15/3, theo kết quả điều tra của công an, ở đây tác giả video clips chính là bạn trong nhóm đánh bạn gái đưa lên mạng với mục đích không phải là để tố cáo hành vi xấu mà là để “khoe” chiến tích của bạn bè thì càng thấy mức độ trầm trọng.

- Có thể nói, trong vài năm gần đây hiện tượng HS nữ đánh nhau đã trở thành phổ biến. Ông có thể lý giải nguyên nhân vì sao?

Nói thật, việc này để cho các nhà tâm lý học, xã hội học phân tích lý giải nguyên nhân của từng vụ việc thì tốt hơn. Và tôi và phải có số liệu thống kê, tổng hợp thì mới khái quát vấn đề lên được. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ thông tin nên những vụ việc HS nữ đánh nhau được ghi hình lại kịp thời để đưa lên mạng thì đã phổ biến thật. Trước đây, làm gì có gì mà ghi hình tiếng, làm gì có mạng mà chia sẻ và lan truyền nhanh.

- Để tạo dựng được một nhân cách "có giáo dục" là một quá trình bền bỉ. Trong khi đó, sự phát triển của công nghệ có thể nói là "như vũ bão". Có phải giáo dục đang bất lực trước việc phát triển quá nhanh của công nghệ?

Chuyện công nghệ ở đây nó là thế này, không phải là giáo dục lạc hậu so với công nghệ. Thời buổi công nghệ thông tin, mọi sự việc đều có thể dùng điện thoại di động quay được các video clip, rồi tung lên mạng với nhiều động cơ khác nhau.

Trước đây, cũng có hiện tượng học trò đánh nhau, nhưng phương tiện truyền tin không có thì ít ai biết. Công nghệ thông tin giúp đi trước về thời gian và tốc độ lan truyền. Còn hành xử, xử lý, giáo dục tiếp theo ra sao mới là câu chuyện đang phải bàn. Giáo dục luôn luôn có giá trị, vị trí của nó, không lạc hậu mà cũng không muộn.

Một vấn đề đang chờ tất cả chúng ta ở phía trước: Sau khi xác định danh tính của thủ phạm thì xử lý tiếp ra sao, mức độ xử lý để vừa có tác dụng răn đe, ngăn ngừa vừa có tác dụng giáo dục. Việc giáo dục này là trách nhiệm của cả xã hội chứ không phải là việc riêng của ngành giáo dục!

- Cảm ơn ông!

  • Kiều Oanh (Thực hiện)
  • Trường vẫn chưa có thông tin cụ thể dù Công an Quận đã xuống làm việc

    Chiều ngày 15/3, sau khi có kết luận của cơ quan công an, chúng tôi đã xuống Trường THPT Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Việc học tập của HS vẫn diễn ra bình thường.

    Đặt vấn đề về kết quả điều tra từ phía công an đối với clip nữ sinh bị đánh, đã xác nhận một số người có liên quan là HS của trường thì thầy giáo Phan Thanh Tùng, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Chúng tôi vẫn chưa nhận được kết luận của công an".

    Sau đó, cầm trên tay bản kết luận, phóng viên có ý đưa cho thầy hiệu phó xem nhưng thầy cho rằng, chưa biết kiểm chứng như thế nào với bản kết luận này.

    "Tôi chưa có thông tin cụ thể nên chưa thể trả lời được. Phải căn cứ kết quả cụ thể và sẽ xử lý theo đúng điều lệ của nhà trường", thầy Tùng nói rõ.

    Khi các phóng viên đề nghị nhà trường để được gặp những em HS có liên quan đến clip nữ sinh đánh nhau đang theo học tại trường (lớp 10A13 cũng học buổi chiều) thì thầy Tùng đã từ chối và cho rằng, sau việc này các em đang bị ảnh hưởng về mặt tâm lý nên gặp sẽ không tốt cho các em.

    Trước đó, khoảng 14h có mặt ở cổng trường, nhiều nhà báo đã đứng chờ ở đây vì lúc đó trường đang làm việc với Công an Quận (thầy Tùng cho biết sau đó - PV).

    Trong lúc chờ cuộc làm việc của nhà trường, diễn ra khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, chúng tôi đã hỏi một số HS của nhà trường thì đều nhận được câu trả lời là không biết gì về clip này hoặc các em nhanh chóng lảng đi chỗ khác.

    B.Anh

  • ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,