221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1254143
Hiệu trưởng lương cao nhất nước Mỹ bị cáo buộc biển thủ
1
Article
null
Hiệu trưởng lương cao nhất nước Mỹ bị cáo buộc biển thủ
,

Hiệu trưởng Học viện công nghệ Stevens của tiểu bang New Jersey (Mỹ) bị buộc tội tham ô và nhận hối lộ một khoản tiền rất lớn lên tới 1.8 triệu USD. Giới luật sư gọi đây là "vụ kiện của năm".

Vào những năm 90, hiệu trưởng của Trường ĐH Adelphi đã bị cáo buộc là nhận một khoản tiền thưởng vượt quá mức cho phép và buộc phải rời nhiệm sở.

Sau vụ việc này, lãnh đạo của các trường đại học American, Towson, Texas Southern và một số trường có kinh phí nghèo nàn khác cũng đều bị điều tra và dính vào các cáo buộc tương tự liên quan đến các khoản lương thưởng vượt mức, khiến các trường này lâm vào khủng hoảng tài chính trầm trọng.

Vụ việc trên lại một lần nữa tái diễn ở thời điểm hiện tại đối với trường hợp của Học viện công nghệ Stevens của tiểu bang New Jersey.

Cao hơn lương hiệu trưởng ĐH Harvard

Mô tả ảnh.
Tiến sỹ Harold J. Raveché.
Sở Tư pháp bang New Jersey đã tiến hành vụ kiện học viện này, hiệu trưởng của trường - tiến sỹ
Harold J. Raveché
, và buộc tội ông đã tham ô và nhận hối lộ một khoản tiền rất lớn lên tới 1.8 triệu USD dưới hình thức là vay nợ lãi suất thấp.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc vay vốn này là hoàn toàn bất hợp pháp, và sau này đến một nửa số tiền đó sẽ được miễn trả.

Không những vậy, các ủy viên quản trị của học viện đã tăng lương cho tiến sỹ Raveché lên gấp 3 lần trong vòng 1 thập kỷ qua. Năm ngoái mức lương mà ngài hiệu trưởng này nhận được là 1.1 triệu USD, cao hơn cả mức lương của hiệu trưởng các trường đại học danh tiếng như Harvard, M.I.T và Princeton. Đơn kiện còn chỉ ra rằng học viện Stevens đã sử dụng nhiều bộ sổ sách kế toán khác nhau nhằm bưng bít tình hình tài chính đang trở nên khủng hoảng của mình.

Tổng chưởng lý của bang New Jersey, bà Anne Milgram đã chia sẻ một số thông tin về vụ kiện này với báo chí như sau: “Chúng tôi đã phát hiện ra nhiều vần đề sai sót, lệch lạc bắt đầu xuất hiện từ mấy năm trước nữa. Đó là các sai phạm về thông tin liên quan đến công tác tác quản lý của hội đồng quản trị và cả việc lạm dụng các khoản lương thưởng một cách quá đà. Đã đến lúc học viện Stevens cần một cuộc cải tổ thực sự”.

Bà Milgram chịu trách nhiệm khởi tố vụ kiện này từ ngày 17 tháng 9. Những bị cáo có tên trong danh sách là Tiến sỹ Raveché, hiệu trưởng nhà trường, Lawrence T. Babbio Jr, chủ tịch hội đồng quản trị của học viện và những ủy viên quản trị khác của Stevens Institute.

Trong khi đó luật sư của tiến sỹ Raveché, ông Angelo Genova nói rằng ông ta sẽ không cho phép khách hàng của mình trả lời phỏng vấn.

Một phát ngôn viên của Học viện Stevens, Peter McDonough đã nêu lên những câu hỏi về mức lương của tiến sỹ Raveché, các khoản vay thế chấp và về những chi phí khác.

Tuy nhiên những luật sư của hội đồng quản trị trả lời rằng: Chúng tôi không thể bàn luận gì về những vấn đề này bởi vì đây vẫn đang là những vấn đề gây tranh cãi và nằm trong nội dung của vụ kiện”.

"Vụ kiện của năm"

Jack B. Siegel, một luật sư Chicago, người đã có kinh nghiệm theo nhiều vụ kiện về các vấn đề tương tự thế này trong khắp cả nước đã gọi vụ kiện học viện Stevens là “Vụ kiện của năm”.

Bởi lẽ, không giống như những vướng mắc của của các trường học khác chỉ liên quan đến vấn lương thưởng hoặc chi tiêu của hiệu trưởng, trường hợp kiện tụng của Học viện Stevens là một sự truy quét hàng loạt với một danh sách dài dằng dặc các nhân vật bị cáo buộc là có dính líu đến vụ việc.

Ông Siegel cho biết thêm: “ Chúng tôi đã có những chứng cứ liên quan đến việc lạm dụng các khoản lương thưởng quá mức, việc miễn các khoản vay nợ thế chấp với mức lãi suất thấp hơn thị trường, cũng như các hoạt động bất chính khác của hội đồng quản trị. Không những vậy, chúng tôi còn đang giữ hai bộ sổ sách kế toán mà học viện đã làm ra nhằm che giấu những uẩn khúc trong các vấn đề chi tiêu tài chính. Toàn bộ quá trình của các hoạt động này đều lộ rõ sự suy đồi và bại hoại không thể chấp nhân được. Bạn sẽ hiếm khi gặp trường hợp nào điển hình và cực đoan như vụ này”.

 Internal Revenue Service, viết tắt là IRS, một cơ quan của chính phủ Mỹ phụ trách về các vấn đề thuế cũng đã vào cuộc và tiếp tục điều tra về vụ việc này. Họ cho biết rằng năm ngoái, học viện Stevens đã trả 750 000 USD tiền phạt cho IRS. Tuy nhiên Stevens đã không trả các khoản thuế cho một số công ty con hoạt động về công nghệ trực thuộc học viện này.

"Nhà lãnh đạo có tư tưởng hão huyền"

Steve Cuff, một cựu học sinh của học viện, giám đốc công ty công nghệ California và cũng là người đã làm việc trong hội đồng quản trị của học viện 10 năm nói rằng Tiến sỹ Raveché đã tập hợp được một loạt nhân viên trung thành.

“Tất cả họ đều chịu ơn ông ấy và không hề có sự kiểm tra giám sát nào đối với những khoản chi của ông. Ông ta đi du lịch khắp thế giới mà chẳng cần giữ một tờ biên lai nào. Ông ấy đến bờ biển phía Tây, có những chiếc limousines đón ông ta, ở tại khách sạn 5 sao, và tất cả những điều này đều đội lốt dưới chiêu bài đi gây quỹ. Phải nói rằng, những kiểu ăn tiêu đó thực sự là rất xa hoa và tốn kém”.

Mô tả ảnh.
Ngôi nhà mà học viện cấp cho hiệu trưởng.

Maureen Weatherall, một phó hiệu trưởng của học viện Stevens cũng nói rằng Tiến sỹ Raveché là một nhà lãnh đạo có tư tưởng hão huyền.

Từ khi lên nhậm chức hiệu trưởng năm 1988, ông ta chỉ gây dựng được một số lượng sinh viên ít ỏi là gần 6000 sinh viên, trong đó có 2,240 sinh viên đang theo học và 3700 sinh viên đã tốt nghiệp. Số vốn của nhà trường cũng tăng từ 57 triệu USD năm 1988 lên đến 155 triệu USD năm vừa qua.

Trong khi đó, theo như báo cáo điều tra trong đơn kiện của sở tư pháp thì số vốn của học viện năm 2000 là 157.5 triệu USD. Tuy nhiên, vì học viện đã liên tục “vay mượn” khoản này từ đó đến nay nên giờ nó chỉ còn chưa đầy 115 triệu USD.

Hiệu trưởng lương cao nhất nước

Những rối loạn của học viện Stevens bắt đầu xuất hiện từ năm 2004 khi một nhân viên của trường này bị giáng chức do tình trạng thâm hụt ngân sách và các khoản nợ chồng chất tăng nhanh ở mức báo động.

Hội đồng các khoa mà dẫn đầu là giáo sư Donald N. Merino, đã bắt đầu nghiên cứu, xem xét lại các khoản thuế và các biên lai giấy tờ tài chính công khai. Hội đồng kiểm tra này đã rút ra kết luận rằng chính các khoản lương hành chính, đặc biệt là các khoản lương của ban lãnh đạo đã vượt mức cho phép khiến cho tình hình tài chính của Stevens bị rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

Và cũng chính từ những báo cáo của hội đồng kiểm tra này mà cơ quan tư pháp của bang bắt đầu điều tra, tìm hiểu vụ việc.

Giáo sư, tiến sỹ Merino cho biết: Rõ ràng là tôi là người đầu tiên khởi xướng ra vụ điều tra tham nhũng này. Và điều đó chẳng hề dễ dàng chút nào. Chúng đang khiến cuộc sống của tôi trở nên rắc rối và khổ sở”.

Bản báo cáo mà hội đồng bang này cung cấp năm 2004 còn nêu ra rằng học viện Stevens đã cấp cho tiến sỹ Raveche một ngôi nhà lộng lẫy với khung cảnh tuyệt đẹp trị giá hàng triệu đô. Tuy nhiên, về hình thức là học viện cho ông ta vay 3 khoản nợ thế chấp với tổng giá trị lên đến 1,8 triệu USD để mua hai ngôi nhà, một ngôi nhà ở thung lũng núi tuyết và một ngôi nhà gần bờ biển Jersey. Bản khiếu kiện cho biết những khoản vay mượn này là “bất chính”.

Vào năm 2005, khi trao đổi với tờ báo The Chronicle of Higher Education, tiến sỹ Raceché đã hợp lý hóa các khoản nợ này bằng việc đưa ra lí do rằng ông thường xuyên sử dụng hai ngôi nhà này vào các sự kiện gây quỹ cho học viện!.

Tại giai đoạn đó, The Chronicle cũng đã xếp Tiến sỹ Raveché vào danh sách những hiệu trưởng được trả lương cao nhất nước.

Cũng trong năm 2005, một người trong ủy viên quản trị của học viện Stevens, ông Arthur E đã yêu cầu những lời giải thích đầy đủ công khai về các khoản tài chính của học viện tại cuộc họp hội đồng quản trị.

Tuy nhiên khi ý kiến này   được nêu ra thì không mấy ai ủng hộ. Bức xúc vì điều này, ngay lúc đó ông Arthur đã đứng lên và xin từ chức. Sau sự ra đi của Arthur, cũng có một vài người nữa rời bỏ hội đồng quản trị vì những lí do không minh bạch về tài chính của học viện này.

"Một sự vi phạm trắng trợn"

Trong số những người này có giáo sự danh dự Richard S. Muller. Sau khi rời bỏ Stevens, ông đã gửi mail cho các ủy viên quản trị của học viện và thông báo rằng hiệu trưởng của một trường đại học tại Berkeley chỉ nhận được lương cùng thời điểm đó (2005) là 400 000 USD, chỉ bẳng 1/3 so với lương của tiến sỹ Rave ché. Trong khi vị hiệu trưởng đó lãnh đạo một trường học có quy mô lên đến 35 000 sinh viên, có 7 giải Nobel và gấn 200 thành viên của học viện quốc gia.

Ông gọi lương của Tiến sỹ Raveché tại học viện Stevens là một sự “vi phạm trắng trợn”.

Bức thư còn nêu rõ nguyên nhân rằng: “Thứ nhất ngài hiệu trưởng của học viện Stevens không xứng đáng nhận một mức lương to lớn như vậy so với những gì ông ta đã làm được. Thứ hai mức lương này đã vượt ra quá mức có thể chấp nhận được so với mức lương chuẩn trong mặt bằng chung. Thứ 3 nó làm cho các sinh viên tức giận bất bình, làm xói mòn sự tin tưởng vào học viện. Và thứ 4 là học viện Stevens đã gần như đã phá sản và không trang trải được các chi phí tài chính khác”.

Đơn kiện còn nêu rõ rằng, vào năm 2005, vấn đề về khoản lương quá cao của hiệu trưởng đã nhiều lần được một số cá nhân nêu ra. Tuy nhiên nhưng thông tin này đều nhanh chóng bị hội đồng bưng bít, lấp liếm.

Hơn thế nữa, đơn kiện còn nêu ra rằng để hợp lý hóa các khoản lương của mình, tiến sỹ Raveché đã luôn so sánh mức lương của ông ta với mức lương của những hiệu trưởng tại các trường đại học hàng đầu cả nước, trong đó có cả trường Johns Hopkins, một ngôi trường mà theo báo cáo có ngân sách lớn hơn 50 lần so với học viện Stevens.

Hiện tại hội đồng quản trị của học viện vẫn đang từ chối các lời yêu cầu kiểm tra hạch toán về tài chính. Vào hồi tháng 9, bà Milgram đã gặp toàn bộ hội đồng quản trị tại học viện và thông báo rõ ràng về những lời cáo buộc của bà. Đồng thời bà cũng đưa ra thỏa thuận nhằm dàn xếp, hòa giải vụ việc là nếu ông hiệu trường Raveché và chủ tịch hội đồng quản trị, ông Babbio chấp nhận bị xuống chức thì bà sẽ không làm rùm beng vụ việc để tránh cho học viện rơi vào cơn khủng hoảng trầm trọng hơn.

Tuy nhiên hội đồng quản trị đã từ chối lời đề nghị đó và tìm đến sự hỗ trợ của tòa án, nhằm thuyết phục luật sư Judge Thomas P. Olivieri của Tòa án tối cao New Jersey bưng bít đơn kiện của bà Milgram để tránh “hậu quả thê thảm” mà vụ việc có thế gây ra. Tuy nhiên, những nỗ lực này của họ đã không thành công. Hiện tại, học viện Stevens vẫn chưa có phản hồi chính thức công khai gì về những lời cáo buộc này. 

  • Sinh Phạm (Theo New York Times) 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,