221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1219058
41% sinh viên không thích sống cao thượng?
0
Article
null
41% sinh viên không thích sống cao thượng?
,

 - Nghiên cứu tiến hành trên 874 sinh viên từ các trường ĐH tại TP.HCM cho thấy:  41% SV đồng ý không nhất thiết phải sống cao thượng vì đôi khi cao thượng lại là mù quáng. Kết quả này chỉ có giá trị ở phạm vi nghiên cứu hay mang tính đại diện rộng hơn? VietNamNet trao đổi với tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn (ĐH Sư phạm TP.HCM), tác giả cuộc khảo sát

* Theo khảo sát, có 41% không thích sống cao thượng, vậy Tiến sĩ có thể cho biết con số trên có đại diện cho sinh viên cả nước hay không?

Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn (ĐH Sư phạm TP.HCM)

- Những biểu hiện như chưa chọn lối sống cao thượng (41%) là thiếu hy sinh vì cộng đồng, còn thói quen nói xấu người khác không thể phủ nhận rằng sinh viên chưa được giáo dục một cách hiệu quả về những giá trị sống và kỹ năng sống.

Không thể bỏ qua thực tế xã hội làm sinh viên ít nhiều bị lung lay trước sức ép của lối sống vật chất và vị kỷ... Nói ảnh hưởng lớn là dù không phải tất cả sinh viên đều bị tác động thụ động...

Con số trên được chọn phân tầng trên địa bàn TP.HCM với nhiều trường, nhiều ngành khách nhau nên cho thấy, nó có độ tin cậy và khái quát nhất định, dù chưa phải là đại diện cho sinh viên cả nước.

* Theo ông, sống cao thượng sẽ bị thiệt thòi như thế nào?

- Sống cao thượng sao lại có thể đặt với khái niệm thiệt thòi? Nếu con người sống cao thượng thì cái được rất nhiều, đó là tình thương trách nhiệm, lòng nhân ái, tình cảm đích thực mà con người dành cho nhau.

Sẽ rất khập khiễng nếu đặt vấn đề sống cao thượng mà thiệt thòi nằm song song cùng nhau. Nếu đã không cùng tiêu chí so sánh thì sao có thể nói một cách rõ ràng về vấn đề thiệt thòi hay không? 

 
 

Cao thượng tt. Cao cả, vượt hẳn lên những cái tầm thường, nhỏ nhen về phẩm chất, tinh thần.

 

 

(Theo Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên - Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, 2005)

* Nhưng theo kết quả khảo sát của ông thì có tỷ lệ không nhỏ sinh viên cho rằng đó là thực tế. Vậy nguyên nhân của quan niệm đó do đâu mà có?
 

- Theo tôi, giáo dục gia đình có phần buông lỏng việc giáo dục con cái theo hướng nhân văn – nhân ái. Những chương trình giáo dục cộng đồng và tôn vinh những nét đẹp văn hóa cũng chưa được quan tâm nhiều.

Những tác động tiêu cực từ phía xã hội và những thực tế của xã hội phần nào ảnh hưởng đến tâm lý giới trẻ… Lẽ đương nhiên ngay trong nghiên cứu này, sinh viên cũng khẳng định rằng suy nghĩ của bản thân là yếu tố quyết định.

* Theo Tiến sĩ, sự cao thượng mâu thuẫn với tính thực tế như thế nào?

- Sự cao thượng và tính thực tế không có gì là mâu thuẫn nếu như hiểu đúng về tính thực tế của cuộc sống. Thực tế cũng do chính con người tạo ra mà thôi.

Việc quan tâm đến tính thực tế là điều cần nhưng nên có thái độ lạc quan để hướng đến những giá trị cân đối. Cuộc sống xã hội chỉ thực sự tốt hơn khi mỗi người chúng ta dung hòa những nhu cầu, hướng đến sự cân bằng của những giá trị.

Nếu cứ quan tâm đến những mục đích hay phương tiện như đồng tiền, vật chất và những cái ăn – mặc - ở... đơn thuần thì rõ ràng giá trị đích thực chưa được tôn vinh... Sống cần hướng đến những giá trị làm người mới tạo cho chúng ta một cuộc sống viên mãn và hạnh phúc đúng nghĩa nhất. 

36% SV đồng tình rằng làm việc theo lương tâm sẽ bị thua thiệt và 28% số người được hỏi có tư tưởng trả thù, báo oán.

32% sinh viên chấp nhận hành vi vô ơn, không xem đó là chuyện phi đạo đức.

* Thưa tiến sĩ, đề tài nghiên cứu của ông Hội đồng khoa học đánh giá ra sao?

-Nhiều phản biện cho rằng chính việc nghiên cứu trên sinh viên là điều hết sức phù hợp vì đó chính là những người thực sự là chủ của tương lai.

Những người hôm nay nhìn về giá trị đạo đức – nhân văn như thế nào thì vài năm nữa lối sống, cách hành xử của họ sẽ quy chiếu theo những giá trị đó.... Có lẽ nhận được sự đánh giá tốt của Hội đồng làm cho những người thực hiện đề tài cảm thấy trách nhiệm còn phía trước thật nhiều...

Chúng tôi dự định tiếp tục nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống những chỉ số trong quan niệm của vị thành niên – thanh niên Việt Nam về tình yêu và hạnh phúc gia đình cũng như những vấn đề có liên quan trong đời sống gia đình.

Ngoài ra, còn một đề tài nghiên cứu chuyên biệt về kỹ năng sống của sinh viên tại TP.HCM do tôi làm chủ nhiệm cùng các cộng sự bộ môn Tâm lý học – ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ được thực hiện nhằm gia tăng hiệu quả rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên hiện nay, góp phần giúp sinh viên vào đời và làm nghề hiệu quả hơn.

* Cảm ơn ông.  

Cố tình “né” lối sống cao thượng!? 

Lê  Thị Thanh Huyền - sinh viên Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM: Thực sự, từ cao thượng mang hàm nghĩa rộng, rất khó mà có thể phân biệt được khi nào mình đã sống cao thượng hay chưa.

Tùy thuộc vào hoàn cảnh mà sống theo đúng con người của mình. Mà trong cuộc sống hiện nay thì tìm thấy một con người cao thượng chắc phải “đỏ con mắt”. 

Hà Huyên - nhân viên văn phòng (quận Bình Thạnh): Tôi hành động theo lương tâm của mình, những gì nên làm thì tôi làm.

Còn về bạn bè tôi thì thường sống ích kỉ cho riêng mình, ít khi nghĩ đến người khác. Từ cao thượng theo tôi hiện nay đã dần bị mất trong xã hội và nhiều người cố tình né tránh nó. 

Bác Nguyễn Tuấn - cựu chiến binh (quận Thủ Đức): Đối với giới trẻ, khó có thể tìm được một người sống cao thượng. Chính xã hội hiện tại phần nào đã đẩy con người ta sống thực dụng hơn rất nhiều. Ngày xưa người ta chia sẻ cho nhau từng nắm cơm, củ khoai, còn bây giờ mạnh ai nấy sống nên khó có lòng cao thượng.”

  •  Vũ  Hội

 

* * * * * * * * * *

Ý kiến bạn đọc:

Ho ten: Dương Viết Huy
Dia chi: Hà Nội
Tieu de: Nên xét tính cách này trong từng trường hợp cụ thể


Cao thượng là cái đích đến của nhiều người nhưng cũng không ít người phải xa rời cái đích đó ngay cả khi họ đã đạt đến cái đích đó. Nhiều người cho rằng cao thượng là bản chất của con người đó nhưng tôi không nghĩ vậy. Giữa bộn bề cuộc sống này, cao thượng thường chịu thua thiệt và không ai có thể
chịu đựng được thua thiệt mãi. Tuy nhiên, hiện nay người cao thượng không phải khó tìm với lại phải đặt tính cách này trong từng trường hợp cụ thể thì mới đánh giá được vì con người ngoài cao thượng có nhiều tính cách đáng quý khác.
 
Ho ten: Vân An
Dia chi: Học viện Tài chính - Hà Nội

Tôi quan tâm đến gia đình, bạn bè, những người xung quanh. Và cũng nhận lại được sự quan tâm, yêu thương... Cũng vậy thôi, muốn nhận được "sự cao thượng" từ những người xung quanh, thì hãy cho đi trước. Đấy là quan điểm và cách sống của riêng tôi, và giờ tôi luôn có bạn bè bên cạnh, là chỗ dựa tinh thần không thể thiếu...

 

Ho ten: Mai Linh
Dia chi: Hà Nội

 

Mỗi vùng miền có những thói quen và tập quán sống khác nhau, không thể đánh đồng tất cả. Sống cao thượng tuỳ lúc, không thể trong mọi tình huống. Nhiều khi sống cao thượng lại làm hại không chỉ mình mà còn người xung quanh.

 

Ho ten: Vũ Như Cẩn
Dia chi: 123 Quán Sứ, Hà Nội

Chiếu theo định nghĩa từ "Cao thượng" trong từ điển tiếng Việt trên thì chính đề tài của tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cũng không phải là cao thượng, vì đây chỉ đơn giản là việc lấy số liệu thống kê rất tầm thường mà các báo điện tử có thể làm rất dễ dàng, lại áp dụng được trên mọi đối tượng xã hội. Vì thế, kết quả khảo sát cho thấy sinh viên không thích sống cao thượng không có gì đáng ngạc nhiên cả.

 

Ho ten: Nguyễn Quang Thạch
Dia chi: Hà Nội

Tôi xin chia sẻ với các bạn một chuyện có thật. Năm 1996, tôi là sinh viên năm thứ 2 của một trường sư phạm. Một lần, tôi đã giúp đỡ cho một người bị tâm thần đang nằm bên đường do đói quá. Sau khi hỏi quê quán của chị ấy, tôi đã quay lại trường đại học nơi tôi học để tìm người cùng quê của chị ấy để nhắn người nhà đến đón chị ấy về. Tôi đến tất cả các phòng ký túc xá và từng lớp học của giảng đường, sau hơn một tuần chỉ có 2 người ủng hộ tôi.

 

Qua đây cho thấy, chỉ số vô cảm trong sinh viên chúng ta khá lớn. Tôi chắc một điều rằng, không có sự cao thượng nào hình thành trong những trái tim vô cảm.

 

Tôi đã làm việc cho cả 2 khu vực, chính phủ và phi chính phủ, con số cán bộ vô trách nhiệm và vô cảm với cộng đồng đều giống nhau, họ cũng đã trải qua thời sinh viên cả. Sự vô cảm và vô trách nhiệm của họ là hệ quả của nền giáo dục thiếu các hoạt động hướng cộng đồng và lý tưởng xã hội thực tiễn. 

 

Ho ten: Lê Thành Nhân
Dia chi: Quận Tân Bình, TP.HCM

Tôi hiện học bộ môn Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Tôi thấy đề tài này rất hay nhưng bao nhiêu đó chưa đủ số lượng mẫu cũng như bao quát hết để kết luận mẫu nghiên cứu là có tính đại diện cho sinh viên Việt Nam. Đây là một đề tài phức tạp và nhất thiết phải được tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng trên phạm vi cả nước. Việc lấy mẫu như thế nào cũng phải công khai rộng rãi để các nhà khoa học phản biện, đóng góp ý kiến, test đánh giá cũng phải công khai để xem xét tính phù hợp và tương quan giữa các biến (cả định tính và định lượng).

Việc đó rất cần thiết phải làm ngay vì đây là vấn đề rất bức thiết. Mọi người đang cảm nhận rõ ràng sự thay đổi của lối sống, văn hoá , hành vi ứng xử...của cả xã hội (chứ không riêng gì giới trẻ). Việc có một cuộc nghiên cứu tầm quốc gia về văn hoá Việt cần nhanh chóng tiến hành. Qua đó, sẽ giúp chúng ta định hướng cho việc giáo dục lại toàn diện để định hình cơ bản nên nền tảng văn hoá Việt cho đất nước trong thế kỉ 21 này. 

Ho ten: Vũ Việt Dũng
Dia chi: 36, Quang Trung, Thái Bình

Tôi chưa hoàn toàn nhất trí vì đây mới là khảo sát ở trường ĐH ở miền Nam, chưa thể phản ánh được hết quan niệm của sinh viên cả nước. 

Ho ten: Bùi Thị Kim Sương

Dia chi: Quảng nam

Tieu de: Cao thượng khó sống trong xã hội hiện nay

 

Kết quả cho thấy rất sát với suy nghĩ thực của nhiều sinh viên. Qua những lần nói chuyện cùng bạn bè, tôi nhận thấy bạn bè tôi hầu hết đều nghĩ sống cao thượng sẽ bị thiệt thòi. Cuộc sống bây giờ quá thực dụng, nhiều tiêu cực của xã hội đã làm thay đổi lối suy nghĩ của đại bộ phận giới trẻ. Khi mới bước ra ngưỡng cửa đại học, sinh viên nào cũng cólắm hoài bão, nhìn đời lạc quan, nhưng khi va chạm thực tế, lại thấy không muốn là chính mình, sống thực với suy nghĩ và toan tính để tồn tại, do đó sẽ không nghĩ mình cần cao thượng.

 

Ho ten: Đỗ Thị Ngọc Lan

Dia chi: Hà Nội

 

Tôi cũng thường sống thiên về tình cảm, nên làm điều gì cũng luôn nghĩ về người khác trước. Đôi khi cũng thấy mệt mỏi, song sẽ cố gắng, không để đánh mất chính bản thân mình.

 

Ho ten: Tô Hoài Nam

Dia chi: Nha Trang

Tieu de: Không cao thượng nổi

 

Cao thượng là lối sống đẹp, nhưng nó buộc phải đối chọi trực tiếp với thấp hèn. Có lời thoại trong một bộ phim VN: "Nó sắc, tao cùn, xem đứa nào mẻ trước?"! Cái cao thượng ngày nay đối diện với nguy cơ bị cái thấp hèn công khai dè bỉu, đe doạ, trấn áp. Người cao thượng bị trì níu xuống gần với kẻ thấp hèn vì những xảo ngôn, nguỵ ngữ. Muốnsống cao thượng cũng phải nhìn những mối quan hệ thân cận (buồn thay lại không ít lộ ra sự thấp hèn).

 

Không cao thượng nổi! Trừ phi có những thay đổi lớn trong xã hội, buộc đen phải lộ nguyên hình, trắng được thừa nhận & tôn vinh.

 

Ho ten: Nguyễn Đạt

Dia chi: TP. Lào Cai

Tieu de: Nhất trí với quan điểm kết quả điều tra đại diện cho SV cả nước

 

Tôi nhất trí với quan điểm là kết quả nghiên cứu có thể đại diện cho sinh viên cả nước bởi ở Việt Nam ta có 2 trung tâm tập trung sinh viên lớn là Hà Nội và TP.HCM.

 

TS Huỳnh Văn Sơn nói: Sẽ rất khập khiễng nếu đặt vấn đề sống cao thượng mà thiệt thòi nằm song song cùng nhau. Nếu đã không cùng tiêu chí so sánh thì sao có thể nói một cách rõ ràng về vấn đề thiệt thòi hay không? là chưa đúng vì theo như điều tra thiệt thòi là hệ quả của việc sống cao thượng chứ không phải một tiêu chí để so sánh với sống cao thượng.

 

Vấn đề không nằm ở việc giáo dục gia đình hay giáo dục trường lớp mà chính thực tế cuộc sống tác động mang tính quyết định đến kết quả điều tra trên. Các chuẩn mực và giá trị cuộc sống hiện nay ở VN đang thay đổi và sẽ thay đổi điều đó là tất yếu. Có điều các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách cần hướng sự thay đổi đó theo chiều tích cực, có lợi cho cộng đồng, cho dân tộc và cho sự phát triển của đất nước. Ấy là tinh thần đoàn kết, biết chịu trách nhiệm, biết phấn đấu cho mình, cho cộng đồng, sẵn sàng bảo vệ lẽ phải, trân trọng lịch sử, lắng nghe cái mới... thay vì tính ích kỷ, tiểu mọn, bè phái, ba phải, lẩn tránh trách nhiệm, nịnh bợ, gian dối...

 

Sự hưng thịnh, tồn vong của đất nước không phải phụ thuộc vào thế hệ trẻ sau này mà phụ thuộc vào tất cả chúng ta ngay lúc này, tại thời điểm này!

 

Ho ten: Đặng Trần Hùng

Dia chi: Láng Hạ, Hà Nội

Tieu de: Lối sống cao thượng

 

Trong cuộc sống, trong công việc giới trẻ nên có lối sống cao thượng. Nó đem lại cho chúng ta những giá trị mà lối sống ích kỷ, vô ơn không thể nào cảm nhận được. Nó đem lại thành công trong công việc, hạnh phúc trong cuộc sống.

 

Ho ten: Nguyễn Văn Đại

Dia chi: Hung Yen

Tieu de: Ý kiến của tôi

 

Tôi cho rằng sống cao thượng thì được nhiều hơn là mất. Nhưng tại sao khó tìm thấy người cao thượng đến vậy? Tôi cho rằng, cái được thì không thể có ngay kết quả trong thời gian ngắn. Thậm chí, thường thì cái được không thể nhìn thấy bằng mắt thường được. Mà cái mất dường như thấy ngay. Cũng không thể than phiền rằng, người xưa cho nhau từng củ khoai, manh áo, mà nay thì không. Tôi khó diễn tả hết cái ý này. Tuy vậy thực tế, hàng ngày tôi luôn phải tiếp xúc với những người không cao thượng. Tôi bằng lòng và xem là bình thường. Vì thực tế, nếu tôi làm khác đi thì chính tôi mới không bình thường. Bạn, những người đọc ý kiến của tôi nghĩ mà xem, hỏi lại chính bản thân mình đã cao thượng chưa? Tôi, biết chấp nhận, thích nghi, nhưng không thể vì trào lưu mà không phải là chính mình.

 

Ho ten: Hoàng Hữu Tuấn

Dia chi: Thanh Xuân - Hà Nội

Tieu de: sống phải thực tế, không được ảo tưởng.

 

"Sống cao thượng" bao hàm ý nghĩa thật là rộng. Tất nhiên để hiểu được một đối tượng nào đó, chúng ta phải đặt chúng vào một hoàn cảnh cụ thể. Theo quan điểm của cá nhân tôi, cái gì cũng có nguồn gốc của nó. Tất nhiên đồng ý rằng "sống cao thượng" là đúng. Nhưng làm cái gì cũng phải có trước, có sau: không có kẻ ăn xin nào đi làm từ thiện cả. Muốn giúp người thì trước tiên phải giúp mình trước đã. Muốn sống cao thượng, trước tiên phải có nền tảng tài chính.

 

Ho ten: Hà Trung

Dia chi: UK

Tieu de: Sống cao thượng???

 

Không nên trách sinh viên cũng như lấy lý do là do gia đình cũng như không có các chương trình giáo dục cộng đồng... Hãy xem người lớn đã làm gì và đang làm gì cao thượng để sinh viên cũng như tầng lớp các em nhỏ hơn noi theo? Nếu người lớn làm cho các em thấy họ là người cao thượng thì ngay từ bé trẻ em đã có thể hình thành được một phần tính cách này rồi. Xã hội phát triển từng ngày, cũng không nên đem chuyện ngày xưa ra để kể như chia nhau củ khoai củ sắn mà phải đi vào thực tế hiện tại.

 

Ho ten: maccopolo

Dia chi: quận 6 

Tieu de: Cao thượng giảm là do xã hội hiện nay chấp nhận điều này

 

Ai cũng muốn rằng mình sẽ sống cao thượng. Nhưng cuộc sống thì không phải lúc nào cũng cho phép con người ta sống cao thượng. Một người sống cao thượng là một người có đức hi sinh, nhưng hiện nay người thương thầy mến bạn ít dần, còn lừa thầy phảnbạn thì lại tăng lên. Cho nên, nói cách nào đó hi sinh là tự sát, hậu quả nó để lại là sự bất mãn, và sống thiếu lòng tin. Vấn đề càng ngày càng nặng hơn khi xã hội lại công nhận điều này.

 

Ho ten: Phạm Thị Kim Phượng

Dia chi: trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội

Tieu de: Ý kiến về lối sống cao thượng của giới trẻ hiện nay

 

Dường như xã hội ngày càng thờ ơ với nhau nhiều hơn, đặc biệt là ở các vùng đô thị, thành phố. Thực ra có rất nhiều người muốn sống cao thượng, có ý chí nhưng trong xã hội mà mình sống cao thượng thì có người lại cho rằng đó là khác người, là không bình thường thì nhiều người cũng nản. Tôi thấy rằng bây giờ sống ai cũng phải dè chừng nhau nên chưa hiểu được nhau. Từ đó dễ dẫn đến thái độ thờ ơ. Tôi nghe thấy các cụ kể chuyệnngày xưa mà thấy nó khác quá trời! Riêng tôi, mình cố gắng sống không hổ thẹn với lòng mình, học tốt 5 điều Bác Hồ dạy là được.^^

 

Ho ten: Nguyễn Hiền

Dia chi: 7 bis tăng bạt hổ, q5

Tieu de: cách thực hiện mới là quan trọng

 

Hãy cho mọi người thấy các mẫu biểu lấy câu hỏi, nội dung của câu hỏi, cách thức tiến hành... Sẽ có rất nhiều điều được phơi bày để mọi người rộng đường đánh giá. Cám ơn.

 

Ho ten: Nguyễn Văn Luyện

Dia chi: Thái Bình

Tieu de: Bàn về cách sống cao thượng

 

Tôi cho rằng Tiến sĩ Sơn tiến hành nghiên cứu đề tài này là rất hay nhưng tôi có một vài suy nghĩ như thế này. Tôi tạm phân xã hội hiện tại của chúng ta gồm có: Công nhân, Nông dân, Trí thức, người làm thương mại dịch vụ... Bối cảnh kinh tế chung của xã hội chúng ta hiện nay là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường và chúng ta đã và đang nói rất nhiều về mặt trái cơ chế thị trường tác động đến cuộc sống.

 

- Công nhân của chúng ta hiện nay đông nhưng công việc và thu nhập của họ chưa phải là đã ổn định, trừ một số ngành đặc thù, còn lại người công nhân chỉ nuôi sống được mình và phụ giúp gia đình được phần nào. Do đó cạnh tranh để có chỗ đứng và thu nhập ổn định là điều không thể tránh khỏi, vậy có thể sống cao thượng được không, lấy gì làm điều kiện để sống cao thượng?

 

- Người nông dân nước ta hiện nay đang rất cực khổ, nếu một gia đình làm nông nghiệp thuần tuý thì bất cứ lúc nào họ cũng ở dưới mức chuẩn nghèo. Dó phải chịu vất vả để bố trí cơ cấu gia đình là một phần ở nhà làm nông nghiệp, một phần đi bán sức lao động để kiếm thêm thu nhập. Vậy điều kiện nào để sống cao thượng?

 

- Tầng lớp trí thức cũng vậy, bất cứ một ai khi đi công tác cũng đều có nhu cầu tiến bộ, nhưng thời đại ngày nay nếu chỉ chứng minh bằng năng lực có lẽ chưa đủ. Mặt khác chắc chắn Tiến sĩ và mọi người cũng biết thực tế của việc đi xin việc, phấn đấu để được cất nhắc hiện nay như thế nào? Vậy có còn người dám sống cao thượng nữa không?

 

Tôi xin nêu một vài suy nghĩ như vậy. Tất nhiên cái nhìn của tôi là phiến diện, nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta hãy thoát li sách vở mà đi vào thực tiễn cuộc sống hiện nay thì sẽ thấy được rằng cách sống cao thượng ai cũng cho là tốt nhưng dám sống cao thượng thì chỉ có ít người, và cũng phải nên kiểm chứng lại cuộc sống của người đó ra sao mới chứng minh được hành động cao thượng đó xuất phát từ đâu?

 

Xin cám ơn và mong thông cảm.

 

Ho ten: Trần Văn

Dia chi: Hà Nội

Tieu de: Sinh viên sống thực dụng!

 

Sinh viên ta ngoài việc học còn phải đi làm thêm rất nhiều, cũng chính từ cuộc sống làm thêm đã tạo điều kiện SV tiếp xúc cọ sát xã hội rất nhiều. Không ít sinh viên đã vấp ngã trong cuộc học tập mưu sinh ấy, dần dần rồi xã hội dạy cho họ bài học về làm sao để tồn tại. Cứ như thế, những mộng mơ của thời sinh viên cứ phai nhạt dần để nhường chỗ cho những suy nghĩ về cuộc đấu tranh sinh tồn. Tuổi trẻ năng động nhưng còn non nớt, không ít bạn đã sớm bị cuộc sống quật ngã, rồi bi quan bất mãn cuộc sống... Chúng ta hãy nhìn thực tế 1 chút hơn về cuộc sống, không bao giờ có màu hồng đỏ chói như trong sách vở đâu, hãy nhìn sâu xa 1 chút để xem vì đâu mà sinh viên lại có suy nghĩ như thế.

 

Ho ten: Lê viết phú

Dia chi: vinh -Nghệ An

Tieu de: Khó nhưng không phải không có !

 

Một xã hội năng động như bây giờ thì những từ đó dường như không đủ sức để có chỗ đứng trong suy nghĩ của mỗi người... Tuy nhiên không phải là tất cả, tôi tin những con người có đạo đức, luôn muốn mọi thứ tốt đẹp có cái nhìn lạc quan, có tấm lòng vị tha thì cũng sẽ có tấm lòng cao thượng ở một mức độ phù hợp!

 

Ho ten: Đỗ Nguyên Hoà

Dia chi: Biên Hoà_Đồng Nai

Tieu de: 41% sinh viên không thích sống cao thượng?

 

Ai trên đời sinh ra và trưởng thành mà lại không nghĩ là phải sống cao thượng nhưng chúng ta hãy nhìn thẳng vào thực tế. Hiện nay liệu những người lớn tuổi, có học vấn, có chức quyền đã sống cao thượng chưa? Từ mẫu giáo ta đã dạy cho các cháu phải sống tốt rồi nhưng người lớn chúng ta đã làm gì để chứng minh là người sống cao thượng sẽ thành đạt và giàu sang? Chúng ta hiện đang có tất cả nhưng chỉ thiếu nền tảng đạo đức xã hội. Từ chuyện phong bì đến biết bao nhiêu cái tiêu cực khác cứ nhan nhản tồn tại để rồi hình như bây giờ nó trở thành "bình thường". Như một ai đã nói khi mà cái tà lấn át cái chính và được xã hội xem là bình thường thì làm sao chúng ta có thể...

 

Ho ten: Tran Dac Viet

Dia chi: P6 Ha Huy Tap, TP. Ha Tinh

Tieu de: Cao thuong co con khong

 

Mọi ý thức luôn thay đổi theo tồn tại xã hội. Đó là quy luật của triết học. Người ta ít khi có thể sống cao thượng nếu họ đang là người chịu đựng tổn thương và áp lực.

 

Ho ten: Vuong Hoai Nam

Dia chi: 72 Lach Tray Hai Phong

Tieu de: NHU VAY LA CON IT

 

Tôi nghĩ như vậy là còn ít. Tôi cũng đã có những hành động cao thượng nhưng lại được đáp trả bằng những hành động làm tôi tổn thương, không phải 1 hoặc 2 lần mà là 3 lần, như vậy khiến tôi phải suy nghĩ lại cách sống của mình.

 

Ý kiến của bạn về kết quả nghiên cứu này?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,