221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1167704
Nhà xe Học viện Ngân hàng "lách luật", "hành" sinh viên?
1
Article
null
Nhà xe Học viện Ngân hàng 'lách luật', 'hành' sinh viên?
,

 - Bản cam kết ghi rõ giá gửi xe do chủ nhà xe soạn, được nhà trường thông qua. Đoàn, Hội cũng phổ biến đến từng lớp để SV biết. Mọi thứ tưởng đã “hai năm rõ mười”, nhưng thực tế, nhà xe của trường vẫn có cách "bắt bẻ" sinh viên (SV).

"Có nói là không gửi mũ đâu"

SV Học viện Ngân Hàng vẫn phải trả vé cao hơn so với quy định

Ngày 24/2, PV VietNamNet gửi xe vào bãi xe nhà B của Học viện lúc 11h. Đến 12h30 ra lấy xe, nhân viên nhà xe thu 2.000 đồng. PV thắc mắc: 

- Bảng giá chỉ ghi có một nghìn đồng mỗi lượt.

- Gửi lúc 11h là tính vào ca sáng. Đến bây giờ là 12h30, sang ca chiều rồi. Gửi hai ca không là 2.000 thì mấy nghìn?

- Nhà trường mới gửi thông báo: Gửi từ sáng đến chiều, kể cả qua trưa, thì cũng chỉ tính một lần?

- Nhà xe phải chia ca ra. Gửi lân sang ca sau thì đóng tiền hai ca (!?). 

Thấy đôi bên to tiếng, người trông xe lớn tuổi hơn đi ra hỏi han, phân trần rồi chốt lại: “Thôi, bây giờ là buổi trưa, không thu tiền ca chiều”. Nói rồi, anh lấy 500 đồng trả lại. PV lại thắc mắc: 

- Vé một nghìn mà.

- Năm trăm tiền gửi mũ bảo hiểm.

- Nhưng cháu không gửi mũ.

- Lúc gửi, mày có nói là mày không gửi mũ đâu?

Cất mũ vào cốp, hoặc treo vào móc trong yên xe, không có yêu cầu gửi mũ, vẫn mất tiền. Khi mất hoặc bị đổi mũ, nhà xe không chịu trách nhiệm

Trên diễn đàn của trường, chủ đề liên quan đến chuyện gửi xe, gửi mũ được bàn tán sôi nổi. Nhất là từ khi bản cam kết ra đời, biết được chính xác quy định giá gửi xe thì SV càng bức xúc.

Để phân được các ca, đánh dấu các mốc gửi xe của SV, nhà xe cho in vé xe làm 3 màu. Mỗi ca dùng một màu.

 “Chị gửi xe buổi sáng, vé màu xanh. Đến chiều chị mới lấy, nhà xe vẫn biết vì vé buổi chiều là vé màu hồng. Như vậy phải trả tiền gấp đôi cho một lần gửi”, nhóm SV này kể lại. 

Đối với vé tháng, mỗi người cũng chỉ được gửi 1 lượt/1 ngày. “Nhà xe có cách đánh dấu trên đầu xe để nhận biết trong ngày, xe dùng vé tháng này đã gửi lần nào hay chưa”, SV cho biết. 

Chiều 23/2, đứng cùng các bạn SV HVNH tại nhà xe, PV đã chứng kiến nhiều cảnh khá chướng mắt.

Chủ thầu nhà xe của Học viện Ngân Hàng (HVNH) là bà Phạm Thị Mừng đã soạn một bản cam kết với nhà trường, trong đó, ghi rõ những nội dung như: công khai giá vé gửi xe, cam kết thu đúng giá quy định, bán vé tháng không hạn chế, nhận trông giữ mũ bảo hiểm 5.00 đồng/mũ/ngày, chấn chỉnh lại ý thức nhân viên trông giữ xe.

Mọi thứ tưởng đã “hai năm rõ mười”, nhưng nhiều SV đã bức xúc, cho rằng nhà xe lợi dụng bản cam kết để “lách luật”. 

SV gửi xe xong, MBH được treo vào móc trong yên xe, nhà xe không phải trông. Không SV nào khi gửi xe nói là gửi thêm mũ, nhưng lúc trả vé, không nhân viên thu vé nào quên đòi tiền trông mũ.

Thậm chí, có bạn để tránh bị nhà xe thu tiền trông mũ liền cho mũ vào cốp xe. Nhưng đến khi ra trả tiền vé xe, nhân viên thu vé liền chỉ vào cốp và bảo: “Mũ ở trong cốp xe kia kìa”. Và cậu SV này vẫn phải ấm ức trả tiền trông mũ mà không làm gì được. 

“Mục đích của việc thu tiền trông mũ là để thu cho tròn được 2.000 đồng/lượt xe máy của SV vì mấy ai có 1.500 đồng để đưa", một SV suy đoán. 

Thế nhưng, đã có trường hợp SV nếu mất mũ, khi ra hỏi thìnhà xe … không chịu trách nhiệm và chỉ thu 1.000 đồng.

SV đứng lại chờ tiền trả thừa thì bị dọa đánh, hoặc “được” nhân viên nhà xe “dọa” đểu. Thậm chí, thấy ai “cứng đầu”, nhân viên nhà xe còn “hô nhau” ghi lại biển số xe để “tùy cơ mà xử trí”. 

Cam kết của nhà xe: Bất hợp lý, nhà trường vẫn đồng ý? 

Bản cam kết giữa nhà xe với nhà trường, áp dụng đối với SV có hiệu lực từ ngày 26/12/2008.

Nhưng trên thực tế, nó mới được phổ biến đến SV cách đây hơn 1 tuần. Và cũng chính từ bản cam kết này, SV mới nhận thấy những điều sai trái. 

Ông Lê Trọng Khanh, Phó phòng Quản trị - Thiết bị nhà trường cho biết: “Bản cam kết này ra đời vì chúng tôi đã nhiều lần nhận được ý kiến phản hồi của SV về việc thu giá vé xe cao hơn so với quy định". 

Bản cam kết do chủ nhà xe làm và được nhà trường đồng ý, sau đó phổ biến đến từng lớp

Bản cam kết này lúc đầu không ghi rõ cụ thể các mức giá gửi xe tại các thời điểm, nhưng ông Khanh đã yêu cầu nhà xe bổ sung để gửi đến tất cả SV. 

Theo một số SV, nhà trường đã không lường trước được sự việc: “SV cũng có nhiều lúc phải đến trường vào thứ 7, chủ nhật. 2 ngày này, nhà xe thu vé 3.000 đồng/ca (sáng-trưa, trưa-chiều). Trong bản cam kết không ghi rõ giá gửi cho ngày nghỉ, khiến nhà xe tha hồ hoành hành”. 

Điểm bất hợp lý nhất của bản cam kết này là chuyện đồng ý để nhà xe thu tiền trông giữ MBH 5.00đồng/lượt: “SV nào đi xe máy mà chả có mũ. Biết là hay bị đổi, bị mất, đa số đều cho vào cốp hoặc móc vào yên rồi. Trông xe, mà xe có mũ, là chuyện đương nhiên. Chẳng nhẽ điều vô lý như vậy mà nhà trường cũng đồng ý được sao?” 

“Việc cam kết chấn chỉnh ý thức nhân viên trông xe chỉ ghi cho có. Trong trường hợp không chấn chỉnh được, chẳng có biện pháp hoặc hình phạt nào được ghi cụ thể cả”, một SV bộc bạch. 

Nội dung cam kết có ghi rõ: “Việc ghi vé xe theo quy định của Bộ Tài chính không thực hiện được”. Các SV phân tích thêm: “Nếu ghi theo quy định của Sở, có cuống vé đàng hoàng, thì liệu họ có cơ hội để làm sai nữa không?” 

“Nhà xe khiến tôi đau đầu nhất” 

Đem những thắc mắc này tới nhà trường,ông Khanh cho hay: "Nội dung cam kết ghi rõ: 1 lần gửi được tính từ 06h đến 17h30, và chỉ phải trả tiền 1 lần. Từ 06h đến 17h30, nếu chia ca ra để thu tiền gửi xe của SV thì nhà xe sai hoàn toàn. Chỉ buổi tối mới có giá khác, còn nếu SV gửi từ đầu giờ sáng đến cuối giờ chiều vẫn chỉ tính 1 lần và chỉ phải trả 1.000 đồng".

Chủ nhà xe không có giấy phép kinh doanh nên không đăng kí mua vé theo quy định của Sở Tài chính được. 

Trước ý kiến SV cho rằng việc thu tiền trông MBH là vô lý, ông Khanh khẳng định: “sẽ bỏ điều khoản thu phí này”.

Mới chuyển sang phụ trách lĩnh vực này được mấy tháng, nhưng nhà xe là nơi khiến ông Khanh đau đầu nhất: "SV phản ánh nhiều quá, chúng tôi gọi nhà xe lên kiểm điểm liên tục, bản thân tôi có lúc còn phải “lén” xuống đó kiểm tra đột xuất. Nhưng chỉ được lúc đó thôi". 

Cuối tháng 1/2009, ông đã đề xuất nhà trường chấm dứt hợp đồng với nhà thầu này.

"Trong 1 tuần nữa, kể từ hôm nay (24/2), nếu nhà xe không thay đổi cung cách phục vụ thì sẽ cắt hợp đồng và mời nhà thầu khác. Mục tiêu của chúng tôi là phục vụ SV", ông Khanh khẳng định.

Sinh viên: Ủng hộ và có đề xuất

“Trong chuyện này, chúng tôi cũng rất cần SV ủng hộ. Đã có lần thấy SV vừa trả tiền vé 2.000 đồng xong, tôi hỏi tại sao cứ trả như thế thì em bảo mọi ngày vẫn thu thế, trong khi bảng giá vẫn để ở đó. Nếu SV cứ thế này thì nhà trường khó làm triệt để”, ông Khanh nói.

"Nếu nhà trường có chủ trương bỏ khoản phí trông giữ MBH thì em rất tán thành. Như vậy có lẽ nhà xe sẽ không còn kẽ để "lách luật" nữa", Ngô Song Toàn, SV lớp Chứng khoán A, K8 hồ hởi.

Theo Toàn, nếu nhà trường đã nói như vậy, thì nên yêu cầu làm một bản cam kết khác, nội dung các điều khoản cần chặt chẽ hơn. Nếu không thu tiền trông MBH nữa thì nhà trường cũng yêu cầu nhà xe phải ghi rõ ràng.

"Điều quan trọng sau cùng là tất cả các thông tin về những thay đổi trên đều phải được công khai thông báo đến cho SV và dán lại ở nhà xe, để mỗi khi nhà xe có làm sai, SV có chứng cứ để trao đổi lại", Toàn nói.

Ủng hộ nhưng vẫn có phần lo lắng, SV Phạm Đức Huy, lớp NHKK10 bày tỏ: "Điều em băn khoăn nhất là thái độ nhân viên nhà xe, bởi thái độ nhân viên nhà xe mới là điều khó đổi".

"Sau khi phản ánh thông tin nhà xe Trường ĐH Sư phạm Hà Nội thu sai giá niêm yết, lãnh đạo nhà trường đã có buổi làm việc về các thắc mắc của SV. Kết quả cụ thể, chúng tôi sẽ thông báo vào đầu tháng 3", ông Ngô Văn Hoan, Trưởng phòng Quản trị nhà trường cho biết

  • Cẩm Quyên 

    Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
     hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

    Đường dây nóng:               (091)356-4657        hoặc (04)3772-2729
    Email: bvkh@vietnamnet.vn

     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>