221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1095002
Trung tâm học vấn đã chuyển về châu Á?
1
Article
null
Trung tâm học vấn đã chuyển về châu Á?
,

- Ở Hoa Kỳ đã có một báo cáo gây sốc trong giới quản lý giáo dục ở phương Tây và cả Đông Âu. Được xem như một lời cảnh báo về sự sút kém về kiến thức của học sinh châu Âu và Mỹ so với học sinh các nước tiên tiến ở châu Á.
 

HS Mỹ trong một giờ học. Nguồn: http://www.publicschoolinsights...
Ngày 14/11/2007, Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ công bố báo cáo khoa học“Vận may chỉ đến với các trí tuệ được định hướng  - so sánh chỉ số kiến thức về toán và khoa học (chính xác) giữa Hợp chúng quốc với các quốc gia khác”. Theo đó, cấp độ kiến thức của của học sinh của các bang của Hoa Kỳ được so sánh với học sinh ở 45 nước khác. Báo cáo dựa trên số liệu của Chương trình nghiên cứu quốc tế về toán và khoa học (TAMSS) do Hiệp hội quốc tế về đánh giá thành tựu giáo dục (International Ass. for the Evaluation of Education Achievement - IEA) tiến hành tại 45 nước, kể từ năm 1999.

Báo cáo dày tới hơn 100 trang này cho biết, học sinh lớp 8 của Mỹ biết về môn toán và khoa học (khái niệm science trong các trường học ở Mỹ chỉ tập hợp các bộ môn khoa học tự nhiên (hay khoa học chính xác, như vật lý, hoá học, sinh vật v.v.) ở mức tương đương với các học sinh cùng cấp ở châu Âu. Tuy nhiên, học sinh, các nước châu Á đã vượt xa các bạn học mình ở cả châu Âu và châu Mỹ.

Báo cáo điểm lại tình hình về công tác đánh giá chất lượng giáo dục ở Mỹ. Thời kỳ cận hiện đại, đã có nhiều cơ quan, tổ chức tại Hoa Kỳ tìm kiếm công cụ đo nhằm so sánh cấp độ kiến thức. Chẳng hạn như Trung tâm thống kê quốc gia về giáo dục Hoa Kỳ (National Center for Education Statistics, NCES), Dự án Chỉ thị quốc tế các hệ thống giáo dục (International Indicators of Education Systems) thuộc Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế (OECD), Chỉ thị giáo dục quốc tế (World Education Indicators) thuộc UNESCO, Ngân hàng thế giới …

Để so sánh tình trạng giáo dục giữa các bang trong nước Mỹ, đã có nhiều báo cáo của các tổ chức như Uỷ ban quốc gia đánh giá tiến bộ giáo dục (National Assessement of Education Progress -NAEP), Ban chỉ số giáo dục thuộc Hội đồng các thống đốc bang (CCSSO), Tuần giáo dục (Education Week) của Phòng thương mại Hoa Kỳ, Trung tâm đánh giá quốc gia về chính sách cộng đồng và giáo dục đại học.

Hoa Kỳ đã tìm kiếm hệ chỉ số thống kê chỉ thị chính xác hơn tình trạng giáo dục từ cuối những năm 60 của thế kỷ trước. Nỗ lực này được thể chế hoá năm 1974 khi Quốc hội thông qua chế độ ấn hành hàng năm một báo cáo về tình hình giáo dục. Nhưng cơ chế đánh giá so sánh chất lượng giáo dục chỉ bắt đầu “cài số” được, sau một thời kỳ gò lưng đẩy, vào năm 1983, khi cơ quan nhà nước về giáo dục phát hành báo cáo "Một quốc gia trong hiểm hoạ: Cấp thiết phải cải cách nền giáo dục".

Chính văn kiện này, vẫn còn được trích dẫn ngày nay, đã khởi phát những cải cách giáo dục ở Hoa Kỳ: “Hoa Kỳ đang ở trong hiểm hoạ. Ưu thế từng không thể thách thức được của nó về thương mại, công nghiệp, khoa học (chính xác), đổi mới công nghệ đã bị các đối thủ trên thế giới vượt mặt… Nền móng giáo dục của xã hội chúng ta đang bị xói mòn bởi triều cường của những tầm thường, xoàng xĩnh hiện đang đe doạ tương lai gần của quốc gia, dân tộc …”

"I tờ" về toán học và kiến thức

Tác giả của báo cáo, tiến sĩ Gary.W. Philips, trưởng ngành của Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ đề cập một số nguyên nhân. Một là hiểu biết phổ thông về khoa học (chính xác) và toán học của cộng đồng Hoa Kỳ còn thấp. Theo dữ liệu của Quỹ Khoa học quốc gia (National Science Foundation):

- 2/3 dân số Hoa Kỳ không hiểu thế nào là DNA, dung sai cho phép, quá trình khoa học, không tin vào tiến hoá.

- 1/2 dân số không hiểu quả đất quay quanh mặt trời hết bao lâu. 1/4 dân số thậm chí không biết quả đất quay quanh mặt trời.

- 1/2 dân số cho rằng nhân loại từng tồn tại song song với khủng long, rằng thuốc kháng sinh diệt được virus.

Vẫn theo Quỹ Khoa học quốc gia, dân tình Hoa Kỳ thường tin vào khoa học không kiểm chứng được (nguyên văn: pseudoscience – khoa học giả hiệu ):

- 88% dân số tin vào các liệu pháp không thuộc y học (alternative medicine).

- 50 % tin vào ngoại cảm và chữa bệnh bằng lòng tin.

- 40% tin vào các nhà có ma và hiện tượng quỷ ám.

- 1/3 tin có con số may mắn, ma quỷ, thần giao cách cảm, chiêm tinh, bói toán, rằng đĩa bay là của những người ngoài hành tinh.

- 1/4 tin có phù thuỷ và cho rằng chúng ta có thể nói chuyện với người chết.

Người Mỹ còn khá “i tờ” về toán học, căn cứ theo số liệu của Trung tâm thống kê quốc gia về giáo dục Hoa Kỳ (National Center for Education Statistics):

-78% không biết dùng máy tính (computer) để tính lãi suất của một khoản cho vay.

- 71% không biết tính cây số trên lít cho một chuyến đi.

- 78 % không biết tính 10% tiền “típ” từ một hoá đơn thanh toán ăn trưa.

Một vấn đề nữa là là có tỷ lệ thí sinh chọn định hướng thứ nhất vào các trường hệ STEM (science, technology, engineering, mathematics – khoa học, công nghệ, công trình, toán học) ở mức 16,8% của năm 2006 chẳng hạn, thấp hơn nhiều so với “các đối thủ cạnh tranh về kinh tế (với Hoa Kỳ) ở châu Á” như Trung Hoa (52,1%), Nhật (64%), Hàn Quốc (40,6%). Sức ép toàn cầu hoá và cạnh tranh quốc tế đang áp đặt nhiệm vụ nâng cao chất lượng thế hệ sinh viên mới lên vai các nhà hoạch định quốc sách Hoa Kỳ.

Ở đâu trong "ngưỡng"?

Định hướng cho 50 triệu học sinh vào học 97.000 trường công ở Hoa Kỳ được ước định ở mức 500 tỷ đô la do những người dân Hoa Kỳ đóng thuế chu cấp. Để đánh giá “hiệu quả đồng vốn” đầu tư vào giáo dục, có thể so sánh trình độ kiến thức khoa học của Hoa Kỳ với một số nước khác.

“Ngưỡng” (basic) để đánh giá kiến thức về môn toán, (theo chuẩn NAEP – National Assessement of Education Progress)  là giải từ 469 đến 566 điểm.  Theo đó, học sinh các nước Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật có hiểu biết “vượt ngưỡng” (proficient) về môn toán. 22 quốc gia trong đó có Mỹ và Nga, nằm ở “mức ngưỡng”, 19 nước, trong đó có Moldavia đứng dưới “cốt không”. Cụ thể, các học sinh lớp 8 của Singapore được 605 điểm, Hàn Quốc - 589 điểm, Đài Loan - 585 điểm, Nhật - 570 điểm).

Trong số 10 quốc gia hàng đầu về toán còn có Bỉ - 537 điểm, Hà Lan - 536, Hungary – 529; Nga, Latvia, Malaysia và Slovakia cùng đứng thứ 10 với 508 điểm. Còn Hoa Kỳ đứng thứ 12 với 504 điểm. Hai nước thuộc Liên Xô cũ từng có học sinh Việt Nam theo học cũng có tên trong bảng xếp hạng là Armenia đứng thứ 19 với 478 điểm, Moldavia đứng thứ 24 (460 điểm). Học sinh lớp tám của Anh và Scotland có trình độ toán học được đánh giá ở mức 498 điểm, của Israel – 496, của Ý là 484, của Palestine là 490, của Ả rập Xê-út  là 382. Học sinh Nam Phi đứng cuối cùng bảng xếp hạng 45 nước về mục này, với 264 điểm.

Theo bảng xếp hạng về khoa học tự nhiên, có tám quốc gia (và vùng lãnh thổ) là Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Estonia, Anh, Hungary có hiểu biết về khoa học chính xác được xem là cao hơn Hoa Kỳ. Các quốc gia có trình độ ngang ngửa với Hoa Kỳ về mặt này gồm Hà Lan, Úc, Thuỵ Điển, New Zealand, Slovakia, Litva, Slovenia, Nga, Scotland (nguyên bản), Bỉ... Ngưỡng” để đánh giá kiến thức về khoa học là giải từ 494 đến 567 điểm, nằm ở “ngưỡng” 24 nước, trong đó, Moldavia và Armenia đứng dưới mức “ngưỡng”. Dẫn đầu 10 nước cuối bảng xếp hạng thấy có Indonesia, Phi-líp-pin. “Đội số” trong danh sách 45 nước này là Tusinia, Ghana, Ma-rốc, Nam Phi, theo trình tự dưới lên.

  • Lê Đỗ Huy (tổng hợp)

Bài 2: Bao giờ Nga trở thành "điểm đến du học"?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,