221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
765150
"Để chồng chéo cho 2 Bộ cùng vui" (?)
1
Article
null
Góp ý Luật Dạy nghề:
'Để chồng chéo cho 2 Bộ cùng vui' (?)
,

(VietNamNet) - "Hệ thống giáo dục quốc dân (GDQD) rộng hơn hệ thống giáo dục của Bộ GD - ĐT như thế nào cần phải phân định rõ? Bổ sung những cái thiếu trong hệ thống GDQD nếu không cẩn thận sẽ chồng chéo, giẫm chân lên nhau dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh - cạnh tranh không nhằm mục đích nâng chất lượng..."

Soạn: AM 705467 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Giá trị của văn bằng chứng chỉ nghề như thế nào khi muốn học lên ĐH, CĐ?

Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định như vậy sau khi nghe phần lớn các ý kiến về sự bất ổn của dự thảo Luật Dạy nghề  tại cuộc họp thẩm tra về dự án Luật DN do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (VHGDTNTN&NĐ) của Quốc hội tổ chức sáng 15/2.

Việc soạn thảo chưa có "bàn tay" lớn hơn điều hành?

Ông Quốc phân tích, bàn đến dạy nghề là bàn đến đào tạo con người đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, luật mới chỉ phản ánh được nhu cầu của thị trường khan hiếm nguồn nhân lực nghề. Thực tế, hệ thống DN không phải chỉ 2 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) mà nhiều bộ, ngành khác cũng có đào tạo. 

Do vậy, cần phân biệt hệ thống GDQD rộng hơn hệ thống của Bộ GD - ĐT như thế nào để tránh chồng chéo. Về nguyên tắc, Bộ GD - ĐT là hệ thống cơ bản đi từ cấp thấp (mầm non) đến cấp cao (ĐH và sau ĐH); có đặc thù riêng không "ai" chen chân được. Nhưng nhu cầu phát triển xã hội đòi hỏi ngày càng đi sâu hơn các ngành nghề cụ thể nên đã có hàng loạt hệ thống phát triển trên cơ sở hệ thống của giáo dục. Tuy nhiên, chưa có sự liên thông trong quản lý cũng như chưa bổ sung cho nhau....

Từ việc thẩm định dự thảo Luật Dạy nghề, cũng như các ý kiến, ông Quốc cảm nhận "Việc soạn thảo Luật DN chưa có "bàn tay" lớn hơn điều hành nên chưa thấy rõ sự phân công, thỏa thuận giữa các Bộ liên quan". Ở dự thảo chỉ thể hiện sự tranh giành thị phần trên thị trường lao động chứ chưa thể hiện yếu tố tích cực: nâng chất lượng cũng như quy mô đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu. 

3 nội dung của dự thảo Luật DN vẫn còn ý kiến khác nhau gồm: Quy định bằng sơ cấp; Quy định dạy nghề cho người tàn tật và Quy định hình thức giao kết hợp đồng học nghề.

(Trích tờ trình Quốc hội về dự án Luật DN ngày 10/2 của Bộ LĐTB&XH)

Phó Chủ nhiệm Ủy ban (VHGDTNTN&NĐ) của Quốc hội Nguyễn Đình Hương cho rằng xây dựng luật này phải lưu ý tới 6 nội dung.

Cụ thể là: Ai học, ai dạy? (không giới hạn độ tuổi, giới tính...); Học và dạy ở đâu? (phải có cơ quan biên soạn và kiểm nghiệm chương trình); Việc cấp phát chứng chỉ, văn bằng nên có hệ thống. Nên coi Luật Giáo dục 2005 đã thông qua là khung, từ đó, soạn thảo Luật Dạy nghề để triển khai phù hợp với hệ thống GDQD.

Nội dung thứ ba cần quan tâm là ai nộp tiền và ai thu? Nên huy động người học và doanh nghiệp tham gia đóng góp vì ngân sách có hạn trong khi đối tượng người học rất đa dạng và không loại trừ người nghèo, tàn tật....

Vấn đề liên thông cũng cần phải xem xét. Nếu liên thông từ sơ cấp nghề-trung cấp nghề - CĐ nghề thì không có vấn đề. Nhưng liên thông từ THCN - CĐ nghề - CĐ ĐH thì đây là vấn đề mà Bộ LĐTB&XH  và Bộ GD - ĐT phải xử lý để...2 bên cùng vui vẻ (!).

Cuối cùng, vấn đề quản lý cũng phải được phân định rạch ròi. Thực tế, khâu này có sự khập khiễng trong quản lý giữa 2 Bộ. Việc xây dựng luật phải làm thế nào để trách nhiệm quản lý trong đào tạo nghề không có nấn ná...

Mở trường: Quy định cụ thể, tránh tràn lan...

Phó Chủ nhiệm Ủy ban (VHGDTNTN&NĐ) của Quốc hội Lê Minh Hồng cho rằng, cần phải xét kỹ xem Luật Dạy nghề ra đời sẽ giải quyết vấn đề gì.

Mặt khác, tên luật cũng cần xem xét vì liên quan đến phạm vi điều chỉnh: nên gọi là Luật Dạy nghề hay Luật Giáo dục nghề nghiệp? Vì có quan điểm cho rằng, hệ THCN thực chất cũng là dạy nghề.

Vẫn theo ông Hồng, về điều kiện thành lập lớp, trung tâm và trường phải có những quy định cụ thể tránh việc mở tràn lan rồi quản lý không nổi. Bài học về SITC là một ví dụ. 

Về tiêu chuẩn hiệu trưởng không nên đòi hỏi quá cao (phải có trình độ thạc sỹ trở lên) sẽ mâu thuẫn với chủ trương khuyến khích mô hình dạy nghề phát triển. Hơn nữa, ở vùng sâu, vùng xa đòi hỏi hiệu trưởng có trình độ cao như vậy thì...đào đâu ra?

Bà Trần Thị Hà (Nhạc viện Hà Nội) kiến nghị, cần làm rõ giá trị của văn bằng chứng chỉ của chương trình dạy nghề với văn bằng CĐ, ĐH giúp việc học liên thông được thuận lợi. Ví dụ, nếu hoàn thành khóa học nghề có được thi vào một số trường ĐH, CĐ khác hay không? Và nếu thi vào có được miễn những môn đã học? 

Trong tình hình hiện nay, đổi mới là tất yếu nhưng phải có tính hệ thống, tránh  xáo trộn và giảm sự chồng chéo. Trong hệ thống GDQD đã có hệ thống giáo dục THCN đào tạo nghề nhưng nhiều ngành nghề chưa được phát triển thì Bộ LĐ-TB&XH phải phát triển sâu hơn. Chứ về hình thức, cả hai đều đào tạo nghề trùng lặp, sẽ rất phức tạp mà giá trị thực về nguồn nhân lực không cao.

Luật không cần Nghị định

Tiếp thu những ý kiến góp ý, ban soạn thảo Luật DN sẽ có những điều chỉnh, bổ sung để trình Ủy ban thẩm tra lần cuối trước khi trình Quốc hội xem xét - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hằng nhìn nhận. "Phân luồng và liên thông là vấn đề khó nhưng hoàn toàn có thể thể làm khi có sự quyết tâm cao của các bộ chức năng".

Với vai trò là cơ quan thẩm tra lần cuối, bà Trần Thị Tâm Đan - Chủ nhiệm Ủy ban (VHGDTNTN&NĐ) của Quốc hội lưu ý: Luật Dạy nghề phải làm rõ về chủ trương, phạm vi điều chỉnh nhằm giải quyết những vấn đề gì là cốt lõi. 

Đồng thời, luật này phải nhằm cụ thể hóa Luật Giáo dục sửa đổi 2005. Tuy nhiên, trong cách tổ chức,  Luật Dạy nghề phải mềm hóa hơn, thích ứng với thực tiễn.  

Mặt khác, cần làm rõ việc xây dựng Luật Dạy nghề là luật cụ thể chứ không ra Nghị định. Chỉ những điều khoản nào cần hướng dẫn chi tiết từ Chính phủ thì Bộ chủ quản đề nghị. Về phạm vi phát triển dạy nghề, luật không nên "với" vào các trường năng khiếu, trường đặc thù như Thể dục thể thao, Y tế...

Việc tiếp thu các ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Dạy nghề phải hoàn tất để trình Ủy ban thẩm tra chính thức vào cuối tháng 2, bà Đan cho biết.

  • Kiều Oanh

Ý kiến của bạn:

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,