221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
722258
Đi học hay đi "chép"?
1
Article
null
Đi học hay đi 'chép'?
,

 "Thầy cứ nói, trò cứ chép và tôi cũng không ngoại lệ. Hết giờ thì về. Tôi thấy chán học kinh khủng. Nhiều bạn cùng lớp không chịu được, đành bỏ về". Nhiều bạn đọc chia sẻ chuyện "tội" chăm chỉ của sinh viên.

Soạn: AM 595334 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tìm tài liệu trong giờ lên thư viện. Với các sinh viên của trường ĐH Quản trị Singapore, thảo luận trong giờ học và chuẩn bị kỹ lưỡng bài học trước giờ lên lớp là yêu cầu bắt buộc (Ảnh: H.A)

Họ tên: Trần Văn Tuân
Địa chỉ:
ĐH Đà Lạt
Email:
giomuathu777@yahoo.com

Là sinh viên năm 2 tại trường ĐH, với cách dạy và học ở trong trường, tôi tự hỏi mình đi học hay đi chép đây?

Thầy cứ nói, trò cứ chép và tôi cũng không ngoại lệ. Hết giờ thì về. Tôi thấy chán học kinh khủng. Nhiều bạn cùng lớp không chịu được, đành bỏ về.

Sau mỗi giờ học trên lớp, chúng tôi lại lao vào học bài như một người điên. Có lúc, tôi tưởng mình điên thật, chép bài mà có hiểu gì đâu. Vậy là phải tự tìm sách, mày mò để tìm ra đáp án cho những chỗ chép bài không kịp .

Tôi nghĩ rằng, muốn có được chất lượng tốt trong học tập ngoài nỗ lực của bản thân SV, còn phải thay đổi cách dạy và cách học. Bất cứ môn học nào trong nhà trường phải có một tài liệu hướng dẫn cụ thể cho SV về môn học.

Phải có hình thức cộng điểm nâng điểm cho những SV năng nổ chuẩn bị bài tốt trong các giờ học Con riêng với trường ĐH Đà Lạt, phải có một hê thống thời khoá biểu thích hợp hơn, tránh lịch học lúc quá dày, khi quá thưa.
 

Họ tên: Roãn Văn Tài
Email:
vcxxtnt2000@yahoo.com

Khi viết thư này, tôi đang ở TP.HCM. Bây giờ là 7h39' ngày 24/10. Đang là giờ học tin học trong trường ĐH GTVT TP.HCM.

Nhưng có phải là nghịch lý khi tôi đang ngồi trong quán nét của một tư gia cạnh đó? Xin thưa là không hề. Chỉ có một lý do là sẽ rất buồn ngủ khi ''phải' tham gia học môn học  đó.

Có dịp tham gia buổi học của một học viện về công nghệ thông tin, tôi thực sự cảm thấy sức cuốn hút của nó. Chương trình hoàn toàn bằng tiếng Anh, nhưng thầy dịch luôn. Thầy bảo, ở đây, chỉ đào tạo những gì xã hội đang có nhu cầu. Trên thực tế, tôi cũng giáo dục cần toàn diện. Nhưng để toàn diện đến mức để SV buồn ngủ, thì không biết nên thế nào?

Họ tên: Trần Lê Hoàng
Địa chỉ: 193c Bà Triêu-HN
Email:
tranlehoanghn@yahoo.com.vn

Một sự thật khách quan:  Nếu không chép bài khi thi làm bài không đúng ý thầy thì điểm kém (đừng bao giờ bạn nghĩ có thể đưa ý kiến riêng của mình vào bài thi !). Làm bài không đúng ý thầy -> điểm thấp -> thi lại -> bằng tốt nghiệp xếp loại trung bình -> xin việc rất khó và ....

Đấy các bạn thử nghĩ xem, SV nên tiếp tục "chăm chỉ" không? Đừng nghĩ SV không muốn "lười", không muốn sáng tạo, đi con đường riêng của mình.

Hãy xem lại chúng ta cần gì ở một cử nhân ĐH? Hãy thay đổi ngay từ thầy cô - người sẽ quyết định đào tạo ra một SV như thế nào. Hãy vì một nền giáo dục mà thầy cô giáo chỉ là những người giúp đỡ chứ không phải là những người "kẻ một đường và bắt SV đi theo con đường đó".
 

Họ tên: Nguyễn Tuấn Nam
Địa chỉ: 41 Bà Triệu, Hà Nội
Email:
namnguyen@yahoo.com

Kết quả 5 năm học đại học được đánh giá bằng bảng điểm. Vì vậy, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của SV sau khi tốt nghiệp là có một bảng điểm đẹp. Do đó, việc thi cử thế nào để có điểm tốt ảnh hưởng rất nhiều tới chuyện học của SV.

Cách chấm thi của các giảng viên ĐH đối với các môn học là chấm theo barem, phải có những ý đó thì mới được điểm. Chẳng ai bỏ công xem bài thi của SV có gì mới lạ hay không. Ngoài ra, khối lượng kiến thức giảng dạy cũng quá nhiều. Do đó, SV chỉ có thể lặp lại những gì thầy đã nói trong bài thi của mình thì mới được điểm cao.

Để trả lời cho câu hỏi của tác giả là đến bao giờ SV mình không còn "chăm chỉ" như hiện nay, tôi xin trả lời là: Đến lúc chế độ thi cử và cách đánh giá năng lực của SV  đổi khác về căn bản so với hiện nay.
 

Họ tên: Đỗ Văn Quân
Địa chỉ: Đại học Bách khoa Hà Nội
Email: Superspeedbk@yahoo.com

Tôi SV năm 2. Tôi thấy chăm học cũng là một cái rất cần trong cuộc đời SV nói riêng hay trong cuộc đời cắp cạp tới trường nói chung. Nhưng  nếu chăm chỉ quá mà không để ý đến các kiến thức ngoài xã hội, các cách quan hệ, khả năng giao tiếp, thuyết trình thì những người đó khi ra trường sẽ chỉ có một đống lý thuyết suông. Mà trong thời buổi hội nhập toàn cầu này, mẫu người đó không có khả năng phát triển cao hơn.

Muốn người khác hiểu, phải có một kỹ năng diễn giải ý của mình cho người khác hiểu. Vì vậy, muốn được như vậy thì phải tự hoàn thiện bản thân mình.

Tôi thấy cách học hay nhất là đọc sách trước ở nhà rồi đến lớp ghi lại những ý chính, phân bố thời gian trên lớp, làm sao vừa nghe giảng, vừa hiểu bài và bài vở ghi chép đầy đủ. Nhưng, như thế chỉ là lý thuyết. Bởi, đến giờ, tôi vẫn chưa áp dụng được.
 

Họ tên: Quang Huy
Địa chỉ: Hà Nội
Email:
seculartree2003@yahoo.com

Đọc bài viết, tôi cũng giật mình. Ngẫm lại, đúng thật. Cái sự thật đó thật như cuộc sống xung quanh ta. Gọi chăm chỉ là một "tội", có đúng không?

Êđinxơn đã nói: "Thiên tài 99% là cần cù và 1% là bẩm sinh". Nhưng cái mà ta vẫn gọi là "chăm chỉ" trong bài viết trên có còn là sự cần cù theo đúng nghĩa của nó? Hay chỉ đơn giản là  sự ghi chép lại một cách trống rỗng kiến thức.

Một sự thật đáng buồn là việc "chăm chỉ" lại xuất hiện ở bất cứ đâu bạn nhìn. Từ trường lớp, công sở, hay từ người lớn hay trẻ con. Hầu hết, mọi người chỉ biết rập khuôn theo từng cái máy.

Học sinh, sinh viên nếu không học như thế, không ghi chép miệt mài thì liệu có thể qua được kì sát hạch cuối mỗi kì không?

Rõ ràng, họ chỉ được dạy cách học chứ không được dạy cách nghĩ! Buồn thay là cách học mà họ được dạy lại chẳng giúp họ nhiều khi bước chân vào đời, buớc ra ngoài xã hội, ra thế giới.

Vẫn nghe nói, SV VN thông minh nhưng không năng động. Nguyên nhân do đâu?

Theo ý kiến của tôi, lỗi lớn nhất là do nền giáo dục của chúng ta. Một nền giáo dục đi vào lý thuyết nhiều quá, không chú trọng thực hành. Tất nhiên, cũng phải nghĩ, thông cảm. Ai cũng biết nước nhà còn nghèo, khả năng tài chính hạn hẹp, hơn nữa giáo dục lại là cả một vấn đề mang tính quốc gia, cần phải có thời gian để giải quyết

Nhưng ý tôi muốn nhấn mạnh là tư tưởng. Tư tưởng phải đóng vị trí then chốt. Nếu anh có tư tưởng, có đường lối đúng đắn, sẽ có những cải cách, có một cái nhìn mở.

"Chăm chỉ" như ở bài viết trên chỉ là một cái sai cần sửa. Trên phải tạo điều kiện, khích lệ, động viên HSSV bày tỏ ý kiến. Dưới phải phát huy, tự tạo cho mình thái độ xây dựng.

Ý kiến của bạn:


 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,