221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
573662
GD giới tính trong trường học: Nên để bác sĩ làm
1
Article
null
GD giới tính trong trường học: Nên để bác sĩ làm
,

Kính thưa PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thoa, Trường Đại học Y dược TP.HCM. Em tên là Lê Thị Hương Thảo, hiện em đang sống tại Austin, Texas. Nhân đọc được bài viết của cô về Giáo dục giới tính, em muốn có đôi điều tâm sự. 

Soạn: AM 263583 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Tư vấn cho trẻ vị thành niên trước khi phá thai

Đối với em, GDGT là một môn học rất cần thiết. Hồi còn học phổ thông, em học ở trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (TP. Mỹ Tho). Em học ở đó 7 năm trung học. Em còn nhớ rất rõ, hồi năm lớp 9, chương trình có bài dạy về cơ thể người. Cô giáo em là người phụ nữ đứng tuổi, có chồng, có con. Thế nhưng khi dạy về bài này, cô chẳng nói gì đến sức khỏe sinh sản. Cô chỉ giảng trong cơ thể nam có gì, nữ có gì. Và rồi thì tụi em cũng chẳng biết gì hơn thế. Em thực sự bức xúc về điều đó.

 

Hiện nay, ở Việt Nam, theo như em thấy, những học sinh, sinh viên là cán bộ Đoàn thì được giáo dục về giới tính rất kỹ lưỡng. Chẳng hạn như em là một Ủy viên BCH Đoàn trường, hàng năm đều có lớp tập huấn cán bộ Đoàn ở trường Chính trị Tỉnh, và tất cả các cán bộ Đoàn từ các nơi trong tỉnh về học tập. Trong chương trình, các anh chị dành cả một ngày, mời bác sĩ đến dạy cho chúng em về giới tính, và sức khỏe sinh sản vị thành niên. Chính vì thế, chúng em hiểu rất rõ thế nào là sự khác biệt giữa nam và nữ; sự khác biệt tâm sinh lý trước và sau khi trưởng thành; thế nào là nguy hiểm nếu quan hệ trước hôn nhân; làm thế nào để có một cuộc hôn nhân an toàn... Rất nhiều vấn đề được thảo luận trong 3 cái hệ thời trung học của em. Thế nhưng chỉ có cán bộ Đoàn. Đó chỉ là một phần rất nhỏ trong số các học sinh, sinh viên của cả nước nói chung và của tỉnh em nói riêng.

 

Thế thì vấn đề bất hợp lý ở đây là gì? 

Giáo dục giới tính hay giáo dục tình dục?
Một lần, trong câu chuyện thân mật, một vị phụ huynh hỏi tôi: “Cô có biết ở trường phổ thông đang giáo dục giới tính (GDGT) cho trẻ em như thế nào không?”.

1. Chúng ta đã quá quan trọng hóa vấn đề giới tính ngay từ trong gia đình. Chúng ta đã đặt áp lực quá lớn lên các em gái. Rằng các em phải giữ gìn bản thân. Vấn đề ở đây không phải là "PHẢI" giữ gìn bản thân mà là các em cần có ý thức, hiểu biết đúng đắn "ĐỂ" giữ gìn bản thân. Muốn như thế thì chúng ta phải sửa đổi như thế nào? Ngay từ trong gia đình, cha mẹ không nên mỗi ngày nhắc nhở: "Con phải biết giữ mình" hay "Con không được có bạn trai cho tới khi con đậu đại học", đó là điều không nên.

 

Và mỗi ngày như thế tạo trong đầu các em một áp lực rất lớn. Có thể khiến các em xa lánh với các bạn trai. Điều quan trọng là cha mẹ phải chỉ dạy cho các em làm thế nào để tránh những tình huống không hay. Ví dụ như trong nhà em, mẹ em không là người dạy cho em điều đó mà người dạy cho em lại chính là ba và anh hai của em.

 

Hai người đã dạy cho em những điều mà người con trai muốn nói khi muốn kết bạn; hay muốn hôn; hay muốn đi quá giới hạn... và dạy cho em làm thế nào để từ chối một cách êm ái nhất, không làm tổn thương tình cảm bạn bè. Em thấy đó là điều quan trọng nhất trong gia đình có thể làm.

 

2. Đối với ngoài xã hội. Nhà trường là nơi giáo dục tốt nhất cho các em về điều đó. Không nên chỉ với Đoàn thanh niên. Như cô nói: "Giáo dục cho ai khi cả thầy lẫn trò nhìn nhau cùng đỏ mặt mắc cỡ?". Điều đó thật sự rất đúng. Nếu như thầy không thể dạy được trò thì để nhiệm vụ đó lại cho các bác sĩ. Không cần phải đưa vấn đề GDGT vào chương trình học chính thức trong sách giáo khoa của các em khi các thầy không thể làm được cái chữ "giáo dục". Mỗi năm học chỉ cần một tuần, các bác sĩ đến từng lớp dạy cho các em tất cả các vấn đề về giới tính. Theo em thấy, mỗi ngày 1 tiết - 2 tiết trong vòng 1 tuần là các bác sĩ có thể giới thiệu hết về giới tính cho các em. Và làm liên tục như thế trong vòng 3 năm trung học. Các em sẽ tự có những nhận thức đúng đắn về bản thân. Và sẽ có trách nhiệm tốt hơn về điều đó. Không cần phải tách riêng nam theo nam, nữ theo nữ. Hãy để nhiệm vụ đó lại cho các bác sĩ. Họ làm tốt hơn các giáo viên.

 

3. Tình dục không nên CẤM mà chỉ nên KHUYÊN. Ở đời cái gì cấm là có sức cám dỗ mạnh nhất. Ví như một đứa trẻ 3 tuổi, cô nói: "Cấm con không được leo lên cầu thang". Một tuần sau cô sẽ thấy nó leo lên cầu thang. Vì nó nghĩ trên đó phải có cái gì đó hay ho ví như đồ chơi hay thức ăn cho nó. Bởi thế chỉ nên khuyên: "con đừng leo lên đó, chẳng có đồ chơi trên đó cho con mà con sẽ bị té đau như lần trước, hay như con bị chích thuốc". Điều đó sẽ giúp nó nhận thức được "ừ, leo lên đó sẽ đau lắm mà chẳng có cái gì chơi". Đây cũng là một vấn đề khó khăn cho tất cả các bậc phụ huynh cũng như của cả xã hội.

 

Em có những suy nghĩ như trên. Có thể là chưa thật chính xác lắm. Vì hiện nay em mới 20 tuổi. Nhưng em mong nhận được thư hồi âm của cô để có thể nhận có được những nhận thức đúng hơn về vấn đề này. Xin cám ơn cô đã đọc thư em.

 

Nhân dịp năm mới, em kính chúc cô cùng gia đình dồi dào sức khỏe.


Thao Le, email: thao_hittler@yahoo.com

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,