221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
557844
Chứng chỉ quốc gia: mỗi nơi mỗi phách!
1
Article
null
Chứng chỉ quốc gia: mỗi nơi mỗi phách!
,

Thi đậu vào chương trình thạc sĩ của trường ĐH X, nhưng trình bằng C tiếng Anh do ĐH Y cấp thì trường X lại… không chịu. Tình trạng không thừa nhận lẫn nhau này được gọi là "chứng chỉ quốc gia của nhiều quốc gia".

Xem kết quả thi CCNN
Bằng “đa quốc gia"

Nhưng chuyện phổ biến này chưa đau bằng “các doanh nghiệp nước ngoài khi tuyển dụng đều kiểm tra lại trình độ ngoại ngữ, không quan tâm ứng viên có bằng B hay C, nhưng nếu có chứng chỉ TOEFL thì lại khác.

Phải chăng do chứng chỉ ngoại ngữ (CCNN) trình độ A, B, C là “hàng nội” nên không “có giá”?

Nhiều sinh viên sắp tốt nghiệp cho biết “có bằng B mới được xét tốt nghiệp nên phải đi học”. Nhiều học viên đang đi làm đã nhảy ngang vào học luyện thi C “may ra có tấm bằng để kiếm chỗ làm khác tốt hơn”.

Theo ông Nguyễn Trung Tánh, Giám đốc trung tâm ngoại ngữ (TTNN) ĐH Sư phạm TPHCM, cách học “ăn xổi”, thi cấp tốc đã làm dư luận, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng có cái nhìn nghi ngờ về người cầm CCNN. Nhiều doanh nghiệp đã phải nhờ các TTNN đến kiểm tra lại trình độ ngoại ngữ của nhân viên.

Một đơn vị tuyển dụng 50 nhân viên với yêu cầu bằng C tiếng Anh. Sau vòng 1, “cân đong đo đếm” thể hình, cân nặng, 24 ứng viên đủ tiêu chuẩn bước vào vòng 2 kiểm tra ngoại ngữ. Sau khi kiểm tra 4 kỹ năng, chỉ có 10 ứng viên đạt yêu cầu ở mức trung bình”. Tại một đơn vị khác, 306 nhân viên khai có bằng A, 176 người khai có bằng B nhưng sau 2 vòng kiểm tra chỉ còn 128 người đủ chuẩn!

Phần lớn người học đến các TTNN “nội” hoặc của các trường ĐH với lý do đầu tiên: học phí vừa túi tiền (không phải ai cũng đủ tiền theo các TTNN "ngoại")

Hiện nay TP.HCM có khoảng 100 TTNN ở các quận, huyện. Trung bình, mỗi tháng có khoảng 1.000 thí sinh (TS) đến sở đăng ký dự thi, thời gian gần đây đã tăng vọt lên ngót nghét 2.000.

Còn ở TTNN ĐH Sư phạm, số học viên mỗi khóa lên đến 25.000 người hoặc TTNN ĐH Nông Lâm, con số này gần 10.000 học viên/khóa. Cách tổ chức thi mỗi nơi không giống nhau. TTNN ĐH Sư phạm tổ chức thành 2 vòng với vòng 1 thi pre-test. Còn ĐH Nông Lâm thi một vòng, “nặng” nhất là phần trắc nghiệm TOEFL. Giáo trình dạy, mỗi nơi cũng khác, từ Streamline đến Headway, Lifeline hoặc tổng hợp 7 giáo trình khác nhau.

Kỳ thi do Sở GD-ĐT tổ chức bài thi nghe không sử dụng băng mà do giáo viên… đọc, nên nhiều TS đã dễ dàng vượt qua phần thi này, vốn là phần thi ngán nhất. Ngược lại, ở TTNN ĐH Sư phạm, khoảng 50% TS trượt vì môn thi nghe, như khóa thi ngày 28/11 vừa qua, một chi nhánh của trung tâm chỉ có 32% TS đậu trình độ C, còn lại đều rớt vì môn nghe.

Tình trạng không công nhận CCNN của nhau được gọi đùa là "chứng chỉ quốc gia của nhiều quốc gia".

"Chuẩn" cái gì?

Nhiều người trong cuộc không ngại nhận xét “Bộ GD-ĐT chỉ lo bán phôi bằng, còn lại phó mặc cho các nơi”. Học viên chỉ mong có tấm bằng, nơi nào dễ “vượt vũ môn” thì đăng ký thi. Việc tổ chức thi xem ra cũng “ngon ăn”: bình quân lệ phí 70 ngàn đồng/người, chưa kể 10 ngàn đồng lệ phí tấm bằng.

Thử nhẩm tính, mỗi tháng có 2.000 TS dự thi, số thu đã lên đến hơn 1 tỷ đồng!

Chuẩn hóa tấm bằng CCNN trở thành chứng chỉ đánh giá đúng trình độ người có bằng là mong mỏi của nhiều thầy cô giáo hiện nay. Không có “chuẩn” nên mới rối và tấm bằng chỉ nặng… hình thức, nhưng “chuẩn” như thế nào là điều mà ngành GD-ĐT phải tính toán. Có nên thay CCNN A, B, C bằng chứng chỉ TOEFL hay TOEIC?

Nhiều chuyên viên ngoại ngữ cho rằng: Không nên thống nhất giáo trình dạy trong bối cảnh tốc độ phát triển hiện nay của thế giới. “30 năm trước, bộ Streamline là một bộ giáo trình hay nhưng bây giờ thì đã lạc hậu nhưng người ta vẫn chưa đổi”, thầy Hùng nhận xét.

Nên “chuẩn” cái gì? Đó chính là “chuẩn” đội ngũ giảng dạy và giám khảo, “chuẩn” việc tổ chức thi. Cần có một cơ quan khảo thí thuộc ngành chuyên môn, ý kiến này nhận được sự đồng tình của nhiều nhà chuyên môn. Theo đó, học ở TTNN nào cũng được nhưng khi thi thì chỉ một cơ quan khảo thí ra đề, chấm thi.

(Theo Sài Gòn Giải Phóng)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,