221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
548412
"Nhận diện" giáo dục ĐH Mỹ
1
Article
null
'Nhận diện' giáo dục ĐH Mỹ
,

College, university rồi institute khác nhau ra sao, làm thế nào lấy bằng ĐH của Mỹ theo hình thức từ xa, ĐH Mỹ sẽ cấp những loại bằng nào?...VietNamNet giới thiệu với bạn đọc những thông tin cơ bản về giáo dục ĐH Mỹ.

Một buổi lễ tốt nghiệp của trường ĐH MIT
Thế nào là college, university institute?

Có thể gọi mọi tổ chức giáo dục ĐH ở Mỹ là college, university và institute. College (CĐ hoặc ĐH) và institute (viện) không kém hơn so với university (ĐH). Hiện, Mỹ có hơn 3.000 trường ĐH, CĐ với số SV theo học tại gần 15 triệu.

Thường thì college có xu hướng nhỏ hơn so với university và không cấp bằng tiến sĩ. Trong khi đó, university cung cấp rất nhiều chương trình đào tạo sau ĐH, bao gồm cả bằng tiến sĩ. University chú trọng vào nghiên cứu cũng như đào tạo trong khi các college chú trọng vào đào tạo. Các university cung cấp chương trình đào tạo tiến sĩ thường được gọi là ĐH nghiên cứu.

Nhiều college là độc lập, cấp bằng cử nhân cho những SV đã hoàn thành chương trình học kéo dài 4 năm. Tuy nhiên, college cũng có thể là bộ phận của university. Một trường ĐH lớn gồm nhiều college; các chương trình đào tạo cử nhân và sau ĐH ở nhiều lĩnh vực; một hoặc nhiều trường chuyên nghiệp (chẳng hạn trường luật hoặc trường y) và một hoặc nhiều cơ sở nghiên cứu. Mỗi trường chịu trách nhiệm về các chương trình mà họ cấp bằng. Chẳng hạn, ĐH New York có hơn 60 trường tại bang New York.

Một viện thường chuyên về các chương trình đào tạo trong một nhóm chuyên ngành liên quan chặt chẽ; chẳng hạn viện công nghệ, viện thời trang, viện nghệ thuật và thiết kế...

Các trung tâm nghiên cứu cung cấp cơ hội nghiên cứu và đạo tạo, trong đó có cả sau ĐH. Các trung tâm có thể hoặc không trực thuộc các trường ĐH.

Trường CĐ cộng đồng (community college hay junior college) cung cấp chương trình đào tạo từ một tới ba năm, phần lớn là hai năm. Có hai loại chương trình đào tạo ở những trường này. Một chương trình gồm các khoa học giống như hai năm đầu ở trường CĐ, ĐH hệ bốn năm. Mục đích là chuẩn bị để SV tiếp tục nghiên cứu thêm tại trường ĐH và CĐ. Chương trình còn lại chuyên về đào tạo nghề.

Mỹ có khoảng 1.150 trường CĐ cộng đồng. Khoảng 3/4 trong số này là trường công. Khi tốt nghiệp, SV được cấp bằng associate degree.

Bốn loại bằng cơ bản

Các trường ĐH, CĐ tại Mỹ cấp bốn loại bằng cơ bản cho học viên:

Bằng associate degree được trao cho SV sau khi hoàn tất hai năm nghiên cứu, chủ yếu trong lĩnh vực nghệ thuật và khoa học.

Bằng cử nhân: được trao cho SV sau 4 năm nghiên cứu. Có nhiều loại bằng cử nhân song phổ biến nhất là bằng cử nhân nghệ thuật (B.A) và cử nhân khoa học (B.S). Nhiều trường còn cấp bằng chuyên biệt. Chẳng hạn như: cử nhân giáo dục hoặc kiến trúc. SV có thành tích xuất sắc được trao bằng có chữ Latinh cum laude (xuất sắc) hoặc magna cum laude (xuất sắc nhất).

Bằng thạc sĩ: để có được bằng này, cử nhân cần nghiên cứu sâu hơn trong 1-2 năm.

Bằng tiến sĩ: có hai loại khác nhau. Một loại chuyên nghiệp trong các nghề nhất định; chẳng hạn tiến sĩ y khoa, tiến sĩ giáo dục. Loại còn lại là bằng tiến sĩ nghiên cứu, chỉ ra rằng: một người tinh thông một lĩnh vực hiểu biết rộng và kỹ thuật nghiên cứu khoa học.

4/5 sinh viên theo học trường công lập

Dù là công lập hay tư thục thì các trường đều phụ thuộc vào ba nguồn thu chính: học phí, tài trợ tư nhân và trợ cấp của Chính phủ.

Đào tạo từ xa là một cách nghiên cứu ngày càng phổ biến tại Mỹ. Đối với các sinh viên quốc tế, đào tạo từ xa có nghĩa là họ có thể nghiên cứu để lấy bằng mà không cần phải rời quê hương. Tuy vậy, họ phải tới Mỹ một số lần để nghiên cứu trong một thời gian ngắn trong khuôn viên. Mô hình đào tạo này đòi hỏi sinh viên phải tự giác và có khả năng tự làm việc. Nếu sinh viên quốc tế muốn theo học theo mô hình này tại Mỹ, họ cần nghiên cứu kỹ chất lượng của chương trình đào tạo, tính hợp pháp của trường đó tại Mỹ và việc công nhận mô hình đào tạo này ở đất nước họ.

Hơn 60% học sinh tốt nghiệp trung học tiếp tục theo học ở bậc cao hơn và khoảng 4/5 tổng SV theo học tại các trường ĐH, CĐ công lập.

Các trường ĐH công lập còn được gọi là trường ĐH bang. Các bang đều có trường ĐH riêng. ĐH công lập thường có quy mô rất lớn với số SV theo học lên tới 20.000 hoặc nhiều hơn. Do ĐH công lập chủ yếu được hỗ trợ tài chính từ chính quyền bang nên SV (người sống và trả thuế tại bang đó) thường phải trả học phí thấp hơn so với SV bên ngoài bang.

SV quốc tế được coi là công dân ngoài bang nên không được giảm học phí khi theo học tại các trường ĐH công lập.

Các trường ĐH, CĐ tư thục phụ thuộc vào học phí, lợi tức đầu tư, tài trợ tư nhân và các hợp đồng nghiên cứu. Học phí tại các trường này thường cao hơn so với ĐH công lập và mức thu là như nhau đối với mọi SV, cả ngoài bang lẫn trong bang. Thường thì ĐH tư có số SV chưa tới 20.000.

25% các trường ĐH và CĐ nằm dưới sự quản lý của các nhóm tôn giáo. Phần lớn trường nằm trong diện này tiếp nhận SV thuộc mọi tín ngưỡng. Tất cả trường ĐH, CĐ của các nhóm tôn giáo và trường chỉ dành cho nam hoặc nữ đều được xếp là ĐH tư.

Ngoại trừ yếu tố tài chính, bản chất công hay tư của một trường ĐH không ảnh hưởng tới việc SV lựa chọn chương trình học. Các chương trình chất lượng cao tồn tại ở cả hai loại hình trường ĐH, CĐ. Chẳng hạn, ĐH California và Virginia thường được xếp hạng ngang bằng với Liên đoàn Ivy - một hiệp hội gồm 8 trường tư danh tiếng ở vùng Đông Bắc nước Mỹ.

Điều quan trọng hơn là sự quan tâm của trường đối với chương trình đào tạo. Sự quan tâm đó thể hiện ở việc đảm bảo đội ngũ giảng viên hạng nhất cũng như cung cấp cơ sở vật chất tiên tiến nhất: thư viện, phòng thí nghiệm, máy tính và các thiết bị khác.

Một nhân tố quan trọng nữa trong việc lựa chọn môn học là sự tồn tại của các khoa mạnh trong những chuyên ngành liên quan khác. Theo ước tính, các trường ĐH ở Mỹ cung cấp hơn 1.000 chuyên ngành đào tạo. Các trường ĐH chi trung bình 9-10% ngân sách hàng năm cho nghiên cứu, 2,5% cho thư viện.

Trường ĐH tư thục Havard nổi tiếng
Phần lớn các trường ĐH và CĐ do hội đồng quản trị kiểm soát. Ban quản trị của trường tư thường bầu các thành viên của họ. Nhà thờ cũng có thể bầu ban quản trị của trường ĐH liên quan tới họ.

Ủy viên của các trường công do thống đốc bang bổ nhiệm. Vài trò của hội đồng quản trị là thông qua các chính sách giáo dục. Họ cũng bổ nhiệm Giám đốc điều hành của trường. Thường thì Giám đốc điều hành chính là Hiệu trưởng của trường. Các quan chức khác trong hội đồng chịu trách nhiệm về chương trình đào tạo, tuyển SV, quản lý tài chính.

Mỗi trường ĐH, CĐ có một Giám đốc tư vấn cho SV cũng như chỉ đạo về kỷ luật. Mỗi trường CĐ hoặc trường riêng thuộc một trường ĐH đều có Giám đốc học thuật, đứng đầu hội đồng giáo viên trong việc chuẩn bị giáo trình. Hội đồng giáo viên được chia thành các khoa. Mỗi khoa có một chủ nhiệm và chủ nhiệm thường là GS. Dưới chủ nhiệm là các GS khác, PGS và trợ giáo.

Tiếp nhận cả người chưa tốt nghiệp trung học

Mỹ không có hệ thống trường quốc gia, cũng không có các trường do liên bang điều hành, ngoại trừ học viện quân sự. Tuy nhiên, Chính phủ  hướng dẫn và tài trợ cho các chương trình giáo dục liên bang mà cả trường công và tư tham gia. Bộ Giáo dục giám sát các chương trình này.

Hệ thống giáo dục Mỹ được dựa trên triết lý rằng việc kiểm soát các chức năng công cộng nên phân quyền gần như hoàn toàn cho các bang và cộng đồng địa phương.

Mỗi bang đều thông qua luật giáo dục và thành lập hệ thống trường công. Hầu như mọi bang đã chuyển quyền kiểm soát giáo dục công lập cho các hội đồng giáo dục địa phương. Số hội đồng do chính quyền mỗi bang quyết định. Hội đồng địa phương chịu trách nhiệm điều hành trường công, từ thuê giáo viên, xây dựng trường sở cho tới hoạch địch về giáo trình.

Các bang cũng bầu hoặc bổ nhiệm ủy ban giáo dục và ủy viên giáo dục, người đứng đầu Bộ giáo dục mỗi bang. Ủy ban giáo dục đặt ra chính sách giáo dục cho cả bang và ủy viên giám sát những chính sách đó có được thực thi hay không (ở cả trường công và trường tư). Một số bang có ủy ban giáo dục riêng dành cho ĐH.

Nhiều bang quy định thành lập ủy ban tư vấn công dân nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào việc điều hành các trường học. Trách nhiệm của họ là buộc các trường học đáp ứng tiêu chuẩn địa phương. Thành viên của ủy ban thường là công dân và chuyên gia giáo dục.

Các nhóm tư nhân khác có quyền kiểm soát gián tiếp đối với giáo dục. Chẳng hạn, Hiệp hội giáo dục quốc gia Mỹ (gồm hơn 2 triệu giáo viên và các nhà quản lý trường học) sử dụng ảnh hưởng để cải thiện chất lượng trường học và giảng dạy, tăng lương cho giáo viên. Nhiều cơ quan khác đánh giá trường trung học, CĐ và ĐH để xem họ có đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định hay không.

Các trường ĐH, CĐ cũng tiếp nhận cả phụ nữ và nam giới chưa tốt nghiệp trung học. Mục đích là đáp ứng nhu cầu tiếp tục nâng cao trình độ của những đối tượng này.

  • Lê Minh (tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,