221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
544766
Học phí: thế nào là "thu đủ bù chi"?
1
Article
null
Học phí: tăng hay không?
Học phí: thế nào là 'thu đủ bù chi'?
,

(VietNamNet) - Đề nghị của Chính phủ là thực thi chính sách học phí theo phương châm "thu đủ bù chi". Thế nhưng, thế nào là thu đủ bù chi, thì cần phải có một thuyết trình đủ cơ sở khoa học lẫn thực tế. Như vậy, đề xuất tăng học phí mới có sức thuyết phục.

Soạn: AM 196514 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Tìm cơ hội làm thêm kiếm tiền trang trải học phí (Ảnh: NV)

Doanh nghiệp sử nhân lực phải nộp tiền cho ngân sách quốc gia

Để có thêm nguồn cho chi phí đào tạo, phần lớn các trường đã từ phải xoay xở từ nghiên cứu khoa học, từ mời gọi tài trợ từ bên ngoài. Giám đốc Học viện Tài chính Vũ Văn Hoá cho biết: "Ngoài nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) cấp và thu từ học phí của SV, trường phải xoay xở bằng các nguồn thu khác xuất phát từ dịch vụ đào tạo được Nhà nước cho phép. Ví dụ: Mở các lớp bồi dưỡng Giám đốc Doanh nghiệp, Kế toán trưởng hoặc quan hệ với các Bộ, ngành để xin dự án về đào tạo để tạo điều kiện tăng thêm kinh phí và tạo điều kiện cho cán bộ đi học thêm... Từ nguồn thu này hàng năm, trường có thêm một khoản thu tương đối khá bổ sung vào ngân sách đào tạo.

Theo ông Hoá, việc tăng học phí là cần thiết nhưng tăng như thế nào thì cần phải xem xét. Nếu bây giờ, các trường công lập nói lấy thu để đủ bù đắp chi thì e rằng ngay tức thời thì chưa làm được. Bởi chi cho cán bộ, giáo viên và chi mua sắm cơ sở vật chất rất lớn.

GS Hoàng Tuỵ cũng cho rằng: nhằm bảo đảm chất lượng là lý do để các trường đề nghị tăng học phí. Đó là yêu cầu khách quan vì NSNN hiện nay khó có thể đáp ứng. Tuy nhiên, nếu tăng học phí sẽ tạo gánh nặng kinh tế cho nhiều gia đình. Hơn nữa, xã hội cũng không tin tưởng nếu ngành giáo dục tăng học phí sẽ làm cho chất lượng giáo dục tăng theo. GS Hoàng Tuỵ đề nghị: nên tính toán lại mức chi phí và chỉ có một học phí duy nhất. Mức học phí giữa các bậc ĐH, các loại hình trường có thể khác nhau cho phù hợp để sau học phí sẽ không có khoản phí nào nữa...

Theo ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính, trường ĐH Nông lâm TP.HCM, đối với các trường ĐH công lập, tốt nhất là Nhà nước quan tâm tăng cường đầu tư cơ sở vật chất (xây dựng cơ bản, các dự án, chương trình mục tiêu…), các trường thu học phí để tạo vốn lưu động, phục vụ cho việc đào tạo, thực hành thực tập… để giảm bớt gánh nặng cho SV phải đóng học phí trả cho mục “đầu tư cơ sở vật chất”. Việc tăng học phí là phù hợp nhưng phải gắn liền với chế độ chính sách, nghĩa là phải phân loại từng nhóm: trường, ngành, SV… sự phân biệt này cũng là một trong những tiêu chí chọn lựa của người học, và cả của người dạy!

Để giảm tối đa những tiêu cực có thể nảy sinh từ nguồn kinh phí nhiều hay ít, đồng thời tạo công bằng cho những học sinh vùng khó khăn có cơ hội tiếp cận GD ĐH, ông Hoá đề xuất: Nên điều chỉnh mức học phí theo từng khu vực. Ví dụ: các em ở KV thành phố (loại 1,2,3) và nông thôn phải có từng mức học phí phù hợp. Nếu đánh đồng mức học phí các KV như nhau e rằng việc thực hiện xã hội hóa giáo dục sẽ gặp cản trở.

"Chúng tôi kêu goi tất cả các doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực đào tạo ĐH phải có một khoản nộp cho ngân sách quốc gia. Từ ngân sách quốc gia lại tái phân phối cho các trường ĐH". Do đó, những doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực ĐH thì phải có đóng góp, không phải bằng cách trợ cấp học bổng mà phải bằng cách là chế độ của Nhà nước, bằng Nghị định của Chính phủ và phải được nằm trong Luật Giáo dục.

Cần phân biệt "đủ chi" về cái gì?

Trong quá trình tiếp xúc lấy tư liệu phục vụ cho bài viết, nhiều ý kiến đều trao đổi với chúng tôi: Cần phải phân biệt thu đủ chi thì đủ chi về cái gì? Nếu xây dựng cơ sở vật chất thì hoàn toàn phụ thuộc vào NSNN, còn nếu lấy học phí bù đắp chi thì may ra chỉ đủ cho chi thường xuyên. Do vậy, chủ trương của Chính phủ nên thực hiện từng bước. Ví dụ: năm 2005 mức học phí tăng bao nhiêu và 2006 tăng bao nhiêu...để tiến tới nó phải phù hợp với mặt bằng thu nhập của dân cư. Nếu mặt bằng thu nhập của dân cư quá thấp mà tăng học phí cao thì chưa phù hợp với chủ trương phát triển GDĐH hiện nay của Nhà nước.

Thực tế, trừ một số đối tượng có thu nhập cao, mặt bằng thu nhập của cán bộ hiện nay cũng chỉ ở mức trung bình và mức thấp chưa kể mức thu nhập của nông dân. Cứ tính 1 SV học ĐH, trung bình phải có ít nhất từ 550.000 cho tới 650.000 đồng/ tháng (học phí, ăn, ở). Mức này đối với thu nhập của nông dân thì quả là một gánh nặng cho ngân sách gia đình.

Ông Lê Văn Giạng, nguyên Thứ trưởng Bộ GD - ĐT cho rằng: vấn đề tăng học phí nói chung, đặc biệt là nâng học phí trên một quy mô rộng, thậm chí đến mức học phí đủ bù cho chi phí giáo dục đào tạo, thực chất là việc chuyển hệ thống trường công sang trường tư. Đây là một vấn đề rất lớn về quan điểm đường lối giáo dục. Tất nhiên, nếu cần và đúng thì phải thay đổi, nhưng cần có nghiên cứu cân nhắc vì nó quan hệ đến cả vận mệnh của nền giáo dục quốc gia.

Muốn vậy, khi Chính phủ kiến nghị nâng học phí theo hướng "thu đủ bù chi" nhưng lại chưa có cơ sở khoa học, dù chỉ là ước lượng để minh chứng cho sự cần phải tăng học phí. Cách tính "đủ chi phí đào tạo" là như thế nào? Học phí đủ bù chi đào tạo cho các trường công là bao nhiêu và so sánh với học phí ở các trường tư hiện nay. Tỷ lệ số HSSV sẽ phải đóng học phí thuộc những tầng lớp xã hội nào? Tỷ lệ miễn học phí, cấp học bổng...  Theo ông Giạng, việc tăng học phí ở bậc ĐH nên hoãn lại cũng không ảnh hưởng gì lớn đến công việc của Bộ GD - ĐT...  

  • Kiều Oanh - Cam Lu

Chính phủ đề nghị tăng học phí từ năm 2005

Từ năm 2003, Bộ GD-ĐT đã có chủ trương tăng học phí nhưng cứ mỗi lần chuẩn bị thực thi lại vấp phải sự phản đối của dư luận. Nay thì... 

ĐBQH không yên tâm về đề xuất tăng học phí

VietNamNet đã phỏng vấn một số ĐB, trong đó có Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, ngay sau khi Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển đọc báo cáo về tình hình giáo dục trước QH.

Nhiều SV lao đao vì học phí!

Với mức học phí như hiện nay, đã không ít cảnh SV có hoàn cảnh khó khăn lâm cảnh "dở khóc dở cười"...Liệu đề xuất tăng học phí của Chính phủ với Quốc hội lần này được thông qua thì cơ hội tiếp cận giáo dục của SV nghèo sẽ ra sao?

Trường ĐH "đòi" tăng học phí gấp ba lần!

Theo khảo sát của chúng tôi tại một số trường ĐH trong cả nước, hầu hết đều có chung quan điểm: Cần phải tăng mức học phí để bổ sung nguồn thu còn thiếu hụt trong nhiệm vụ bảo đảm chất lượng đào tạo hiện nay. Và đó cũng là cách để nâng chất lượng giáo dục. 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,