221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
543360
TP.HCM: Nở rộ trường Tây
1
Article
null
TP.HCM: Nở rộ trường Tây
,

(VietNamNet) - Cách đây vài năm, học sinh người Việt ở Hà Nội muốn vô trường Tây phải "học chui" thì ở TP.HCM, hàng loạt trường mang danh quốc tế liên tiếp được mở, từ tiểu học tới ĐH.

Soạn: AM 192907 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Giờ học nhạc của HS trường tiểu học DL Quốc tế

Biết chào ông bán thuốc lá không quen biết!

Trong lúc chờ đón con, một vị phụ huynh ở trường British International (BIS) ở quận 2, TP.HCM cho hay: "Con tôi mới chuyển vào đây học từ đầu năm. Nếu ở một trường bình thường, sẽ khó mà tiếp nhận học trò lớp 9 kiểu "tay ngang" như thế vì sợ ảnh hưởng đến kết quả thi tốt nghiệp. Lớp 9, chuẩn bị cho nhiều kỳ thi sắp đến, những học sinh (HS) trường công lập sẽ bù đầu bù cổ, học ngày học đêm. Còn cháu nhà tôi, vẫn có nhiều thời gian để vui chơi, xem ti vi, giao lưu với bạn bè". 

Với vị phụ huynh này, kết quả học tập của con mình được đánh giá... vào ngày chủ nhật. Một nhóm, 6 người  bạn cùng học với nhau, cả người Việt và người nước ngoài, mỗi tuần có một buổi giao lưu ngoại khóa. Các em thay luân phiên nhau đến nhà các thành viên. Phụ huynh cùng tham gia để đưa ra những câu hỏi, tình huống và sửa chữa từng câu chữ, từng bài toán, từng tiếng phát âm. Theo phụ huynh này, chỉ sau 2 tháng, cách giao tiếp và tư duy của con mình đã thay đổi theo hướng tích cực.

Được chú bảo vệ bế từ trên xe hơi xuống, cậu bé học lớp 2 trường DL quốc tế Việt - Úc (Võ Thị Sáu, Q.1) vòng tay lại: "Cháu cảm ơn chú". Đeo ba lô lên vai, cậu bé chạy đến bên xe bán thuốc lá ngay đó, tìm người đàn ông đang bị tủ thuốc che khuất. Vừa trông thấy ông, cậu bé ngoan ngoãn "Cháu chào ông ạ! Hôm nay ông có khoẻ không?". Hai ba hôm quan sát, đều thấy cậu bé làm như vậy. Sau đó là nắm tay bố, vui vẻ vào trường. Hỏi thăm thì được tiếp, cậu bé và người bán thuốc không hề bà con, quen biết. Ông bán thuốc cũng không biết cậu bé tên gì, học lớp mấy.

Soạn: AM 192905 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Cùng nhau thảo luận (giờ học tại trường THPT DL Quốc tế)

Từ ngày con vô học trường DL Việt - Úc, chị B.Duyên thấy con vui hẳn. Mỗi lần đi thăm ông bà nội...cháu tự động chào hỏi. Một lần, dẫn cháu đi công viên, thấy một bạn trạc tuổi ngồi trên cỏ, cháu chạy lại nhắc ngay. Chẳng như trước đây, có "cạy răng" cháu cũng chẳng nói gì.

Tại các cơ sở đào tạo trình độ CĐ, ĐH hoặc cấp chứng chỉ liên kết đào tạo như RMITVietNam, SaigonTech,.v.v.. có quy định rất rõ: trong trường chỉ được giao tiếp bằng tiếng Anh (trừ phụ huynh và khách). Còn nhớ, trong một buổi triễn lãm mạng không dây của trường, Việt, SV trường ĐH Mở-Bán công TP.HCM đã trầm trồ: "Họ tranh nhau nói thế này, chả trách, nói tiếng Anh như gió". 

Chương trình ta lẫn chương trình "Tây" 

Trong lớp học toán của  lớp 11 trường THPTDL Quốc tế (đường Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận), có ti vi, máy vi tính, thầy giáo không đứng trên bục. Phòng học treo đầy những hình hoạ, tranh ảnh. Thầy bảo trò: hãy tưởng tượng để hình dung các mặt phẳng trong không gian. Những cánh tay giơ lên, rồi người này phản đối ý kiến của người kia...và chờ đợi ý kiến của thầy. Cứ thế, 2 tiết học trôi qua một cách nhanh chóng. Một HS cho biết: "Kiểm tra bài cũ là kiểm tra xem tụi em hiểu bài đến đâu, áp dụng bài như thế nào. Chứ không bắt học thuộc lòng". Thầy giáo cũng chỉ cho hai bài tập về nhà.

Một phụ huynh có con học tiểu học than “Bỏ ra 2,7 triệu đồng đóng từ tháng học đầu tiên, được mấy ngày, về nhà thằng bé đã bảo: Trường con máy lạnh bị hư, chẳng đứa nào ngủ được.Giở lưng thằng bé thấy rôm sảy mọc tùm lum, gọi điện đến trường hỏi thì bị nhân viên văn phòng mắng: “nghe trẻ con”. Đến trường tìm gặp hiệu trưởng thì  không cho gặp.

 

Nhiều người nắm bắt nhu cầu học trường quốc tế là rất lớn liền bắt tay nhảy vào kinh doanh. Theo khảo sát, những trường mang tên “quốc tế” ở TP HCM đa phần là thuê mướn chứ không mang đủ tầm lớn đúng với chữ “quốc tế” nên HS cứ phải chuyển trường lia lịa.

 

Chị Ngọc Lệ, phụ huynh một HS than: “"Trường ngoài đều học chương trình cải cách, trường quốc tế vẫn "ôm" chương trình cũ. Tôi rất khổ sở về việc này. Trường bảo sẽ lo sách cho các cháu, vậy mà cuốn được cuốn không. Cuốn nào trường tìm chẳng được liền đổ lên đầu phụ huynh. Như cuốn Tự nhiên Xã hội lớp 4, gia đình tôi đổ đi tìm hết cả tuần mà ở đâu cũng trả lời: Đó là chương trình cũ rồi làm sao có được...”.  

(Theo Công an Nhân dân)

Ông Lê Đức Ánh, hiệu trưởng trường THPTDL Quốc tế cho biết, ngoài chương trình của Bộ GD-ĐT, trường còn dạy thêm các môn khoa học tự nhiên Toán, Lý, Hoá theo chương trình Hoa Kỳ, được viết lại cho phù hợp thời gian và HS hiểu kiến thức đã học. Nội dung này chủ yếu dành cho HS cấp 3 có ý định du học (mỗi năm có khoảng 30-40 em). 

Trong số 185 HS đang theo học tại trường, chỉ có ít trẻ nước ngoài, chủ yếu là HS người Việt, đến từ 24 tỉnh thành: Hải Dương, Hải Phòng đến Kiên Giang. Thời gian học trong 1 ngày của HS cấp 2 là 7 tiết, cấp 3 là 9 tiết. Trường hiện có 50% giáo viên là cơ hữu, trong đó có 6 giáo viên nước ngoài. 

Trường tiểu học DL Quốc tế hiện có trên 2.000 HS,  thành lập năm 1999, số HS mỗi năm trung bình tăng gấp đôi, chủ yếu là người VN. Buổi sáng, HS học chương trình tiếng Việt của Bộ GD-ĐT, chiều học tiếng Anh, Mỹ thuật, Nhạc, sinh hoạt CLB Tiếng Anh dưới nhiều hình thức khác nhau. Trường có trên 100 giáo viên, chủ yếu là người Việt và yêu cầu tối thiểu tốt nghiệp chuyên ngành loại khá trở lên. Lương giáo viên trả theo năng lực của mỗi người, từ 1,4-2 triệu đồng/tháng.

Cô Nguyễn Lê Thanh Trúc, hiệu trưởng nhà trường cho hay, hướng của trường là không cho điểm rộng vì muốn các em tốt nghiệp có năng lực thực sự. Trường không ép các em học vẹt, học tủ, cũng không khuyến khích điểm số chỉ toàn 9, 10. Điều cần thiết nhất là các em hiểu bài, nắm vững kiến thức. Một số phụ huynh sốt ruột vì thấy con mình ít điểm 10, ít bài tập về nhà nhưng cũng đã đồng ý khi nghe chúng tôi giải thích. Các kỳ thi tốt nghiệp tiểu học, trường tiểu học dân lập Quốc tế vẫn đạt tỉ lệ tốt nghiệp 100%, vẫn có học sinh giỏi cấp thành phố nhưng  tỉ lệ tốt nghiệp loại giỏi từ 60 – 65% chứ không phải trên 90% như một số trường hiện nay. Con số này theo tôi là con số thể hiện đúng thực chất. 

Soạn: AM 192849 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Ông Trần Ngọc Quang – Giảng viên trường ĐH RMIT

 Dạy bằng tiếng Anh nên tiếp thu của HS cũng khó khăn. Ở nước ngoài, HS đi học không phải để nghe mà trao đổi là chính. Ở đây, một số em cách học hơi thụ động, trông chờ giảng viên cung cấp bài và học thuộc lòng. Khi dạy, khó là giảng viên mình phải chuẩn bị nhiều hơn, phải đưa ra nhiều ví dụ gần với đời sống,phải tập cho học sinh tự học và tích cực trong học tập. Tại trường, mỗi giáo viên có 2-4h/tuần để HS có thể hỏi bất kỳ vấn đề gì. Tiếp xúc với nhiều HS ở đây, các em đều cho rằng mình học là do gia đình, rất ít em nói học để sau này làm gì, và có thích hợp với điều kiện đấy hay không. Vì vậy, cần phải hướng nghiệp để HS có động lực học nhiều hơn.

Còn theo giáo viên của trường, cô Đặng Nguyễn Minh Chi, trường quy định nếu đánh HS sẽ bị đuổi nên các cô giáo sáng tạo biện pháp "hoa điểm 10" để khuyến khích, răn đe.

International Shool Ho Chi Minh City là trường quốc tế có mặt tại TP.HCM cách đây 11 năm. Hiện, trường có 780 HS ở 34 quốc tịch khác nhau và 78 giáo viên chính thức của trường ở 18 quốc tịch. Trường dạy theo chương trình tú tài quốc tế. HSVN ở trường này chủ yếu là lớp 9-12, vì phụ huynh cho con vào đây chủ yếu là đi nước ngoài học tiếp. Trong số HS nước ngoài, HS Hàn Quốc nhiều nhất, chiếm đến 20%.

Tây - ta đều có lợi thế 

Hiện nay, có khoảng 10 trường quốc tế Việt Nam trên địa bàn TP.HCM. Với những trường 100% vốn nước ngoài, giảng dạy theo chương trình hoàn toàn của nước ngoài như trường quốc tế Úc Châu trên đường Trương Định (Q.3), trường The British International School (cơ sở chính tại 225 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, Q.2) và trường ĐH RMIT (đường Phạm Ngọc Thạch, Q.3, có ưu điểm là bằng cấp quốc tế nhưng khuyết điểm là nếu học nửa chừng không theo nổi nữa thì hệ bằng cấp này khác với hệ của Việt Nam, sẽ rắc rối cho phụ huynh lẫn HS về thủ tục xin học lại ở trường Việt Nam.

Cạnh đó, trường do người Việt mở, giảng dạy theo giáo trình của Bộ GD-ĐT. Nhờ đó, khi nửa chừng không học nữa chuyển ra trường ngoài thì thủ tục được dễ dàng hơn, chỉ có phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức, quản lý và môi trường học tập, cơ sở vật chất là theo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay có các trường tiểu học Quốc tế (Thái Văn Lung, Q.1), trường , trường DL Quốc tế (đường Ngô Thời Nhiệm, Q.3), trường THPTDL Quốc tế… Các trường này có bằng cấp theo chuẩn của Việt Nam (riêng Anh văn có học và thi theo bằng của Anh, Mỹ, Úc) nên mức học phí rẻ hơn nhiều, từ 1,2 triệu - 5 triệu đồng/tháng tùy theo cấp lớp.

Trường Học phí
Trường tiểu học DL Quốc tế 1,5 triệu đồng/tháng (lớp 1-2) và 1,6 triệu đồng/tháng (3-5)
Trường tiểu học dân lập Quốc tế Việt -Úc khoảng 150 USD/tháng
Trường THPT DL Quốc tế  cấp 2: 310 USD/tháng; cấp 3: 350 USD/tháng (bao gồm ăn, nghỉ, đi bơi, thể dục thể thao, y tế dã ngoại…)
SaigonTech (liên kết với trường ĐH Cộng đồng Houston Mỹ cấp bằng) Chứng chỉ AAS: 53 USD/tín chỉ x 66 = 3.310 USD

Chứng chỉ ESL: 20 USD/tín chỉ x 72 = 1.440 USD

ĐH RMIT Việt Nam  
SV Việt Nam 12.545 USD (7 học kỳ) hoặc 5.377 USD cho một năm gồm 3 học kỳ
SV quốc tế 15.680 USD (7 học kỳ) hoặc 6.720 một năm 3 học kỳ

 

  • Cam Lu - Đoan Trúc

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,