221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
467386
15 sản phẩm vào chung khảo Trí tuệ Việt Nam 2003
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
15 sản phẩm vào chung khảo Trí tuệ Việt Nam 2003
,

Sáng nay, 26/11, Ban Tổ chức cuộc thi sản phẩm phần mềm ''Trí tuệ Việt Nam 2003'' đã chính thức công bố danh sách 15 sản phẩm vào vòng chung khảo của cuộc thi.

Với thông điệp ''Tìm giải pháp cho vấn đề quanh bạn'', cuộc thi Trí tuệ Việt Nam năm 2003 đã đón nhận một tỷ lệ số sản phẩm hoàn thiện cao nhất từ trước đến nay, với 142 sản phẩm hoàn thiện trên tổng số 166 sản phẩm dự thi (năm 2002 có 232 hồ sơ dự thi với 125 sản phẩm hoàn thiện). Hơn 300 thí sinh (70 nhóm và 96 cá nhân) từ 32/61 tỉnh thành gửi sản phẩm dự thi. Đông đảo nhất vẫn là những sản phẩm từ hai trung tâm lớn là Hà Nội và TP. HCM. Một số tỉnh, thành phố khác như Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng, An Giang, Đắc Lắc là những địa phương có số lượng sản phẩm dự thi tương đối cao. Ngoài ra, BTC đã nhận được 14 hồ sơ dự thi của các cá nhân và nhóm từ 9 quốc gia trên thế giới (Đức, Australia, Nga, Malaysia, Mỹ, New Zealand, Hàn Quốc, Singapore, Hà Lan). Số thí sinh nữ tham gia cuộc thi chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số thí sinh dự thi (khoảng 20 thí sinh trên hơn 300 thí sinh).

Theo nhận xét của Hội đồng Sơ khảo cuộc thi, TTVN 2003 có sự phát triển mạnh về chất lượng sản phẩm. Mức độ hoàn thiện của các sản phẩm dự thi cao hơn hẳn các năm trước. Có rất nhiều sản phẩm, kể cả những sản phẩm không được chọn vào vòng chung khảo đều có thể ứng dụng ngay trong thực tế (e-Office, Hệ thống thu thập và xem tin tức trực tuyến ICA, Phần mềm tách thu thập thông tin I++ (ICA và I++ là hai sản phẩm tương tự như giải Nhì của ''TTVN 2002'' và ở mức hoàn thiện cao); Từ điển Việt - Nhật Nhật - Việt; Hệ thống quản trị nội dung iCMS...).

Hầu hết các sản phẩm được phát triển với mục tiêu rõ ràng, đa dạng và thực tế hơn hẳn các cuộc thi trước. Theo đánh giá của Hội đồng Sơ khảo, các sản phẩm dự thi TTVN 2003 thể hiện: xu hướng thay thế nhập khẩu khá rõ như ''Bộ điều khiển ECU và xây dựng phần mềm truyền thông ECCOM''; ''eOffice''; ''Corridor'', ''iCMS''...; xu hướng tích hợp với phần cứng để đưa đến giải pháp đồng bộ như ''Hệ thống cổng điện thoại học đường 3i''; ''Sức khoẻ cộng đồng''; ''Mạch chặn số gọi đi và lưu lại thời gian cuộc gọi''...; xu hướng hoàn thiện và tiến tới thương mại như ''Hệ thống thông tin, quản lý doanh nghiệp - ERP''; ''Hệ thống cổng điện thoại học đường 3i''...

Về khả năng ứng dụng công nghệ và lập trình của thí sinh cũng đã có bước tăng rõ rệt, thể hiện qua những công nghệ mới, tiên tiến mà thí sinh vận dụng trong sản phẩm của mình. Công nghệ .NET, IVR, 3D được ứng dụng trong nhiều sản phẩm dự thi năm nay. Thị trường chứng khoán ảo trực tuyến, Hệ thống âm nhạc trực tuyến Việt Nam, Phần mềm chính phủ điện tử e-Gov.net, Giải pháp Toà soạn điện tử... là những sản phẩm được ứng dụng công nghệ .NET. Hệ hỗ trợ chuẩn đoán, phẫu thuật với ảnh cắt lớp 3D, Games Tướng quân thể hiện sự mạnh dạn của thí sinh trong việc ứng dụng công nghệ 3D. Một số công nghệ mới khác như Text to speech, IVR cũng được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm dự thi �TTVN 2003�.

Danh sách 15 sản phẩm vào chung khảo TTVN 2003:


- Giải pháp tiếng Việt cho thiết bị cầm tay sử dụng HĐH Palm-OS với bộ gõ minh hoạ cho phương pháp nhập liệu kiểu mới trên thiết bị máy tính sử dụng màn hình cảm ứng. Tác giả: Nguyễn Khắc Trọng và Vũ Trung Kiên (Hà Nội).

- Phần mềm mô phỏng bay Opensky. Tác giả: Huỳnh Đình Bảo Phương và Trần Thị Quỳnh Như (TP.HCM, Huế)

- V-Doctor Hệ hỗ trợ chuẩn đoán và phẫu thuật dựa trên ảnh cắt lớp 3D. Tác giả: Nguyễn Thành Huy và Lê Vĩnh Thành (Hải Phòng, Huế).

- Từ điển Nhật Việt, Việt Nhật. Tác giả: Tạ Yên Thái (Hà Nội)

- Bộ điều khiển ECU và xây dựng phần mềm truyền thông ECCOM. Tác giả: Đặng Minh Thắng và Trần Anh Trung (Hải Phòng, Hà Nội). 

- Hệ thống hỗ trợ theo dõi sức khỏe cộng đồng (QSK_03). Tác giả: Nhóm tác giả do Trần Công Mạnh làm trưởng nhóm (Hà Nội).

- Game ''Tướng Quân''. Tác giả: Trương Hải Nam (Hà Tây).

- Hệ thống cổng điện thoại học đường 3i. Tác giả: Bùi Quang Trung (Ninh Bình).

- Hệ chương trình hỗ trợ giảng dạy và quản lý trường mầm non. Tác giả: Phạm Hoàng Thái Dương và Võ Tuấn Sơn (Đồng Nai, Lâm Đồng).

- Xây dựng bộ gõ tiếng dân tộc (Êđê, Jarai, Bahnar, M'nông, Chăm). Tác giả: Trương Đình Tú (Phú Yên)

- Hệ thống truyền thông hợp nhất CorriDOR. Tác giả: Nhóm DTT do Nguyễn Thế Trung làm trưởng nhóm (Hải Phòng).

- Hệ thống âm nhạc trực tuyến Việt Nam - Vietnam Audio Networks. Tác giả: Van team do Phùng Tiến Công làm trưởng nhóm (Australia).

- mvnForum-giải pháp cho diễn đàn thảo luận thông tin trực tuyến dựa trên công nghệ Java. Tác giả: Nhóm tác giả do Nguyễn Ngọc Minh làm trưởng nhóm (TP. HCM, Hàn Quốc).

- Giải pháp tòa soạn điện tử. Tác giả: Nhóm Hoa Tiêu do Vương Quang Khải làm trưởng nhóm (Hà Nội).

- Hệ thống quản trị nội dung - iCMS. Tác giả: Nhóm do Nguyễn Công Kha làm trưởng nhóm (Hà Nội).

 

Cơ cấu giải thưởng của ''TTVN 2003''
- 01 giải nhất: 50.000.000 VND và 01 máy tính xách tay trị giá 1500 USD
- 01 giải nhì: 30.000.000 VND và 01 máy tính để bàn trị giá 603 USD
- 02 giải ba: 15.000.000 VND và 01 máy tính để bàn trị giá 603 USD/giải
- 01 giải công nghệ: Một học bổng tại Ấn Độ, thời gian 06 tháng trị giá 3.000 USD (học phí, máy bay, ăn, ở trong thời gian 06 tháng) do Trung tâm Đào tạo lập trình viên Quốc tế Aptech tài trợ.
- 03 phần thưởng đặc biệt: 5.000.000 VND/giải (Hội đồng giám khảo chọn tên cho các giải thưởng này)
- 10 học bổng đào tạo công nghệ mạng lấy chứng chỉ CCNA của Cisco tương đương 1.100 USD/học bổng do Công ty Hà Nội CTT tài trợ

- 10 học bổng Aptech: 700 USD/học bổng.
- Phần thưởng của nhà tài trợ (nếu có).

Huyền Thanh

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,