221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1021414
Để người dân được hưởng lợi nhiều hơn từ Viễn thông, Internet
1
Article
null
Để người dân được hưởng lợi nhiều hơn từ Viễn thông, Internet
,

(VietNamNet) - Đúng 9h sáng 9/1, Thứ trưởng Thường trực Bộ Thông tin - Truyền thông Lê Nam Thắng đã bắt đầu trả lời trực tuyến với người dân về cơ chế, chính sách phát triển Viễn thông - Internet và quản lý nhà nước về Truyền dẫn phát sóng và Tần số vô tuyến điện trên Báo điện tử VietNamNet. 

Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Lê Nam Thắng đang trực tiếp trả lời các câu hỏi của người dân về cơ chế chính sách phát triển Viễn thông và Internet.
Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Lê Nam Thắng đang trực tiếp trả lời các câu hỏi của người dân về cơ chế chính sách phát triển Viễn thông và Internet.

Việc Bộ TT-TT mở cửa thị trường viễn thông, thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đã tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực, giúp mặt bằng giá cước viễn thông, cụ thể là cước di động và Internet ADSL có những bước giảm rõ rệt, tạo điều kiện cho nhiều người dân tiếp cận được với các dịch vụ viễn thông hơn. 

Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ viễn thông cũng đang có những dấu hiệu suy giảm theo giá cước. Sau các đợt khuyến mãi rầm rộ để thu hút thuê bao mới, chất lượng cuộc gọi và tin nhắn của các mạng di động trong nước đã phần nào suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người sử dụng dịch vụ. 

Vậy vai trò của Bộ TT-TT giữa thúc đẩy cạnh tranh, giảm cước giữa các doanh nghiệp và thanh tra, đo kiểm, đảm bảo chất lượng dịch vụ cần phải điều tiết như thế nào? Làm sao để người dân được sử dụng dịch vụ viễn thông ngày càng tốt hơn, giá rẻ hơn? 

Với dự thảo Nghị định của Bộ TT-TT trình Chính phủ thay thế Nghị định 55/2001/NĐ-CP về quản lý dịch vụ Internet, mở rộng đối tượng được cung cấp dịch vụ sang cả các doanh nghiệp tư nhân, liệu chất lượng dịch vụ Internet có được cải thiện hơn, với giá cước rẻ hơn để người dân vùng sâu vùng xa cũng đủ điều kiện lắp đường truyền ADSL tại hộ gia đình? 

Các chính sách phát triển Internet, cấp giấy phép di động 3G, đưa Internet về nông thôn, trường học sẽ được Bộ TT-TT đẩy mạnh triển khai trong thời gian tới như thế nào? Các vấn đề về quản lý tên miền Internet cần giải quyết trong thời gian tới ra sao? 

Các nội dung về quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020, cải cách trong công tác cấp phép băng tần, tần số vô tuyến điện, quy hoạch dải tần di động và băng rộng, cũng như Luật Tần số vô tuyến sẽ được Bộ TT-TT đề cập, giải đáp cụ thể trong nội dung cuộc đối thoại trực tuyến.

 

Xem video clip cuộc đối thoại trực tuyến:


 

 

Sau đây là toàn văn nội dung cuộc đối thoại trực tuyến giữa Thứ trưởng Thường trực Bộ TT-TT Lê Nam Thắng với quý độc giả:

Độc giả Huyền Chi
Địa chỉ: Định Công, Hà nội
Nội dung: Chất lượng dịch vụ viễn thông, Internet:
Xin Thứ trưởng cho biết, Bộ TT-TT sẽ có những biện pháp cụ thể gì nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông và Internet của các nhà cung cấp Việt Nam hiện nay?

Thứ trưởng thường trực Bộ TT- TT Lê Nam Thắng: Trong những năm qua, các DN viễn thông trong nước đã quan tâm nhiều đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ như giảm cước, tăng đầu tư vào hạ tầng,.. Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh, vấn đề về chất lượng dịch vụ Internet và dịch vụ di động đôi khi vẫn còn gây nhiều bất cập với người sử dụng.

Để khắc phục vấn đề này, Bộ TT-TT đã đề ra 5 nhóm giải pháp cơ bản, với yêu cầu sẽ triển khai thực hiện ngay trong năm 2008 này:

1. Nhóm giải pháp thị trường: Bộ sẽ thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện cho người sử dụng có thể lựa chọn các dịch vụ tốt, bằng cách cho phép các DN mới, các DN có năng lực tham gia vào thị trường. Ví dụ, trước đây, đối với việc cung cấp dịch vụ truy nhập quốc tế, chỉ có các DN nhà nước mới được phép cung cấp, nhưng hiện nay, trong nghị định mới trình chính phủ về Quản lý và sử dụng Internet, thay thế nghị định 55 cũ, Bộ TT-TT đã đề nghị chính phủ cấp phép cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế.

2. Nhóm giải pháp đổi mới DN: Bộ chỉ đạo các DN thực hiện lộ trình cổ phần hoá, nâng cao phương pháp quản lý, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.

3. Nhóm giải pháp về tăng cường đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật mạng lưới:

Nếu muốn có chất lượng dịch vụ tốt, mạng lưới của các nhà cung cấp phải có năng lực tốt, đáp ứng nhu cầu chuyển tải lưu lượng. Vì vậy, bộ đã chỉ đạo các DN và tạo các điều kiện cần thiết để các cho các DN phát triển điều này. Bộ đã chỉ đạo các DN phải cấp thiết xây dựng hạ tầng mạng cáp quang biển, hệ thống các trạm BTS...Hiện tại, đã có 5 DN mới cùng cung cấp cáp quang biển. Trước đây, mỗi mạng di động chỉ có thể phát triển vài trăm trạm BTS mỗi năm, nhưng hiện nay, do Bộ đã tạo điều kiện và các DN cũng đẩy mạnh đầu tư, nên mỗi năm các DN đã có thêm từ 3000 - 5000 trạm BTS mỗi mạng lưới, và như vậy góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ di động.

4. Nhóm giải pháp về kỹ thuật nghiệp vụ, các cơ chế chính sách liên quan đến kỹ thuật nghiệp vụ: Trước đây các DN cung cấp dịch vụ truy nhập Internet phải kết nối 2 cấp, phải kết nối vào các DN cung cấp dịch vụ IXP, rồi mới kết nối ra quốc tế. Nhưng hiện nay, Bộ đã cho phép các DN cung cấp dịch vụ trực tiếp thuê kênh để kết nối với quốc tế. Tất cả điều này sẽ giúp các DN giảm chi phí, và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Để bảo đảm cho các sự cố không xảy ra như đứt cáp biển, Bộ cũng đã trình Chính phủ việc các DN nên kết nối các trung tâm truyền dẫn quốc tế với nhau, để DN này có thể sử dụng hạ tầng của DN khác khi gặp sự cố, bảo đảm việc chia sẻ hạ tầng, điều phối, giảm tải lưu lượng. Khi có sự cố xảy ra, DN này có thể sử dụng hạ tầng của DN khác để khắc phục.

5. Nhóm giải pháp về hành chính: Thanh tra Bộ, các cục phải tăng cường công tác quản lý đăng ký chất lượng dịch vụ, tiến hành thanh tra xử phạt trong quá trình kinh doanh dịch vụ. Đặc biệt năm 2008, Bộ sẽ tập trung chỉ đạo 2 nội dung mới nữa: đó là công khai chất lượng đo kiểm cũng như xử phạt vi phạm hành chính đối với DN, để từ đó góp phần nâng cao nhận thức, chuyển biến về mặt hành động đối với các nhà cung cấp dịch vụ. Bộ cũng yêu cầu các DN, từ nay phải tăng cường việc tự giám sát chất lượng dịch vụ của mình trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ. Bằng các hệ thống thiết bị kỹ thuật, tổng đài của DN, DN phải tự giám sát chất lượng dịch vụ của mình, chứ không thể chỉ đối phó với việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước.

Hy vọng với viện triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp như trên, thì chất lượng dịch vụ viễn thông, Internet sẽ ngày càng được cải thiện tốt hơn.

 
Ho ten: Đinh Đức Khánh
Dia chi: Bà Ria - Vũng Tàu

Email: banvatoi1987ooop@yahoo.com
Tieu de: Cần Đưa Đường Truyền ADSL về Nông Thôn
Noi dung: Trong Cuộc sống hiện nay Internet không thể thiếu đối với mọi người .Giới trẻ ở nông thôn cần được tiếp xúc với Internet để hiểu biết cập nhật thông tin một cách nhanh nhất. Xin hỏi Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Bộ TT-TT có giải pháp gì để đưa Internet về nông thôn. Liệu trong năm 2008 Internet băng thông rộng sẽ đến được mọi miền trên đất nước Việt Nam. Xin Cảm Ơn!

Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Các nhóm giải pháp để đưa thông tin về vùng sâu vùng xa là để đảm bảo cung cấp cho nông thôn khả năng truy nhập và khả năng bảo đảm thanh toán (hỗ trợ giá cước để người dân có khả năng thanh toán). Dựa vào hai mục tiêu cụ thể này, Bộ TT-TT đã triển khai thành năm nhóm giải pháp cụ thể sau.

Thứ nhất là giải pháp về vốn đầu tư để mở rộng và nâng cấp mạng lưới: quỹ viễn thông công ích, hoặc sử dụng nguồn vốn ODA. Hiện tại chúng ta đã triển khai trên 200 vùng viễn thông công ích - là những nơi có mật độ điện thoại dưới 5 thuê bao/100 dân.

Nhóm giải pháp thứ hai là giải pháp về kế hoạch: Từ những giải pháp này, chúng ta xác định sẽ đầu tư vào đâu? Đầu tư cho ai? Chúng tôi đã trình Chính phủ Chương trình Viễn thông công ích đến năm 2010 (cụ thể là các dịch vụ viễn thông và Internet công ích) trên phạm vi toàn quốc.

Nhóm giải pháp thứ ba là giải pháp công nghệ, khác với ở thành thị có thể sử dụng tất cả giải pháp từ hữu tuyến đến vô tuyến... còn ở nông thôn thì chọn công nghệ phù hợp, đặc biệt là công nghệ không dây như VSAT-IP, vệ tinh... tới vùng sâu vùng xa. Ví dụ, Tập đoàn BC-VT đã cung cấp các dịch vụ viễn thông không dây, điện thoại Internet, tạo điều kiện phát triển viễn thông.

Nhóm giải pháp thứ tư là những giải pháp về giá cước, vì nếu giá cước cao thì không đảm bảo người dân có thể dùng được. Vì vậy, các DN cần cạnh tranh giảm giá cước, có chính sách hỗ trợ giá cước cho người dân. Từ đó, DN triển khai dịch vụ, hỗ trợ cước lắp đặt ban đầu, cước thuê bao tháng, tiền mua sắm thiết bị. Tùy từng vùng, DN sẽ có giải pháp khác nhau.

Khác với ở thành phố, nhiều gia đình có máy điện thoại hay máy tính riêng, còn ở nông thôn thì mỗi gia đình không có máy diện thoại, máy tính riêng, nên chúng tôi thúc đẩy việc cung cấp dịch vụ viễn thông Internet công cộng để đưa địch vụ về nông thôn cho người dân.

Giải pháp thứ năm là các điểm cung cấp dịch vụ: tăng cường năng lực hoạt động của các điểm bưu điện văn hóa xã, điểm phục vụ công cộng, đại lý dịch vụ viễn thông...

Ho ten: Nguyễn Phi Công
Dia chi: Quảng Ninh

Email:
Tieu de: Bộ TT-TT đối thoại trực tuyến về phát triển viễn thông-Internet
Noi dung: Bộ TT-TT có phương pháp nào để các nhà cung cấp dịch vụ của VN đảm bảo về tốc độ đường truyền vượt ngưỡng ’ rùa bò’ như hiện nay?

Ho ten: nguyễn minh hùng
Dia chi: quảng bình
Email: hung_mb2003@yahoo.com
Tieu de: chào thứ trưởng
Noi dung: Thưa Thứ trưởng, bộ TT-TT sắp tới có giải pháp gì để kiểm soát chất lượng dịch vụ ADSL không? Vì hiện tại chất lượng dịch vụ ADSL quá chậm và quá tệ?

Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Hiện nay, liên quan đến các câu hỏi về chất lượng dịch vụ Internet, Bộ TT-TT đã có tiêu chuẩn ngành 68227/2006, trong đó quy định 9 chỉ tiêu chất lượng dịch vụ và chỉ tiêu tối thiểu DN phải tuân thủ. Trong số 9 chi tiêu này có 2 chỉ tiêu độc giả quan tâm nhất: Đó là tốc độ tải dữ liệu trung bình. Theo quy định, DN phải đảm bảo tốc độ tải dữ liệu trung bình nội mạng (tải từ website của nhà cung cấp) phải đạt tối thiểu 80%. Đối với tốc độ ngoại mạng, DN phải đảm bảo tốc độ tối thiểu đạt 60% trở lên.

Dù không cam kết tốc độ mạng tối thiểu, nhưng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet vẫn phải đảm bảo các tiêu chí như trên, việc đo kiểm đánh giá phải được thực hiện công khai, dựa trên các website có độ ổn định cao như của các ISP, của các báo điện tử lớn như VietNamNet, Thanh niên, Tuổi Trẻ... để tránh việc bị giảm tốc độ do năng lực máy chủ website không đủ đáp ứng.

Cũng có 1 chỉ tiêu khác được độc giả quan tâm đặt câu hỏi là thời gian cung cấp dịch vụ: DN phải đảm bảo 90% thời gian thiết lập dịch vụ. Đối với các trường hợp có sẵn đường dây thuê bao, thời gian triển khai dịch vụ không được quá 5 ngày. Đối với các trường hợp chưa có sẵn đường dây, thời gian không được quá 12 ngày đối với khu vực nội thành, thị xã, và 20 ngày đối với khu vực khác.. Nếu từ chối dịch vụ thì phải có lý do từ chối trả lời bằng văn bản trong vòng 3 ngày. Theo quy định của Tiệu chuẩn ngành, Bộ cũng đã quy định DN phải công bố chất lượng dịch vụ, đảm bảo không thấp hơn chất lượng đăng ký theo Tiêu chuẩn ngành. Nếu vi phạm, các DN sẽ bị xử phạt.

 

Các kết quả kiểm tra chất lượng cụ thể và các cam kết của DN về chất lượng dịch vụ đã được công khai trên website của Cục quản lý chất lượng BCVT và CNTT Bộ TT-TT tại địa chỉ www.ptqc.gov.vn.

Độc giả Lưu Khắc Vân
Địa chỉ: Thạch Thành, Thanh Hoá
Email: luukhacvan@yahoo.com.vn
Nội dung:
Thưa thứ trưởng, phát triển dịch vụ Internet là nhu cầu của sự phát triển về KH&CN nhưng nó rất khó quản lý. Đề nghị Bộ cho biết, trong việc soạn thảo Nghị định mới thay thế Nghị định 55 có các biện pháp và chế tài đảm bảo quản lý tốt được hay không, để nhân dân được tiếp cận được hơn nhiều với Internet. Xin cảm ơn Thứ trưởng.

 

Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Internet cũng là một môi trường ảo, cũng giống như cuộc sống thực, có đầy đủ hoạt động như học tập, nghiên cứu, chia sẻ, giao lưu tình cảm. Cũng có những mặt tích cực và tiêu cực. Do đó, quản lý Internet không phải ngăn cản sự phát triển mà là tạo điều kiện cho Internet phát triển, cung cấp nhiều tiện ích, dịch vụ, thông tin có ích cho người sử dụng, đồng thời hạn chế các mặt tiêu cực ảnh hưởng đến người dùng, nhất là đối với thanh thiếu niên và trẻ em.

Chính vì vậy khi xây dựng nghị định mới thay thế nghị định 55, Bộ chú trọng đến những điểm Nghị định 55 còn thiếu, điều chỉnh các hoạt động liên quan đến lĩnh vực nội dung thông tin. (nghị định 55 trước đây chủ yếu điều chỉnh các vấn đề về hạ tầng kỹ thuật mà chưa đề cập đầy đủ, toàn diện về vấn đề nội dung thông tin.)

Để tạo điều kiện cho Internet phát triển, về mặt hạ tầng kỹ thuật: các quy định được mở tối đa, phù hợp với thông lệ quốc tế, điều kiện thực tế ở Việt Nam và cam kết của chúng ta khi gia nhập WTO. Nghị định mới cũng khuyến khích trao đổi, chia sẻ thông tin trên Internet.

Chúng tôi cũng đã phân loại thông tin, website trên Internet thành các loại hình chính: Đối với thông tin không bị cấm: áp dụng cơ chế hậu kiểm. Đối với các trang thông tin có tác động lớn, ảnh hưởng lớn đến xã hội: nhà nước cần có biện pháp quản lý khả thi, phù hợp và chặt chẽ.

Bên cạnh nghị định 55 mới, chúng tôi cũng đang dự định xây dựng 1 nghị định mới về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Internet trong quý I năm 2008. Đưa ra các chế tài để tạo điều kiện ngăn ngừa và hạn chế những hành vi và nội dung xấu trên Internet.

Tuy nhiên tôi cũng phải nói thêm rằng, để ngăn ngừa được việc lợi dụng Internet vào những mục đích xấu, vi phạm an ninh quốc gia, thuần phong mỹ tục thì phải triển khai đồng bộ các giải pháp chứ không chỉ quá chú trọng vào một giải pháp nào.

Đầu tiên và quan trọng nhất theo tôi là vấn đề giáo dục, nâng cao nhận thức của gia đình, xã hội và toàn thể cộng đồng đối với vai trò của Internet. Để người dân, đặc biệt là thah thiếu niên hiểu được nên sử dụng Internet như thế nào mang lại nhiều lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Nhóm giải pháp thứ hai cũng rất quan trọng là làm sao phải gắn việc cung cấp và sử dụng Internet với nhau. Thí dụ giữa doanh nghiệp, đại lý và người dùng, để làm sao doanh nghiệp và đại lý có trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn và kiểm tra người dùng trong việc ngăn chặn các nội dung xấu.

Nhóm giải pháp thứ ba là nhóm giải pháp liên quan đến kỹ thuật nghiệp vụ, những trang web lớn chứa nội dung xấu gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, thuần phong mỹ tục thì cũng phải có các biện pháp chặn, loại bỏ kịp thời các nội dung thông tin đó khỏi môi trường mạng Việt Nam.

Bên cạnh đó, mhư tôi đã nói, chúng ta có các chế tài xử phạt hành chính, các biện pháp thanh tra kiểm tra để xử phạt. Thậm chí, đối với những vi phạm nặng trên môi trường Internet như các vụ lừa đảo qua mạng, tuyên truyền văn hoá phẩm đồi truỵ... thì áp dụng cả các biện pháp hình sự. Phối hợp với cơ quan công an vào cuộc khởi tố và điều tra... Để ngăn chặn những tác động xấu trên Internet, chúng ta phải tiến hành các biện pháp đó một cách đồng bộ! 

Nhóm câu hỏi liên quan đến việc sử dụng công nghệ 3G tại VN của các độc giả Đinh Văn Tuấn ở Sầm Sơn, Thanh Hoá, độc giả Hoàng Minh Hải ở Ba Đình, Hà Nội...: Xin Bộ cho biết thời điểm chính thức sẽ phát hành hồ sơ thi tuyển 3G? Doanh nghiệp sẽ có thời gian là bao lâu để chuẩn bị hồ sơ? Đâu là những tiêu chí chính để đánh giá doanh nghiệp nào có đủ khả năng cung cấp dịch vụ 3G?

Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Hiện nay, Bộ TT-TT đã báo cáo Thủ tướng, và đã được Thủ tướng nhất trí triển khai cấp phép 3G trên dải tần 1900-2200Mhz theo tiêu chuẩn IMT 2000 theo hình thức thi tuyển (Beauty Contest). Bộ TT&TT đã ban hành Quy định thi tuyển, thành lập Hội đồng thi tuyển và đang gấp rút tham khảo kinh nghiệm quốc tế, lấy ý kiến tư vấn, tham gia của doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ mời thi tuyển.

Dự kiến theo kế hoạch sẽ phát hồ sơ mời thi tuyển vào cuối tháng 1, đầu tháng 2/2008, doanh nghiệp sẽ có 3 tháng chuẩn bị hồ sơ, sau đó Hội đồng sẽ chấm điểm các hồ sơ (1 tháng), báo cáo kết quả lên TTCP và tiến hành cấp phép cho các hồ sơ trúng tuyển trong Qúy II/2008. Khi được cấp phép, có thể doanh nghiệp sẽ mất 1-2 năm để đầu tư mạng lưới, triển khai và sau đó mới có thể cung cấp dịch vụ.

Đây là một số kế hoạch và nội dung chính dự kiến về việc cung cấp giấy phép và dịch vụ 3G của Bộ TT-TT.

Độc giả Trần Hữu Tuyến - Hai Bà Trưng - HN: Thứ trưởng có thể cho chúng tôi biết lộ trình phát triển của CNTT và tương lai đến khi nào thì truyền hình cáp, điện thoại cố định và ADSL có thể đi cùng trên 1 đường dây?

Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Thực ra trên thế giới, người ta đã ứng dụng hội tụ dịch vụ viễn thông, điện thoại, Internet, CNTT phát thanh truyền hình...trên cùng một hạ tầng. Vấn đề ở đây không phải về công nghệ mà là vấn đề kinh doanh, thị trường.

Không phải tất cả các nước phát triển đều triển khai dịch vụ này nhưng tại một số nước đã cung cấp được trên cùng một đôi dây vừa cung cấp được ĐT, Internet và truyền hình Thị trường ta bắt đầu ứng dụng dịch vụ này để làm sao cung cấp được dịch vụ - dịch vụ Triplay, "3 trong 1".

Ở Việt Nam, để triển khai được dịch vụ này phải trên cơ sở triển khai nền tảng của mạng NGN. Thực ra từ năm 2005, các doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai mạng NGN nhưng chủ yếu là mạng lõi, và các mạng truy cập sẽ được triển khai từ năm 2008 trên nền IP. Hy vọng rằng, trong tương lai gần, các doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ triplay - 3 trong 1 - tại Việt Nam.

 
Độc giả Nguyễn Đức Tuấn, Hà Tĩnh Hữu Lợi, Hà Nội: Thưa Thứ trưởng, tôi được biết công ty di động Vimpelcom sắp vào thị trường Việt Nam. Vậy bao giờ họ được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam Tôi được biết Công ty Vimpelcom liên doanh với một TCT của Bộ Công an để xin giấy phép 3G. Vậy khả năng cấp giấy phép 3G cho công ty này là bao nhiêu % khi quy định của Bộ là phải có mạng lưới, khách hàng, doanh thu...? Cám ơn Thứ trưởng.

Thứ trưởng Lê Nam Thắng:  Theo quy định của pháp luật VN, nếu các công ty nước ngoài muốn tham gia thị trường phải thông qua hình thức đầu tư trực tiếp (Thành lập công ty...) hoặc gián tiếp (thông qua mua cổ phần doanh nghiệp trong nước...).
 
Chúng tôi chưa có thông tin cụ thể là công ty Vimpelcom sẽ tham gia dưới hình thức nào nên khó có thể trả lời chính xác câu hỏi của bạn. Tuy nhiên, đã có một số công ty nước ngoài khác như G-Tel đã được Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc để tham gia vào thị trường viễn thông VN. Tuy nhiên việc tham gia thị trường vẫn phải tuân theo đầy đủ quy định của Pháp luật về cấp phép. Hiện giờ chúng tôi đang xem xét cấp phép cho G-Tel theo đúng các quy định về quản lý viễn thông của VN.
 
Độc giả Phạm Tấn Thành
Địa chỉ: Đức Phổ-Quảng Ngãi
Email: dvt119@yahoo.com
Nội dung: Xin Thứ  trưởng thường trực Lê Nam Thắng cho biết, trong năm 2008 mạng Băng rộng 3G và NGN phát triển như thế nào? Hiện nay một số vùng sâu, vùng xa vẫn thiếu thông tin liên lạc, nhất là Internet. Vậy Bộ TT-TT chỉ đạo như thế nào để những vùng này bắt kịp thông tin so với những vùng khác? Được biết các nước tiên tiến đang dùng mạng băng rộng (mạng CDMA), còn Việt Nam mình phát triển mạng này như thế nào? Xin cám ơn Thứ trưởng?
 
Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Cùng với sự phát triển của viễn thông, Internet, trong thời gian vừa qua giá cước viễn thông giảm rất nhanh. Chất lượng cũng được cải thiện cho phép người dân có nhiều sự lựa chọn hơn.

Đối với việc đưa Internet về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, để đảm bảo cung cấp cho nông thôn khả năng truy nhập và khả năng bảo đảm thanh toán. Dựa vào hai mục tiêu cụ thể này, Bộ TT-TT đã triển khai thành 5 nhóm giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất là giải pháp về vốn đầu tư để mở rộng và nâng cấp mạng lưới: quỹ viễn thông công ích, hoặc sử dụng nguồn vốn ODA. Hiện tại chúng ta đã triển khai trên 200 vùng viễn thông công ích - là những nơi có mật độ điện thoại dưới 5 thuê bao/100 dân.

Nhóm giải pháp thứ hai là giải pháp về kế hoạch: Từ những giải pháp này, chúng ta xác định sẽ đầu tư vào đâu? Đầu tư cho ai? Chúng tôi đã trình Chính phủ Chương trình Viễn thông công ích đến năm 2010 (cụ thể là các dịch vụ viễn thông và Internet công ích) trên phạm vi toàn quốc.

Nhóm giải pháp thứ ba là giải pháp công nghệ, khác với ở thành thị có thể sử dụng tất cả giải pháp từ hữu tuyến đến vô tuyến... còn ở nông thôn thì chọn công nghệ phù hợp, đặc biệt là công nghệ không dây như VSAT-IP, vệ tinh... tới vùng sâu vùng xa. Ví dụ, Tập đoàn BC - VT đã cung cấp các dịch vụ viễn thông không dây, điện thoại Internet, tạo điều kiện phát triển viễn thông.

Nhóm giải pháp thứ tư là những giải pháp về giá cước, vì nếu giá cước cao thì không đảm bảo người dân có thể dùng được. Vì vậy, nếu các DN cạnh tranh giảm giá cước, có chính sách hỗ trợ giá cước cho người dân. Từ đó, DN triển khai dịch vụ, hỗ trợ cước lắp đặt ban đầu, cước thuê bao tháng, tiền mua sắm thiết bị. Tùy từng vùng, DN có giải pháp khác nhau.

Khác với ở thành phố, nhiều gia đình có máy điện thoại hay máy tính riêng, còn ở nông thôn thì mỗi gia đình không có máy diện thoại, máy tính riêng, nên chúng tôi thúc đẩy việc cung cấp dịch vụ viễn thông Internet công cộng để đưa địch vụ về nông thôn cho người dân

Giải pháp thứ năm là các điểm cung cấp dịch vụ: tăng cường năng lực hoạt động của các điểm bưu điện văn hóa xã, điểm phục vụ công cộng, đại lý dịch vụ viễn thông...
 

 
 
Một doanh nghiệp ở Vũng Tàu gửi câu hỏi: Thứ trưởng có thể cho biết, mỗi năm chúng ta thu được bao nhiêu ngân sách từ việc thu phí tần số? Tại sao không tổ chức đấu thầu khai thác dải tần?

Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Trong pháp lệnh  BC-VT chưa tiến hành đấu thầu phát tần số, mà chỉ thu phí theo các quyết định 22/2005/QĐ-BTC và 69/2007QĐ-BTC. Theo các quy định này, chúng ta thu phí dựa trên độ rộng băng tần, dựa trên giá trị cung cấp dịch vụ của băng tần đó. Hiện tại ngân sách 2007 thu được 280 tỷ từ nguồn thu phí tần số. Cũng theo các quy định hiện hành, hiện chúng ta chưa đấu giá phổ tần, trên thế giới cũng chỉ có một số nước đấu giá phổ tần và chỉ trên một số băng tần, chứ không làm toàn bộ.
 
Ta đang nghiên cứu kinh nghiệm của các nước này và có thể sẽ quy định hình thức đấu giá trên một số tần số, nếu được Quốc hội chấp nhận. Vấn đề thu phí, hay đấu giá, thì mỗi quốc gia đều phải nghiên cứu rất kỹ, xác định mục đích là để thu tiền từ nguồn tài nguyên tần số, hay để khuyến khích phát triển các dịch vụ viễn thông và phát thanh truyền hình trên các băng tần đó. Tôi nghĩ rằng điều này sẽ Quốc hội quyết định vấn đề này khi phê duyệt nội dung Luật Tần số sắp được ban hành trong thời gian tới.

 

Độc giả Đặng Lan Uyên: Được biết Bộ Bưu chính Viễn thông có kế hoạch phê duyệt quy hoạch phân bổ kênh tần số cho truyền hình tương tự mặt đất, băng tần THF và UHF đến năm 2010, trong đó, mỗi tỉnh, TP trừ HN và TP.HCM sẽ chỉ có 1 kênh được phát hình analog. Nhưng hiện nay, có nhiều tỉnh, thành phố đang phát hình đến 2 kênh truyền hình tương tự không theo quy hoạch. Vậy, xin Thứ trưởng cho biết ý kiến về vấn đề này?

 

Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Tôi xin trả lời 2 câu hỏi luôn, gồm câu hỏi của bạn Đặng Lan Uyên về vấn đề quy hoạch, phát triển các kênh truyền hình và câu hỏi của một bạn đọc không cho biết tên nói rằng hiện tại, nhiều đài PT-TH trên cả nước đang ở tình trạng "mạnh ai nấy làm" và Bộ TT-TT có kế hoạch gì để khắc phục tình trạng này.

 

Trước hết, phải khẳng định rằng tình trạng các đài PT-TH tỉnh "mạnh ai nấy làm" của những năm trước đây hiện nay đã chấm dứt. Vì Bộ Bưu chính Viễn thông trước đây nay là Bộ Thông tin và Truyền thông đã tăng cường đẩy mạnh quản lý tần số đối với PT-TH trên cả phương diện quy hoạch và thực thi pháp luật.

 

Nếu như trước đây, cuối những năm 90, chúng ta chứng kiến những vấn đề mà báo chí nêu gọi là "cuộc chiến trên tần số phát thanh truyền hình" thì ngày nay, vấn đề đó cơ bản đã được giải quyết chứ không phải ở tình trạng mạnh ai nấy làm. Hiện nay, Bộ đã ban hành các quy hoạch về kênh tần số cho truyền hình tương tự mặt đất, kênh tần số cho phát thanh FM. Và khi tuân thủ các quy hoạch này thì hầu hết các đài PT-TH của TƯ và địa phương đều thực hiện đúng quy hoạch. Tuy nhiên, một số đài đang trong quá trình chuyển đổi từ kênh tần số cũ sang kênh tần số được quy hoạch thì có những kênh chưa được chấm dứt hoàn toàn.

 

Thứ hai, 2 quy hoạch này vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, điều chỉnh, sửa đổi để cho phù hợp với điều kiện phát triển hiện nay là có thêm các đài được phép cung cấp dịch vụ truyền hình. Đối với các đài địa phương, sở dĩ Bộ quy hoạch mỗi 1 đài địa phương chỉ có 1 kênh tần số được phát truyền hình analog trừ TP.HCM và Hà Nội là dựa trên tiềm năng của nguồn tài nguyên phổ tần.

 

Chúng ta không có đủ tần số để quy hoạch và cấp phép nhiều hơn 1 kênh cho các đài PT-TH địa phương. Và thực tế thì điều đó cũng phù hợp với năng lực sản xuất chương trình của các đài địa phương. Và các quy hoạch này đang được nâng cấp lên một bước, tức là Bộ đang trình Thủ tướng ban hành quy hoạch về truyền dẫn sóng phát thanh, truyền hình. Tôi tin rằng khi thực hiện quy hoạch này một cách đầy đủ, nghiêm chỉnh thì trong tương lai, tình trạng phát triển tự do trong phát thành truyền hình sẽ hoàn toàn chấm dứt.

 

Độc giả Đinh Hoàng, ở Vạn Phúc Hà Nội: Các mạng di động đang chuẩn bị triển khai các dịch vụ 3G và Wimax, vậy các dịch vụ này sẽ được phân bổ theo băng tần nào, với các công nghệ này có bị chồng chéo với phổ tần của GSM và CDMA đang sử dụng hay không?


Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Theo quy hoạch băng tần cho các hệ thống thông tin di động IMT-2000 (còn gọi là 3G) thì dải tần phân bổ cho 3G là 1900-1980 MHz, 2010-2025 MHz, 2110-2170 MHz. Bộ TT-TT đã quy hoạch cho 4 nhà khai thác được cung cấp dịch vụ 3G trên băng tần này, nên trong mỗi nhà khai thác được cấp ít nhất 15 MHz trong các đoạn băng tần 1920-1980 MHz/2110-2170 MHz và 5 MHz trong đoạn 1900-1920 MHz.

 

Hiện tại, theo quy định của Bộ, các doanh nghiệp có thể tự lựa chọn sử dụng một trong hai công nghệ 3G phổ biến nhất hiện nay là WCDMA và CDMA 2000 để cung cấp dịch vụ 3G trên băng tần này, chứ không quy định cứng là phải sử dụng công nghệ nào.,Theo chúng tôi được biết, đây là 2 công nghệ khả thi và được ứng dụng phổ biến trên băng tần mà Bộ dự định cấp phép.

 

Các băng tần quy hoạch và đang được sử dụng cho các hệ thống GSM là 890-915 MHz/935-960 MHz, 1710-1785 MHz/1805-1880 MHz; cho CDMA là 829-845MHz/874-890 MHz và 453,08-457,37 MHz/ 463,08-467,37 MHz.
 

Như vậy, băng tần dành cho 3G và WiMAX không trùng với băng tần dành cho GSM và CDMA. Tuy nhiên, trong tương lai các công nghệ 3G và trên 3G có thể được phát triển ngay trong các băng tần quy hoạch cho GSM và CDMA.

 

Độc giả Tấn Thi (TPHCM), Hiếu Trung (An Giang): Xin Thứ trưởng cho biết liệu cước dịch vụ Internet có thể giảm nữa không? Chúng tôi là DN gia công phần mềm, rất muốn biết đến bao giờ giá cước thuê kênh giảm 50% nữa?

Thứ trưởng thường Lê Nam Thắng: Về giá cước truy cập Internet dial-up, hiện Việt Nam có mức thuộc hàng thấp nhất thế gới, còn giá dịch vụ truy nhập băng rộng thì đã cho phép DN tự quy đinh. Trong thời gian qua, với sự phát triển công nghệ, dịch vụ truyền dẫn băng rộng, giá cước đang tiếp tục được giảm. Các DN đang tiếp tục cố gắng nâng cao chất lượng, giảm giá thành để giảm giá cước truy cập Internet.
 
Về giá cước thuê kênh. Cước thuê kênh trong thời gian qua chính là chi phí sản xuất đầu vào của các DN hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, trong đó có doanh nghiệp gia công phần mềm của bạn, vì các DN khi cung cấp dịch vụ đều cần dịch vụ thuê đường truyền dẫn.

Về giá cước thuê kênh: Cước thuê kênh chính là chi phí sản xuất đầu vào của các DN hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, trong đó có doanh nghiệp gia công phần mềm của bạn, vì các DN khi cung cấp dịch vụ đều cần dịch vụ thuê đường truyền dẫn. Thời gian qua Bộ đã và đang tích cưc chỉ đạo DN nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động, giảm giá mạnh, có đợt giảm 50 - 70%.

Hiện VN đã tiến sát mức giá thuê kênh bình quân khu vực. Với sự tham gia bản đồ kết nối thế giới, các tuyến truyền dẫn quốc tế, năng lực truyền dẫn trong nước, chắc chắn sẽ tiếp tục có sự giảm cước thuê kênh, để giảm chi phí đầu vào, từ đó sẽ tiếp tục giảm giá cước dịch vụ.

Độc giả Hoàng Văn An - Đà Nẵng: Với nhiều dịch vụ truyền hình như TH số mặt đất, TH TVH, truyền hình số vệ tinh, TH cáp...Bộ TT-TT quản lý hạ tầng truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình ra sao, và có lộ trình thế nào để tiến tới "số hóa" hạ tầng này, thưa Thứ trưởng?
 
Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Theo quy định tại Nghị định 60 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Bưu chính viễn thông, đã quy định Bộ BCVT lúc đó, nay là Bộ TT-TT, có trách nhiệm xây dựng các chiến lược, quy hoạch về truyền dẫn phát sóng và chỉ đạo triển khai quy hoạch này trên toàn quốc.

Thực hiện quy định này, trong năm 2007 Bộ tích cực xây dựng quy hoạch truyền dẫn phát sóng PT-TH và đã trình Thủ tướng vào cuối năm 2007, nhằm mục tiêu thúc đẩy hạ tầng truyền dẫn PH-TH phát triển nhanh theo hướng hiện đại, bảo đảm sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông, đặc biệt là tần số vô tuyến điện.

Với tinh thần đó, quy hoạch Phát thanh truyền hình đến năm 2020 đã đuợc trình Thủ tướng với 6 mục tiêu và 4 định hướng cơ bản:

6 mục tiêu đó là: Thứ nhất là đến năm 2015, phải đảm bảo phủ sóng TH được phủ sóng 95% dân cư. Đến năm 2020, phủ sóng hầu hết các địa phương trên toàn quốc. Phát thanh, đặc biệt sóng phát thanh AM và FM, đến năm 2015: phủ sóng toàn bộ dân cư. Thực hiện việc số hóa toàn bộ hạ tầng truyền dẫn phát sóng trước năm 2020.

Đối với Phát thanh cũng khuyến khích số hóa trước năm 2020. Truyền hình cáp, đến năm 2015, bảo đảm 100% trung tâm các tỉnh, thành phố có mạng truyền hình cáp, với việc ứng dụng rộng rãi cáp quang và ngầm hóa mạng ngoại vi. Và mục tiêu thứ 6 là bảo đảm cho người dân, đặc biệt người dân ở vùng sâu vùng xa và biên giới hải đảo được cung cấp đầu thu TH số, với giá cước phù hợp, ưu đãi.

Để đạt được mục tiêu này, Quy hoạch đưa ra 4 định hướng quan trọng: Thứ nhất là xây dựng hạ tầng truyền dẫn PT-TH hiện đại, tiên tiến, thống nhất về mặt tiêu chuẩn công nghệ; bảo đảm có thể chuyển tải được tất cả các dịch vụ CNTT, phát thanh, truyền hình trên cùng một hạ tầng.

Thứ hai là phân định rõ hoạt động về sản xuất chương trình nội dung với hoạt động truyền dẫn, nhằm mục tiêu để hình thành thị trường cung cấp dịch vụ truyền dẫn PT-TH với hai tiêu chí: hoạt động về nội dung theo luật báo chí, và chuẩn của hạ tầng công nghệ PTTH theo các quy hoạch viễn thông, Internet. Mục tiêu này là thúc đẩy và tạo điều kiện mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng truyền dẫn PT-TH.

Thứ ba, đẩy mạnh quá trình số hóa toàn bộ hạ tầng truyền dẫn phát sóng PTTH , đến năm 2010, ngừng hệ thống tương tự để chuyển sang toàn bộ PTTH số trước năm 2020. Trong năm 2008, nếu quy hoạch này được Thủ tướng phê duyêt, Bộ cũng sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng đề án Số hóa truyền dẫn phát sóng PTTH.

Thứ tư, xác định hạ tầng phục vụ cho các chương trình truyền dẫn PTTH công ích, phân biệt với các hạ tầng truyền dẫn có mục đích khác để có cơ chế chính sách phù hợp về vốn, đầu tư, thuế...Chúng tôi cũng rất hy vọng Quy hoạch được Thủ tướng sớm phê duyệt để tạo điều kiện phát triển hạ tầng truyền dẫn sóng PTTH và tăng cường công tác quản lý về mặt cộng nghệ, chất lượng, tiêu chuẩn của hạ tầng này.

 
 
 
Ho ten: Vũ Anh Tài
Dia chi: Bắc Ninh
Email: vuanhtai@vnn.vn
Tieu de: Sóng điện từ
Noi dung: Đề nghị Bộ TT-TT có văn bản chính thức thông báo tới toàn dân về việc sóng điện từ của các trạm BTS có ảnh hưởng đến sức khỏe người dân hay không ảnh hưởng để các cấp chính quyền, nhân dân biết và không gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi thực hiện xây dựng vận hành các trạm BTS. Đây là một vấn đề bức xúc nhất hiện nay của cả nhân dân và các doanh nghiệp viễn thông. Nếu không giải quyết được vấn đề này, chất lượng mạng sẽ còn thấp do số lượng trạm BTS còn ít.

Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Đây là một vấn đề bức xúc nhất hiện nay của cả nhân dân và các doanh nghiệp viễn thông. Nếu không giải quyết được vấn đề này, chất lượng mạng sẽ còn thấp do số lượng trạm BTS còn ít.
 
Trong thời gian vừa qua, một số báo cũng phản ánh về vấn đề này. Đứng về mặt quản lý nghiệp vụ, Bộ TT-TT đã có nhiều văn bản quản lý và diễn giải về bức xạ điện tử BTS. Trước hết, về kết quả nghiên cứu của WHO (Tổ chức y tế thế giới) vào tháng 5 năm 2006, tức là cũng khá mới, đã khẳng định: qua xem xét các tín hiệu thấp của trạm thu phát BTS và các kết quả nghiên cứu thu thạp được, thì chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy tín hiệu của BTS và mạng không dây gây hại cho sức khoẻ con người.

Về quản lý chuyên ngành, tại thời điểm này các trạm BTS tại VN được quản lý khá chặt chẽ. Máy vô tuyến BTS khi lắp đặt phải qua chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn. Khi lắp đặt để phát sóng, các trạm BTS phải được kiểm định. Mức bức xạ tại khu vực người dân có thể tiếp xúc phải nhỏ hơn tiêu chuẩn VN TCVN 3718 (nhỏ hơn 2W/m2) thì mới được phép hoạt động. Và theo quy định quản lý của Bộ BCVT, nay là Bộ TT-TT, thì phải kiểm định từng trạm một theo TCVN 3718, tuân thủ các tiêu chuẩn về chống sét, tiếp đất TCVN 68, 135, 141... Như vậy có thể khẳng định: Bộ TT-TT quản lý rất chặt chẽ về các trạm BTS. 
 
Bạn đọc Hoàng Trần: Thưa Thứ trưởng, hiện chúng ta công bố có 1 triệu thuê bao băng rộng, nhưng lại tới 20% dân số sử dụng Internet? vậy có gì vênh nhau giữa hai số liệu này không?

Thứ trưởng Lê Nam Thắng: - Số lượng thuê bao Internet bao gồm tất cả các loại hình, từ thuê bao cá nhân, thuê bao công cộng, điểm truy cập Internet không dây. Theo cách tính này thì có tỷ lệ quy đổi giữa lượng người thuê bao với lượng người sử dụng.
 
Ví dụ: Một cơ quan chỉ có một thuê bao nhưng có tới 40 - 50 người sử dụng, một điểm Internet công cộng cũng vậy. Vì thế, lượng người sử dụng thực tế nhiều hơn rất nhiều lượng người đăng ký thuê bao. Tỷ lệ thuê bao này sẽ có điều chỉnh, thích hợp dần theo thời gian.

 

Bạn Phương Liên ở Hà Nội (phuonglien@yahoo.com) và bạn Hằng Thu ở Nghệ An: Mặc dù Bộ TT-TT đã công khai kết quả đo kiểm nhưng không công khai việc phạt các doanh nghiệp? Tại sao vậy? Tại sao cụ quản lý chất lượng Bộ Thông tin và Truyền thông đã đo kiểm chất lượng mạng di động, nhưng sau đó lại thông báo thay đổi kết quả đo kiểm. Điều này có nghĩa thế nào?

 

Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Việc công khai kết quả kiểm tra cũng như những thông tin về chất lượng, chúng tôi thực hiện theo quyết định số 33 của Bộ Bưu chính - Viễn thông trước đây nay là Bộ Thông tin - Truyền thông, trong đó yêu cầu công khai tất cả kết quả kiểm tra, tất cả những nội dung doanh nghiệp công bố chất lượng trong đó không quy định công khai mức xử phạt.

 

Tuy nhiên, mức xử phạt không có gì là bí mật cả. Vấn đề là chúng tôi thực hiện theo đúng quy định. Hiện nay, khi một số báo đặt câu hỏi, chúng tôi cũng trả lời rõ rằng DN nào vi phạm và bị xử phạt bao nhiêu một cách công khai. Chúng tôi cũng xin nói lại là chúng tôi làm hoàn toàn theo quy định. Trong đó không quy định việc công khai mức xử phạt nên chúng tôi không nêu công khai trong đó.

 

Liên quan đến công khai kết quả kiểm tra, trong đó có đính chính, chúng tôi cũng xin giải thích như sau.  Thực ra đây là 1 sơ suất đáng tiếc trong quá trình soạn thảo văn bản. Kết quả này liên quan đến việc kiểm tra của Saigon Postel (SPT), trong quá trình soạn thảo văn bản, giữa bên DN và đoàn kiểm tra cũng không phát hiện được lỗi đánh máy nhầm về chỉ tiêu thực đo được con số cụ thể về tỷ lệ gọi thành công, kết quả đã đo trước đó là 99,82% nhưng đánh máy nhầm thành 95,18%.

 

Thực chất là chúng tôi đính chính lại chứ không đo lại kết quả đó, và cũng xin nói rõ rằng lỗi này cũng là một lỗi đáng tiếc vì con số 95,78%, nếu các bạn muốn kiểm tra thì đó chính là kết quả đo trước đó của EVN Telecom. Đó hoàn toàn là sai sót về mặt soạn văn bản. Con số trên mạng 95,78% là thể hiện của mạng EVN Telecom. Các bạn cũng lưu ý rằng việc đính chính này cũng không hề nói lên chất lượng của SPT là được nâng lên hay không mà chỉ nói rằng có vi phạm hay không. Chỉ tiêu này trước và sau khi đính chính thì cũng có kết luận rõ ràng là chỉ tiêu này của SPT và không bị vi phạm.

Độc giả: Tống Thị Kim Dung
Dia chi: TK-Đồng sơn-Đồng hới -Quảng bình
Email: tranglinh1961@yahoo.com.vn
Noi dung: Tôi có một đại lý Intenet nhỏ, nhưng từ ngày bưu điện tỉnh nhà bắt buộc phải lắp đặt phần mềm quản lý Intenet do bưu điện cung cấp để quản lý khách hàng, yêu cầu khách hàng phải trình CMND, hoặc hộ chiếu, thẻ học sinh ... thì quán hình như vắng khách hẳn. Đặc biệt bây giờ các các nhà cung cấp dịch vụ gameonline trực tuyến người ta cũng đã có phần mềm hạn chế khách hàng chơi game nhiều giờ mà chỉ được chơi trong 3 tiếng.Vì vậy tôi thiết tha mong Thứ trưởng xem xét lại vấn đề này để cho những đại lý rất nhỏ như tôi có điều kiện sinh sống.Tôi chân thành cảm ơn.

Cùng vấn đề liên quan, độc giả Nguyễn Ninh Hà, địa chỉ Ninh Hòa - Khánh Hòa có câu hỏi: Tình trạng các cán bộ làm công tác kiểm tra đại lý Internet tiêu cực, nhũng nhiễu, vòi vĩnh các chủ đại lý là rất phổ biến. Hầu như công việc của họ là phạt và phạt, vòi tiền một cách công khai, trả giá các mức phạt như trả giá ngoài chợ, hẹn gặp làm việc vào các ngày nghỉ (thứ 7, chủ nhật). Đối với các đại lý không có giấy phép kinh doanh thì thu tiền phạt không biên nhận và làm ngơ để vòi tiền liên tục. Đặc biệt những cán bộ này lại làm công tác quản lý về văn hoá xã hội của phòng văn hoá thông tin. Quan điểm của Bộ TT-TT sẽ xử lý vấn đề này như thế nào?
 
Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Để hạn chế các hiện tượng tiêu cực trên, các chủ đại lý phải tìm hiểu, nắm vững quyền hạn và trách nhiệm của mình được quy định tại thông tư 02 về quản lý đại lý Internet; thông tư liên tịch 60 về quản lý trò chơi trực tuyến (game online); tìm hiểu các mức xử phạt quy định trong Nghị định 55 của CP về quản lý cung cấp và sử dụng Internet; Nghị định 56 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động văn hoá, thông tin; thông tư 03, 05 của Bộ BC-VT cũng đã có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính rất rõ ràng...

Về phản ảnh của độc giả, khi người dân hoặc chủ đại lý phát hiện những bằng chứng cho thấy cán bộ thanh tra, kiểm tra nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh tiền... cần phải báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương (Sở BC-VT) hoặc công an địa phương. Bằng nhiều biện pháp, có thể cung cấp chứng cứ hoặc cơ quan công an vào cuộc điều tra thu thập chứng cứ, bắt quả tang... Các hiện tượng nói trên sẽ bị xử lý nghiêm trước pháp luật.
 
Bạn Ngô Tùng Văn ở Đồng Nai, Chị Dung ở Quảng Bình (chủ cửa hàng Internet): Nhiều người băn khoăn về việc phải đưa CMND thì mới được dùng dịch vụ Internet. Lấy gì đảm bảo thông tin cá nhân không bị sử dụng phi pháp? Từ khi yêu cầu phải xuất trình chứng minh thư - hộ chiếu thì quán của tôi vắng khách hẳn. Tha thiết mong Thứ trưởng xem xét lại quy định này.
 
Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Hiện có rất nhiều phần tử xấu lợi dụng Internet thực hiện hành vi vi phạm pháp luật: phát tán virus, trộm cắp lừa đảo qua mạng... Chính vì vậy Thông tư 02 về quản lý Internet đã quy định khách hàng cung cấp CMND để cơ quan quản lý nhà nước dễ quản lý, truy tìm nhanh chóng để trừng trị những phần tử xấu theo pháp luật.
 
Tại pháp lệnh BC- VT đã quy định, người sử dụng phải được đảm báo bí mật thông tin riêng, nếu người cung cấp dịch vụ Internet tiết lộ bí mật sẽ bị xử lý theo nghị định 142, xử lý vi phạm hành chính. Chỉ có cơ quan an ninh mới có chức năng tra cứu các thông tin về số chứng minh nhân dân để phục vụ công tác điều tra.
 
Sau nghị định 55, thông tư 02 được ban hành, trong thực tế triển khai có nhiều bất cập, và chúng tôi đã nhận được nhiều phản ánh từ người dân, DN. Do đó, khi xây dựng nghị định mới thay thế nghị định 55 để điều chỉnh những điều bất cập trong quản lý đại lý Internet. Chính vì vậy khi xây dựng Nghị định mới, chúng tôi cũng mong muốn tiếp thu các ý kiến của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là các đại lý Internet để có hình thức quản lý khả thi, phù hợp, tạo điều kiện cho người quản lý sử dụng, đồng thời ngăn chặn hiệu quả những tác động tiêu cực của Internet đối với người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên và trẻ em.

Độc giả Đỗ Ngọc Hoa ở 106 Lê Lai: Xin hỏi Thứ trưởng: Tại sao công tác quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông, Internet không được phân cấp cho Sở BCVT?

Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Về bản chất, việc cung cấp dịch vụ, có những chỉ tiêu liên quan đến tổng thể mạng và một số liên quan đến từng địa phương cụ thể. Không phải Bộ không phân cấp cho các Sở. Hiện nay, Bộ TT-TT đã  phân cấp cho Sở trực tiêu quản lý một số chỉ tiêu mang tính dịch vụ của từng địa phương. Một số chỉ tiêu mang tính chất kỹ thuật, không phải do trang thiết bị, máy móc của địa phương ảnh hưởng, mà liên quan đến hạ tầng tổng thể thì do Bộ quản lý.

Vì vậy, theo Quyết định số 33 quy định, những chỉ tiêu kỹ thuật về dịch vụ, sẽ có cơ quan đầu mối là Cục Quản lý Chất lượng dịch vụ BCVT-CNTT sẽ tiến hành kiểm tra. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho DN không bị Sở, và các cơ quan địa phương thường xuyên kiểm tra vì chúng tôi có kế hoạch hàng năm là mỗi năm chúng tôi chỉ kiểm tra 1,2 lần với DN. Quyết định 33 đã phân cấp rõ phần nào Sở quản lý, phần nào Cục quản lý.

Độc giả Nguyễn Hương An, Hà Nội: Tôi nghe nói Bộ đang xây dựng các quy định quản lý nội dung Internet. Vậy Việt Nam có học Trung Quốc hạn chế tư nhân đăng video trực tuyến không?
 
 
Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Phải nói hình thức blog và nội dung video trực tuyến đang phát triển rất mạnh trên thế giới, cũng như ở VN. Theo thống kê không chính thức, ở VN cũng có tới hàng triệu blogger. Nhìn chung, cộng đồng blog VN đang phát triển khá tốt, tích cực và lành mạnh. Họ đã phát huy được thế mạnh của blog cả trong chia sẻ thông tin, giao lưu, giải trí và nhiều hoạt động khác....
 
Tuy nhiên, cũng có một số ít lợi đã dụng blog để đăng tải, truyền bá các nội dung vi phạm các quy định về trật tự trị an xã hội hay thuần phong mỹ tục.

Mặc dù vậy, không thể vì số ít người vi phạm mà Bộ xây dựng hẳn một chế tài nghiêm cấm, hạn chế hay xử phạt blog được. Tình hình cụ thể ở mỗi nước mỗi khác, nên tuy một số nước đã có quy định cấm blog, đặc biệt là video blog, nhưng trong dự thảo nghị định mới thay thế Nghị định 55, chúng tôi vẫn đề xuất cho phép mọi người dùng được sử dụng các dịch vụ trao đổi, chia sẻ thông tin trên nền Internet, trong đó có blog và video trực tuyến.
 
Tuy nhiên, vai trò, trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ blog, dịch vụ chia sẻ video cũng được quy định hết sức chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa các biểu hiện tiêu cực. Họ phải thường xuyên kiểm tra dịch vụ của mình, nếu phát hiện hiện tượng vi phạm phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước, cung cấp thông tin cần thiết để cơ quan nhà nước xử lý. Nói tóm lại, Bộ sẽ quản lý theo cơ chế hậu kiểm. Điều quan trọng là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia cung cấp, khai thác dịch vụ trên nền Internet.

Câu hỏi của một độc giả tại Bắc Giang: Hiện nay, nhiều DN được cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông nhưng không triển khai, vậy Bộ có thu hồi giấy phép không? Tại nhiều quốc gia, việc cấp phép luôn đi kèm quy định về việc mở rộng thị trường, tăng số thuê bao. Sao chúng ta không có quy định này để các DN phải tính toán kỹ khi xin cấp phép?
 
Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Liên quan đến việc cấp phép, DN phải có đề án xin phép, trong đó ngoài tư cách pháp lý thì có 2 nội dụng chính là đề án kỹ thuật và phương án kinh doanh chỉ rõ trong 5 năm đầu triển khai thực hiện đề án như thế nào? Quy định hiện hành đã có những yêu cầu, ví dụ DN cung cấp dịch vụ điện thoại di động phải mở rộng vùng phủ sóng như thế nào, tăng thuê bao ra sao...
 
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai giấy phép thì có DN tuân thủ đúng, thậm chí triển khai vượt phương án, kế hoạch họ đề ra. Nhưng cũng có DN triển khai chậm, và đúng là có những DN chưa triển khai theo cam kết. Theo quy định, sau 2 năm không triển khai dịch vụ, chẳng hạn như dịch vụ Internet, thì Bộ sẽ tiến hành thu hồi giấy phép nếu không có lý do chính đáng.

Ngoài ra cũng có một số DN triển khai chậm so với dự kiến, nhưng cũng còn phụ thuộc vào sự phát triển thị trường. Bộ sẽ trên cơ sở cam kết của DN và sự phát triển thị trường để có hình thức xử lý phù hợp. Thời gian tới, Bộ sẽ giám sát mạnh hơn việc triển khai của DN, biện pháp mạnh tay hơn để đảm bảo việc thực thi các cam kết của DN.

Độc giả Mạnh Hùng, Hà Nội:
Chúng tôi được biết rằng 1 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thứ 7 đang đăng ký xin phép thành lập, điều này có đúng hay không và liệu Bộ có cấp phép cho DN này hay không? Xin hỏi ông là 7 nhà cung cấp dịch vụ có quá nhiều đối với thị trường VN hay không?

Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Ở Việt Nam hiện nay có 2 loại hình DN viễn thông: 1 là DN cung cấp hạ tầng mạng và 2 là DN dịch vụ. Đối với DN cung cấp hạ tầng mạng viễn thông, thực ra bây giờ không phải là 7. Cho tới thời điểm hiện nay, chúng ta đã có 8 DN cung cấp hạ tầng mạng đang cung cấp dịch vụ trên thị trường và có 1 DN thứ 9 là công ty GTel (Viễn thông toàn cầu) đã được Thủ tướng CP đồng ý về nguyên tắc cho tham gia thị trường viễn thông VN. 

Tuy nhiên, việc tham gia của DN mới này phải tuân thủ theo đúng quy định về cấp phép đã được quy định tại Pháp lệnh BCVT cũng như là nghị định 160 hướng dẫn chi tiết thi hành pháp lệnh này. DN này đang làm đề án xin cấp phép, nếu DN này đáp ứng được các yêu cầu về cấp phép, về tài nguyên viễn thông cũng như các quy hoạch thì Bộ sẽ xem xét để cấp phép cho DN này.

Còn câu hỏi về 7 nhà cung cấp dịch vụ có quá nhiều cho thị trường VN hay không? Theo ý kiến cá nhân của tôi thì theo đúng quy định của WTO thì nói chung, ở một thị trường viễn thông thì người ta không hạn chế số lượng các DN tham gia thị trường. Ở đây, với góc độ cơ quan quản lý Nhà nước tham mưu giúp Chính phủ, chúng tôi cũng thấy rằng việc tham gia thị trường của DN phụ thuộc chủ yếu vào vấn đề tài nguyên, ví dụ như tần số, kho số.

 

Nếu tài nguyên có đủ thì các DN vẫn có điều kiện tham gia thị trường. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi nói dưới góc độ kiến nghị với Thủ tướng để hạn chế số lượng DN viễn thông, đây là các DN Nhà nước, các DN vốn Nhà nước chiếm cổ phần chi phối, để làm sao cho việc tham gia vào thị trường này không chỉ có 1 thành phần kinh tế của Nhà nước, mà còn có các thành phần kinh tế khác.

 

Ý kiến cá nhân của tôi về 7 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, có lẽ câu hỏi của độc giả muốn hỏi về 7 DN cung cấp dịch vụ di động, tôi nghĩ là đối với thị trường VN thì 7 DN này cũng là hơi nhiều. Tuy nhiên, ở đây cũng cần có một số lưu ý: Thứ nhất là ở VN mình mới mở cửa thị trường, không phải như các nước khác là họ đang ở quá trình mở cửa thị trường rất lâu nên đã có sự cơ cấu lại thị trường. Thứ 2 là quy mô các DN viễn thông VN khá là nhỏ, trừ VNPT, Vietel, còn lại là các DN nhỏ chứ không lớn như các DN viễn thông nước ngoài.

 

Nên theo tôi, trước mắt, số lượng DN đó chưa có vấn đề lớn với thị trường. Nhưng về lâu dài, nếu mức độ cạnh tranh tăng lên cao, giá cước giảm dần giá thành và lợi nhuận biên giảm, thì chắc chắn sẽ có các DN gặp khó khăn, buộc phải sáp nhập, liên doanh, liên kết thậm chí phải ra khỏi thị trường theo đúng cơ chế hoạt động thị trường trong lĩnh vực viễn thông như kinh nghiệm ở các nước khác.

Độc giả Thái Khang, Cầu Giấy: Thưa Thứ trưởng, gần đây, một số báo đăng tin một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên nền CDMA xin chuyển sang nền tảng công nghệ GSM. Liệu Bộ TT-TT có chấp nhận một công ty đang khai thác nền tảng công nghệ này chuyển sang đăng ký một nền tảng công nghệ hoàn toàn khác hay không? 

 
Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Chính sách quản lý viễn thông không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các nước là trung lập về mặt công nghệ. Các doanh nghiệp căn cứ vào nhu cầu thị trường, vào năng lực của mình và thực tế công nghệ sẵn có để lựa chọn công nghệ cung cấp trên thị trường. Việc sử dụng công nghệ nào là việc của doanh nghiệp.
Lấy ví dụ ở Trung Quốc, China Unicom khai thác cả hai công nghệ vừa GSM vừa CDMA. Ở Úc, mạng Telstra trước đây triển khai công nghệ CDMA đến nay vẫn ở nền băng tần đó, chuyển thẳng lên WCDMA, công nghệ 3G rất gần với nền tảng GSM. Việc lựa chọn công nghệ trên thế giới rất đa dạng và tuỳ thuộc vào nhu cầu thị trường...

Chính vì vậy, chúng tôi cũng không phản đối việc doanh nghiệp chuyển từ công nghệ này sang công nghệ khác, hoặc lựa chọn công nghệ nào. Miễn là việc đó phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp và không ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng.

Nhà báo Huyền Sâm: Vậy Thứ trưởng có thể xác nhận thông tin rằng, nhà cung cấp dịch vụ CDMA là HT Mobile sẽ chuyển đổi sang cung cấp dịch vụ trên nền công nghệ GSM hay không?
 
Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Đúng là HT Mobile đã có công văn gửi đến Bộ TT-TT xin chuyển từ CMDA sang e-GSM, tức là ở băng tần GSM mở rộng. Hiện tại Bộ TT-TT đang phối hợp với các bộ ngành liên quan để xem xét và nghiên cứu công văn này.

Độc giả ở địa chỉa gabien...@gmail.com: Liệu có triển vọng Bộ TT-TT cấp phép thêm cho các DN khác sau khi cấp phép cho 4 DN ban đầu. Ngoài ra, giấy phép 3G có ý nghĩa tính sống còn với DN hiện tại, vậy Thứ trưởng nghĩ gì về triển vọng của những DN không được cấp phép 3G?

Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Hiện công nghệ 3G (họ IMT 2000) có nhiều loại tiêu chuẩn, Wimax cũng có thể hiểu là một công nghệ của 3G. Nó có thể triển khai trên nhiều băng tần khác nhau, 800-900, 1900-2200 MHz. Hiện nay Bộ TT-TT chỉ mới tổ chức thi tuyển ở băng tần 1900 - 2200 MHz. Trong tương lai, Bộ sẽ tiếp tục thi tuyển giấy phép 3G trên các băng tần khác nữa, nên còn rất nhiều cơ hội cho các DN tham gia thi tuyển.

Ngoài ra, ngay trên băng tần của công nghệ 2G và 2.5 G mà các DN đang cung cấp dịch vụ, theo quy hoạch của liên minh viễn thông thế giới thì các băng tần này cũng sẽ thành băng tần 3G. Ví dụ như Telstra của Úc, ngay ở trên băng tần 800Mhz, trước đây họ triển khai công nghệ CDMA, 2G, thì hiện tại đã chuyển sang sử dụng công nghệ WCDMA 3G ở chính ngay trên băng tần 800MHz. Cho nên, hoàn toàn có thể khẳng định còn rất nhiều cơ hội cho các DN tham gia vào thị trường 3G trong tương lai.

Độc giả Đinh Luyện, Hà Nội: Tôi được biết Bộ TT-TT đang chủ trì cùng với các Bộ, ngành liên quan soạn thảo Luật Tần số Vô tuyến điện. Vậy xin Thứ trưởng cho biết nội dung chính của luật và khi nào luật TS-VT điện được áp dụng trong thực tế?

Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Hiện tại, tần số vô tuyến đang được quản lý theo pháp lệnh BCVT. Bộ đã trình Chính phủ để xây dựng luật Tần số. Luật này đã được Quốc hội đưa vào chương trình làm việc chính thức của khóa này và là chương trình dự bị xây dựng luật của Quốc hội năm 2008. Chúng tôi đang đề xuất các thủ tục để thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập thực hiện chương trình này của Chính phủ và Quốc hội. 

Trong nội dung luật, chúng tôi dự kiến đề cập nội dung về quản lý tần số, bao gồm: Các vấn đề về quy hoạch, ấn định, và cấp phép tần số; về kiểm tra, kiểm tra, kiểm soát xử lý nhiễu tần số, đăng ký tần số quốc tế và các vấn đề khác liên quan đến cung cấp tần số cho tất cả các lĩnh vực của đời sống: các ngành an ninh, quốc phòng, ngoại giao...tần số trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Chúng tôi hy vọng rằng, Bộ TT-TT sẽ thực hiện được đúng thời hạn mà Chính phủ và Quốc hội yêu cầu.

Độc giả Huy Phong, Hà Nội: Xin hỏi thứ trưởng, sau khi tiến hành công tác thanh tra, đo kiểm chất lượng viễn thông, Bộ có tiến hành đo kiểm tra, thanh tra chất lượng dịch vụ Internet để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng hay không? Và nếu có thì bao giờ sẽ triển khai?

Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Sau một thời gian tiến hành công tác đo kiểm chất lượng dịch vụ viễn thông, thì rõ ràng chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp đã nâng cao rõ rệt. Hiện nay, công tác quản lý chất lượng dịch vụ vẫn được tiến hành thường xuyên hàng năm, theo kế hoạch của Cục, thì tất cả các dịch vụ cố định, di động và Internet ADSL đều vẫn được Cục quản lý chất lượng Bộ TT-TT đưa vào đo kiểm và công bố kết quả hàng năm.


 
 
Đưa Internet về nông thôn là chủ trương quyết liệt của Bộ TT-TT
 
Độc giả Hà Thị Thùy Liên, Thừa Thiên Huế: Xin cho biết hướng phát triển viễn thông và Internet nhằm phục vụ cho người nghèo như thế nào, và bằng cách nào để giúp người dân vùng sâu, vùng xa, nông thôn tiếp cận được với Internet hiệu quả nhất?
 
Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Chính phủ đã có chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến 2010, trong đó quy định 2 dịch vụ thuộc loại dịch vụ viễn thông công ích, là: điện thoại cố định tiêu chuẩn và dịch vụ truy nhập Internet.

Bộ TT-TT cũng đã có 2 quyết định: QĐ 41/2006 và 09/2007 công bố các vùng được hưởng dịch vụ viễn thông công ích, bao gồm: 180 huyện và 583 xã. Và người dân ở các xã, huyện này được hưởng quyền lợi của nhà nước về việc sử dụng các dịch vụ điện thoại cố định và Internet.

Với việc phổ cập Internet, hiện Bộ TT-TT có những chính sách sau: Thứ nhất, cho các DN viễn thông vay vốn để phát triển hạ tầng mạng lưới, phục vụ việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích. Thứ 2, Bộ cũng hỗ trợ duy trì mạng lưới để các DN cung cấp dịch vụ thoại và Internet.

Còn đối với người dân ở những vùng này, khi sử dụng dịch vụ điện thoại, hoặc dịch vụ Internet, thì sẽ được hỗ trợ 3 khoản: một là chi phí lắp đặt ban đầu, tùy theo khu vực 1-2-3 trong số 180 huyện và 583 xã đấy. Ví dụ , khi lắp điện thoại cố định: thì người dân ở khu vực 1 sẽ được hỗ trợ 100.000, khu vực 2 được 140.000, khu vực 3 được 200.000. Bên cạnh đó, cũng có cơ chế hỗ trợ tiền duy trì thuê bao hàng tháng cho các hộ dân. Với việc sử dụnh dịch vụ Internet thì người dân cũng được hỗ trợ modem, máy điện thoại.

Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích cùng các Sở BC-VT các tỉnh đang nỗ lực hết mức để mang dịch vụ điện thoại và Internet đến cho người dân vùng sâu vùng xa trên cả nước.

Độc giả Hoàng Thị Hằng, Bắc Kạn: Tại làng tôi, khi chúng tôi sử dụng điện thoại kéo dài thì bị phạt, và cấm dùng. Cũng trong xã, khi các đài phát thanh chuyển từ hệ thống phát thanh có dây sang hệ thống không dây (thường là thiết bị của Trung Quốc) thì cũng bị phạt, và cấm sử dụng. Xin hỏi Thứ trưởng nguyên nhân tại sao và cách thức giải quyết thế nào?

Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Theo các quy định hiện hành của nhà nước trong Pháp lệnh BCVT và Nghị định 24 về quản lý tần số, thì tất cả các máy phát vô tuyến điện khi sử dụng phải có giấy phép của Cơ quan quản lý Vô tuyến điện.

Đối với 2 loại thiết bị bạn hỏi là điện thoại kéo dài và truyền thanh không dây, thì điện thoại không dây kéo dài có 2 loại: một loại phù hợp với mức băng tần tiêu chuẩn đã quy định của bộ, có thể sử dụng mà không cần xin phép. Điều này, các bạn có thể tham khảo trong các văn bản quy định đăng trên website của bộ TT-TT và Cục tần số. Loại thứ 2 được nhập vào VN từ các con đường bất hợp pháp, có mức công suất và băng tần không phù hợp với quy định của VN, khi sử dụng gây can nhiễu với các dải tần khác... Loại này bị cấm sử dụng, nên người vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Loại hình thứ hai bạn hỏi và hệ thống truyền thanh không dây. Theo quy định của luật, hệ thống truyền thanh không dây khi sử dụng cũng phải có giấy phép của cơ quan quản lý tần số. Hiện tại, việc lắp đặt và sử dụng hệ thống phát thanh không dây ở các địa phương khá tuỳ tiện, thiếu hướng dẫn và không có giấy phép.

Chúng tôi đang phối hợp với các sở BCVT địa phương để hướng dẫn địa phương cấp phép cho các loại thiết bị này. Nếu việc sử dụng các thiết bị này của các làng xã mà không ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển phát thanh FM, không gây can nhiễu đến các hệ thống phát sóng điện khác, thì cục tần số sẽ xem xét cấp phép. Ngược lại, sẽ không được cấp phép. Hiện tại cũng có khá nhiều hồ sơ không được cấp phép.

Cục tần số hiện đang đề xuất cấp thêm băng tần thấp để sử dụng cho hệ thống truyền thanh không dây, đảm bảo để không trùng với các đài phát thanh địa phương, trung ương.

 

Phải quản lý chặt chẽ hơn các DN chiếm thị phần khống chế!

Độc giả Mạnh Hà, Đà Nẵng: Căn cứ vào đâu để Bộ xác định một hay một nhóm DN chiếm thị phần khống chế? Thị phần ở đây được hiểu là doanh thu, thuê bao hay lưu lượng?

Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Việc Bộ phân định DN chiếm thị phần khống chế và không chế là nhằm mục tiêu để quản lý, lành mạnh hóa thị trường và thúc đẩy cạnh tranh. Tiêu chí để phân biệt DN chiếm thị phần khống chế và không chiếm là dựa trên Luật cạnh tranh. Theo quyết định 39 của Thủ tướng chính phủ về quản lý giá cước các dịch vụ BCVT và thông tư 02 của Bộ thì quy định: DN chiếm thị phần khống chế là DN chiếm thị phần doanh thu hoặc lưu lượng từ 30% trở lên đối với dịch vụ mà DN đó cung cấp và gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc thâm nhập thị trường của các DN khác. Đó gọi là DN chiếm thị phần khống chế.

Còn nhóm 2 DN chiếm thị phần khống chế thì có mấy định nghĩa thế này: là 2 DN chiếm thị phần doanh thu hoặc lưu lượng từ 50% trở lên đối với dịch vụ mà DN đó cung cấp và gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc thâm nhập thị trường của các DN khác.

Còn nhóm 3 DN chiếm thị phần khống chế là có thị phần doanh thu, lưu lượng từ 65% trở lên, 4 DN thì chiếm 75% trở lên.

Điều này được quy định trong Luật cạnh tranh, được áp dụng cho các DN BCVT và cũng phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một câu hỏi của độc giả Nguyễn Tuấn Kiệt, địa chi: Số 78, ngách 299/62 đường Hoàng Mai, Hà nội. Email: pvn1021@yahoo.com: Tôi muốn hỏi Bộ TT-TT có giải pháp nào để đảm bảo quyền bình đẳng trong kinh doanh cho các doanh nghiệp viễn thông có thị phần nhỏ hay không? Hiện giờ VNPT là doanh nghiệp có thị phần lớn nhất, và gần như nắm vị trí thống lĩnh thị trường, nếu VNPT lạm dụng vị thế của mình để chèn ép các doanh nghiệp nhỏ, (không nói đến việc cho phép đấu nối hay không) chẳng hạn VNPT tuyên bố cắt bỏ toàn bộ việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp khác thì Bộ sẽ xử lý như thế nào?

Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Một trong những vai trò quan trọng của Nhà nước là điều tiết, đảm bảo cho thị trường phát triển, cạnh tranh lành mạnh. Trong thời gian qua cùng với miệc mở cửa thị trường, Bộ BCVT (nay là bộ TT-TT) đã có nhiều chính sách để đảm bảo cho thức đẩy cạnh tranh và mở cửa thị trường.

Năm 2000, VN chỉ có duy nhất 1 DN độc quyền. Đến nay, với sự phát triển khá toàn diện và ngoạn mục, chứng tỏ chính sách mở cửa thị trường thúc đẩy cạnh tranh của nhà nước đã đi đúng hướng và đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh.

Chính sách thì có nhiều, chỉ xin đơn cử như vấn đề kết nối. Trước đây chúng ta kết nối theo cơ chế xin cho, khiến DN mới khi muốn kết nối với DN chủ lực gặp rất nhiều khó khăn. Ngay sau đó, Bộ đã có chỉ đạo xây dựng quy chế kết nối dựa trên cơ chế kinh tế, nên đã đảm bảo cho vấn đề kết nối đến nay đã trở nên hết sức bình đẳng. Các DN đều dựa trên hợp đồng kinh tế để tiến hành kết nối.

Một biện pháp nữa như tôi vừa nói là vấn đề quản lý DN theo thị phần khống chế. Những DN chiếm thị phần khống chế thì có cách quản lý chặt chẽ hơn. Những DN không chiếm thị phần khống chế được tự do hơn về một số mặt, chẳng hạn quyết định giá cước và vấn đề kết nối để có điều kiện phát triển. Chúng ta có thể thấy thị trường viễn thông VN thời gian qua phát triển khá tốt, đứng thứ nhất thứ nhì thế giới về tốc độ phát triển.

Có những vấn đề cụ thể xảy ra, chẳng hạn như DN này không cho DN kia triển khai cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng... thì đó là việc thoả thuận giữa các DN. Còn Bộ chỉ đảm bảo cho việc khách hàng của các DN không bị phân biệt đối xử.  

Một độc giả không muốn nêu tên, hỏi về tần số: Tôi là một DN kinh doanh taxi, xin không tiện nêu tên. Gần đây có nhiều DN cạnh tranh không lành mạnh, mua thiết bị TQ về phá sóng của chúng tôi, chúng tôi đã báo cáo với cơ quan chức năng để kiểm tra những không lần nào họ phát hiện ra. Thứ trưởng có cách gì giúp DN?

Hành vi sử dụng thiết bị phát sóng cố tình gây nhiễu cho mạng thông tin vô tuyến như độc giả nêu rõ ràng là vi phạm, vì họ sử dụng không có giấy phép. Hành vi này phải bị xử lý theo quy định pháp luật. Cục tần số Vô tuyến điện của Bộ TT-TT có hệ thống thiết bị kiểm tra trên toàn quốc. Những năm qua, chúng tôi đã xử lý nhiều vụ gây can nhiễu vô ý và cố ý.

Cụ thể trong hai năm 2006, 2007, không một trường hợp người sử dụng tần số bị can nhiễu khiếu nại với chúng tôi, mà chúng tôi không xử lý, kể các các DN taxi. Ở đây, vì bạn giấu tên nên chúng tôi biết được cụ thể là vụ can nhiễu nào, của DN nào. Chúng tôi nghĩ là bạn hoàn toàn có thể nêu tên và đề nghị Cục tần số kiểm tra, xác minh và can thiệp vấn đề này

Trong trường hợp cơ quan quản lý tần số xử lý không đúng quy đinh, DN hoàn toàn có thể khiếu nại theo Luật Khiếu nại - tố cáo. Chúng tôi mong nhận thông tin chính xác hơn về trường hợp của bạn.

Câu hỏi trực tiếp của độc giả Nguyễn Quốc Thái, ở Buôn ma Thuột, Đắc Lắc mới gửi đến: Vệ tinh Vinasat sẽ được phóng lên quy đạo vào tháng 3/2008, vệ tinh sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của sóng di động đến vùng sâu vùng xa thế nào? Mạng Internet băng rộng sẽ được nâng cao ra sao?

Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Theo kế hoạch dự kiến, đến cuối tháng 3/2008, chúng ta sẽ đưa vệ tinh VINASAT lên quỹ đạo và đi vào hoạt động. Một trong những nhiệm vụ của vệ tinh VINASAT là cung cấp dịch vụ viễn thông, phát thanh truyền hình trên toàn bộ lãnh thổ VN và một số nước trong khu vực, trong đó có vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo. Khi đưa vào khai thác, vệ tinh sẽ giúp phủ sóng dịch vụ viễn thông tại các khu vực vùng sâu vùng xa.

Về sóng điện thoại di động, tại vùng sâu vùng xa, đường truyền dẫn trung kế từ trạm BTS về các tổng đài chủ yếu sử dụng bằng đường viba và đôi khi dùng cáp quang. Đây hình thức truyền dẫn khó khăn và tốn kém tới vùng sâu vùng xa.

Vậy khi đưa vệ tinh vào sử dụng, chúng ta có thể sử dụng đường truyền vệ tinh làm trung kế truyền dẫn cho các mạng di động, góp phần triển khai phủ sóng rộng mạng di động ở các vùng sâu vùng xa. Tương tự như vậy, đường truyền vệ tinh cũng làm trung kế truyền dẫn cho mạng Internet. Tôi tin tưởng rằng, vệ tinh VINASAT sẽ góp phần phổ cập dịch vụ viễn thông tới vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo.

 

 


Độc giả Lê Hữu Đăng Khoa hỏi về hạ tầng mạng:
Thưa thứ trưởng, xin ông cho biết chiến lược phát triển hạ tầng cơ sở trong những năm tới? Bộ TT-TT có tiên liệu gì cho những rủi ro bất ngờ như vụ cắt cáp quang vừa rồi gây tê liệt toàn hệ thống?

Việc phát triển hạ tầng viễn thông và Internet đã được xác định trong Quy hoach phát triển viễn thông và Internet đến năm 2010, và đã được Thủ tướng chính phủ  phê duyệt. Theo quy hoach đó, Bộ TT - TT sẽ xây dựng các cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN triển khai hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng băng rộng và di động. Đến nay, bộ đã cấp phép cho 8 DN tham gia, cho phép những DN này thiết lập hạ tầng, từ mạng truy nhập, đường trục, cổng thông tin quốc tế. Điều này đã giúp cho độ tin cậy của mạng lưới, chất lượng dịch vụ được nâng cao.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, cũng có những sự cố xảy ra, như vừa rồi sự cố đứt cáp quang biển, gây ảnh hưởng đến hoạt động thông tin liên lạc của VN ra quốc tế. 

Để ngăn ngừa và hạn chế tác động của những sự cố gây ảnh hưởng hoạt động viễn thông VN, vừa qua Bộ trình Thủ tướng chính phủ phương án về tăng cường bảo vệ hệ thống cáp quang biển và bảo đảm an ninh viễn thông quốc tế. Thủ tướng đã phê duyệt, bộ đang chỉ đạo DN triển khai, thúc đẩy nhanh những dự án cáp quang biển quốc tế mà VN tham gia. Cho đến thời điểm hiện tại, đã có 5 DN tham gia xây dựng tuyến cáp quang mới là: VNPT, Viettel, EVN, FPT, SPT.

Ngoài ra, vừa qua, Bộ cũng đã thúc đẩy các DN triển khai các dự án nâng cấp đường trục Bắc - Nam, xây dựng tuyến cáp quang biển Bắc - Nam (VNPT). Trong nghị định mới thay thế nghị định 55, Bộ cũng đã yêu cầu các DN đều phải có đường truyền dẫn kết nối vào trạm trung chuyển quốc gia, để bảo đảm rằng, khi có sự cố, lưu lượng sẽ được chuyển tải.

Bộ cũng chỉ thị phải kết nối các trung tâm truyền dẫn quốc tế của các DN có hạ tầng mạng với nhau, để bảo đảm dự phòng và chuyển tải lưu lượng, khôi phục khi có sự cố.

Độc giả Trần Tự Thành ở 191 Vĩnh Hồ, Thịnh Quang, Hà Nội. Tôi hiện là một thuê bao di động trả sau, tôi rất hay bị các số máy lạ nháy vào máy của tôi, quấy rối... vậy Bộ có giải pháp và chế tài nào để giải quyết và xử lý?

 

Việc quấy rối trên mạng trên điện thoại di động hay nhắn tin đã xảy ra tương đối phổ biến. Để giải quyết vấn đề này, Bộ TT-TT đã có đề án quản lý thuê bao di động trả trước vì hiện tượng quấy rối thường xảy ra đa số trong thuê bao di động trả trước, việc quản lý nhân thân của chủ thuê bao hiện nay đang bị hạn chế. Chính vì vậy, Bộ đã xây dựng đề án để quản lý thuê bao di động trả trước có hiệu lực từ ngay 1/1/2008.

Thứ hai, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ ban hành quyết định 05. Đối với bạn, là người sử dụng mà bị điện thoại của các mạng khác quấy rối thì trước tiên, phải xác định DN nào có thuê bao quấy rối đến thuê bao của DN khác thì người bị quấy rối phải phản ánh kịp thời với DN quản lý thuê bao có hành vi quấy rối. Thường khi nhận được phản ánh của người sử dụng dịch vụ, mạng của chủ thuê bao bị quấy rối làm việc với DN có thuê bao quấy rối để có biện pháp nhắc nhở. Nếu như nhắc nhở mà thuê bao đó vẫn cố tình vi phạm thì DN có thể ngưng cung cấp dịch vụ đối với thuê bao đó.

 

Đối với người sử dụng, còn 1 chỗ để phản ánh là các cơ quan quản lý Nhà nước và địa phương mà chính là các sở bưu chính viễn thông và các sở khi nhận được những phản ánh này thì có trách nhiệm phối hợp với các DN để chấm dứt tình trạng quấy rối qua điện thoại.

Câu hỏi cũng là kiến nghị rất dài của độc giả Ngô Nguyên Long, Sở Bưu chính Viễn thông Thái Bình, Email: ngolongthaibinh@gmail.com: Tôi xin kiến nghị với Thứ trưởng về cơ chế, chính sách phát triển Viễn thông - Internet và quản lý Nhà nước về Truyền dẫn phát sóng và Tần số vô tuyến điện 

1 Theo dự thảo của Nghị định về Internet đã đăng trên Website của Bộ Thông tin và Truyền thông thấy không nên bỏ một số nội dung sau:
+ Nhà cung cấp dịch vu phải chịu trách nhiệm cung cấp phần mềm quản lý Đại lý Internet công cộng (Vẫn áp dụng các quy định tại Nghị định Số: 02 /2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT ngày 14 tháng 7 năm 2005).
+ Đối với chủ Đại lý vẫn phải mở sổ quản lý theo dõi khách hàng nhưng chỉ ghi những thông tin mà chủ Đại lý cho là cần thiết để quản lý. Nhưng khi cơ quan chức năng phát hiện có hành vi sai phạm đối với việc tra cứu thông tin đi đến của khách hàng mà chủ đại lý không làm rõ được về nhân thân khách hàng thì chủ đại lý phải chịu trách nhiệm về hành vi do khách hàng gây ra.
+ Nên bãi bỏ quy định về địa điểm kinh doanh cách trường học dưới 200 m, nhưng phải đưa điều kiện kinh doanh dịch vụ Internet và trò chơi điện tử không được mở trong giờ học đối với địa điểm kinh doanh cách trường học dưới 200 m.
+ Nên quy định về thời gian tập huấn cho chủ đại lý: Mỗi năm nhà cung cấp dịch vụ phải tổ chức tập huấn 1 lần cho chủ đại lý.
+  Chủ đại lý phải có chứng chỉ Quản trị mạng chứ không phải là chứng chỉ tin học Văn phòng.
+ Về mức độ xử phạt nên tăng cao với một số hành vi:
- Kinh doanh quá giờ.
- Để trẻ em chơi Game trong giờ học.
- Không có Chứng chỉ Quản trị mạng.
- Chủ đại lý hàng năm không tham gia tập huấn.
- Không cung cấp được thông tin về khách hàng truy nhập các trang Website nội dung xấu.
- Kinh doanh không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ (kể cả dùng tên người khách để sử dụng dịch vụ và kinh doanh.
2. Đối với việc xây dựng các trạm BTS
+ Buộc các Doanh nghiệp khi thực hiện xây dựng phải có các cam kết chấp hành các quy định của pháp luật.
+ Các cơ quan quản lý Nhà nước không nên vì mục đích nào đó mà cố tình hợp pháp hoá các trạm xây dựng khi chưa có giấy phép, hoặc các tram ngay khi chuẩn bị xây dựng đã phát sinh Khiếu nại tố cáo.
+ Đồng thời phải có cơ chế sử lý nghiêm minh với các trường hợp lợi dụng Khiếu nại tố cáo cản trở việc xây dựng các trạm BTS.
3. Công tác thanh tra, kiếm tra.
+  Không nên hạnh chế việc thanh tra hành chính theo quy định tại Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở của Nghị định Số: 115/2006/NĐ-CP:
Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân nêu tại khoản 1 Điều 2 Nghị định:Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở Bưu chính, Viễn thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.  
Vì theo quy định chức năng nhiệm vụ của sở thì tại sở không có Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở.
Nên chăng việc này còn được thực hiện với Cơ quan, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông trên địa bàn hành chính.
+ Không nên tạo một tiềm thức đối với người quản lý là Ưu tiên Tập đoàn Bưu chính Viên thông Việt Nam.
+ Nên sửa đổi bổ xung kịp thời Nghị định Số: 115/2006/NĐ-CP theo hướng tăng thẩm quyền cho cơ quan Thanh tra và chế độ trách nhiệm cho Thanh tra viên chuyên ngành.
4. Nội dung khác
Không nên dùng tên : Viễn thông tỉnh, TP để đặt tên cho mảng Viễn thông khi tách ra Viễn thông và Bưu chính như vậy sẽ gây nhầm lẫn bao trùm lên doanh nghiệp Viễn thông khác..
Nhanh chóng hoàn thiện trình Chính phủ về tổ chức bộ máy của Sở Bưu chính Viễn thông các tỉnh, Thành phố.
Xin cám ơn Thứ trưởng..
Chúc Thứ trưởng sang năm mới có sức khoẻ phục vụ cho sự nghiệp chung của ngành.

Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Xin phép được trả lời anh Long như thế này: Trước đây, khi còn Bộ BCVT, Chính phủ có ban hành Nghị định 115 về thanh tra chuyên ngành Bưu chính Viễn thông. Trong đó, có quy định các chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, hoạt động của thanh tra. Sau khi Bộ TT-TT được thành lập, theo kế hoạch, trong năm 2008, Bộ sẽ xây dựng nghị định mới về Thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông để thay thế cho nghị định 115. Tất cả các kiến nghị của anh Long đã có gửi lên, trong quá trình xây dựng nghị định mới chúng tôi sẽ xem xét tiếp thu để xây dựng phù hợp với tình hình và hoạt động thực tế của thanh tra, trong đó có thanh tra của các Sở BCVT.

Độc giả Huy Phúc, Hải Phòng: Xin hỏi tính xác thực của thông tin cá nhân khi được đăng ký qua SMS đối với các thuê bao trả trước?

Thứ trưởng Lê Nam Thắng: Để thực hiện chủ trương quản lý thuê bao trả trước của Chính phủ, Bộ TT-TT đã phối hợp với các bộ ngành liên quan triển khai Đề án quản lý thuê bao di động trả trước, theo đó yêu cầu việc đăng ký tại các điểm giao dịch, qua cổng thông tin, hay qua SMS. Việc đăng ký này trước hết phải dựa vào sự tự giác của người đăng ký, mỗi người sẽ phải chịu trách nhiệm về thông tin đăng ký trước pháp luật. Khi xảy ra vấn đề, nếu cá nhân cung cấp những thông tin sai lệch thì sẽ bị xử lý trước pháp luật.

Để đảm bảo việc kiểm tra, đối soát, Bộ TT-TT sẽ chỉ đạo các DN thông tin di động phối hợp với cơ quan chức năng của bộ Công an, đặc biệt là cơ quan quản lý nhân thân (CMND), để kiểm tra, đối soát các thông tin này.

Nhà báo Huyền Sâm: Xin cảm ơn Thứ trưởng.

Thưa thứ trưởng, thưa các anh chị đại diện các Vụ, Cục chức năng của Bộ TT-TT tham gia cuộc đối thoại hôm nay, thưa quý vị độc giả, cuộc đối thoại trực tuyến mở đầu của Bộ TT-TT trong năm mới 2008 này đã diễn ra được hơn 2 giờ đồng hồ. Thứ trưởng thường trực Lê Nam Thắng đã trả lời được khá nhiều câu hỏi, với đa dạng các lĩnh vực: viễn thông, Internet, truyền dẫn, phát sóng, tần số, vô tuyến...một cách thẳng thắn và không hề tránh né bất cứ 1 câu hỏi nào. Hiện tại, chúng tôi vẫn đang tiếp tục nhận được các câu hỏi của độc giả gửi đến, tuy nhiên, vì thời lượng có hạn của chương trình, chúng tôi sẽ chuyển những câu hỏi còn lại đến Thứ trưởng Lê Nam Thắng và các Vụ, Viện, Cục chức năng của Bộ TT-TT để trả lời sau.

Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng Lê Nam Thắng, xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi và tham gia nhiệt tình của quý vị độc giả. 
 


Thứ trưởng Lê Nam Thắng:
Trong hơn 2 tiếng vừa qua, dù thời gian có hạn, nhưng Bộ TT-TT đã cố gắng trả lời được phần lớn các câu hỏi quý độc giả gửi về. Những câu hỏi còn lại, chúng tôi xin ghi nhận, và với thời gian sớm nhất, chúng tôi sẽ trả lời trực tiếp cho các quý vị độc giả. Thay mặt Bộ TT-TT, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các độc giả đã quan tâm theo dõi và nhiệt tình đặt câu hỏi cho cuộc đối thoại trực tuyến. Cảm ơn Báo điện tử VietNamNet đã phối hợp tổ chức cuộc đối thoại trực tuyến này cùng Bộ TT-TT.
  • VietNamNet
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,