221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1005464
Internet Việt Nam: Chặng đường 10 năm!
1
Article
null
Internet Việt Nam: Chặng đường 10 năm!
,

Cách đây mười năm, ngày 19/11/1997, dịch vụ Internet chính thức có mặt tại Việt Nam. Lúc đó, nó được xem là dịch vụ cao cấp dành cho một nhóm cá nhân, tập thể thật sự có nhu cầu. Vì là dịch vụ mới nên cước phí cao, thủ tục đăng ký phức tạp... Còn bây giờ, dịch vụ Internet không chỉ có mặt ở các đô thị mà đã lan tỏa rộng khắp 64 tỉnh thành, từ những khu dân cư đông đúc đến các bản làng xa xôi...

Sau 10 năm, Internet đã làm thay đổi cuộc sống thật diệu kỳ!. (Ảnh: LAD)

Dù dịch vụ Internet chính thức khai trương vào cuối năm 1997 nhưng từ đầu năm 1996, hạ tầng mạng Internet đã được xây dựng. Ban đầu, hạ tầng Internet Việt Nam chỉ là một hệ thống thiết bị nhỏ, được một đối tác của Tổng công ty Bưu chính-Viễn thông Việt Nam (VNPT) lúc bấy giờ (nay là Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông Việt Nam) “tặng” thêm một dự án tổng đài dữ liệu.

Những ngày tháng đầu tiên...

Hạ tầng ban đầu ấy có tốc độ 64Kbps khi kết nối quốc tế, dung lượng chỉ đủ cho khoảng 300 người sử dụng. Khách hàng đầu tiên là những cán bộ cao cấp của các cơ quan ban ngành, sử dụng với mục đích là giới thiệu với các cấp lãnh đạo cao hơn để vận động “mở cửa” cho Internet.

Lúc đó, chỉ có một DN cung cấp hệ thống đường trục kết nối trong nước và quốc tế (IXP) là VNPT cùng bốn nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) là VNPT, FPT, SPT và Netnam được phép kinh doanh dịch vụ này.

Năm 2002, để tạo động lực cạnh tranh, nhà nước không còn cho phép VNPT độc quyền khai thác hạ tầng kỹ thuật và cho phép thành lập các IXP khác. Quy định này đã làm thị trường Internet Việt Nam có sự đột phá mới. Giá cước ngày càng rẻ. Thủ tục ngày càng đơn giản. Từ một nhà IXP và bốn ISP thuở ban đầu, đến lúc đó, số lượng nhà kinh doanh dịch vụ Internet đang hoạt động thực tế trên thị trường gồm có bốn IXP và tám ISP. “Thời sơ khai” của Internet Việt Nam chỉ có các dịch vụ cơ bản: thư điện tử, truy cập cơ sở dữ liệu, truyền dữ liệu, truy nhập từ xa. Thì nay, các loại hình dịch vụ đã rất đa dạng và phong phú.

Năm 2003, với các quyết định cho giảm cước truy cập sử dụng Internet ngang với các quốc gia trong khu vực, thậm chí có khung cước còn rẻ hơn, đồng thời cho phép các DN tự mình áp dụng các chính sách quản lý và ấn định mức cước, số khách hàng thuê bao của các ISP tăng đột biến. VNPT tăng 258%, SPT - 255%, NetNam - 227%, Viettel - 184% và FPT - 174%. Tuy nhiên, đến nay chất lượng dịch vụ vẫn còn là nỗi khổ của khách hàng lẫn nhà cung cấp. Vấn đề chất lượng chỉ được “cải thiện” bằng thiện chí chăm sóc khách hàng của các ISP chứ chưa có một cuộc thay đổi toàn diện, mà điều dễ thấy nhất là ở tốc độ truy cập.

ADSL- cuộc “cách mạng” trong công nghệ!

• Tình hình phát triển Internet tháng 9-2003.
- Số lượng thuê bao quy đổi : 603.641
- Số người sử dụng : 2.334.634
- Tỉ lệ số dân sử dụng Internet : 2.86%
- Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của Việt Nam : 658Mbps
- Tổng số địa chỉ IP đã cấp : 133.632
- Tổng thuê bao băng rộng : 4.275
• Tình hình phát triển Internet tháng 9-2006.
- Số lượng thuê bao quy đổi : 3.860.264
- Số người sử dụng : 14.006.747
- Tỉ lệ số dân sử dụng Internet : 16.85%
- Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của Việt Nam : 6.325Mbps
- Tổng số địa chỉ IP đã cấp : 798.464
- Tổng thuê bao băng rộng : 375.069
• Tình hình phát triển Internet tháng 9-2007
- Số lượng thuê bao quy đổi : 4.914.466
- Số người sử dụng : 17.546.488
- Tỉ lệ số dân sử dụng Internet : 20.85%
- Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của Việt Nam : 12.115Mbps
- Tổng số địa chỉ IP đã cấp : 3.799.808
- Tổng thuê bao băng rộng : 1.036.883

Không thể không nhắc đến một công nghệ mà chính nó đã làm thị trường Internet ngày càng phát triển mạnh mẽ, đó là: ADSL, ra đời vào cuối năm 2003 với nhà cung cấp đầu tiên là FPT (dù rằng VNPT giới thiệu thí điểm công nghệ này trước).

Tháng 5/2003, dịch vụ Internet băng thông rộng, gọi tắt là ADSL, được chính thức tung ra thị trường cũng ngay từ buổi ban đầu dịch vụ này luôn trong tình trạng cung không đủ cầu. Các nhà cung cấp lắp đặt cáp tới đâu, khách hàng đăng ký tới đó. Có nhiều khu vực, dù chưa có cáp nhưng đã có khách hàng đăng ký “chờ”. Sau năm tháng triển khai, số khách thuê bao dịch vụ ADSL của VNPT và FPT đã đạt đến gần 20.000, và sau một năm, số khách thuê bao đã tăng lên đến 71.000.

Ban đầu, dịch vụ này chỉ được cung cấp cho người sử dụng tại Hà Nội và TP.HCM. Đến nay, ADSL đã phủ khắp 64 tỉnh thành, từ đô thị cho đến các vùng nông thôn với các nhà cung cấp VNPT, Viettel và EVN. Netnam, SPT và FPT chỉ triển khai dịch vụ tại Hà Nội và TP.HCM. Riêng FPT, trong năm 2007 đã bắt đầu mở rộng dịch vụ ADSL đến các tỉnh thành có số dân đông như Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương và Đồng Nai.

Chính nhờ công nghệ băng thông rộng ADSL ra đời mà dịch vụ nội dung trên môi trường mạng cũng phong phú hơn thuở ban đầu rất nhiều. Nhiều dịch vụ cao cấp hơn như VoIP, Wi-Fi, các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng (chat, trò chơi trực tuyến, blog...) ngày càng nhộn nhịp. Nhưng quan trọng hơn là khi băng thông lớn, tốc độ truy cập nhanh, Internet Việt Nam đã có sự phát triển đột biến. Bên cạnh các tờ báo điện tử lớn như VietNamNet, VnExpress,... các trang web thông tin của các báo, DN và cá nhân đều phát triển rất mạnh. Đây không chỉ là nơi cung cấp thông tin cho người đọc mà còn là nơi trao đổi kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của con người trong môi trường ảo.

Kết nối với thế giới

Khi mới kết nối, hạ tầng Internet Việt Nam chỉ có cổng kết nối đi Mỹ và Úc với băng thông nhỏ, mức dự phòng thấp. Tháng 5/2005, hạ tầng Internet Việt Nam kết nối với quốc tế đã phát triển đa hướng. Hướng đi quốc tế lên đến 12 hướng qua tám quốc gia và lãnh thổ có lưu lượng trao đổi Internet lớn gồm Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Malaysia.

Với vai trò điều phối, tháng 10/2003, Bộ Bưu chính-Viễn thông (nay là Bộ Thông tin-Truyền thông) đã tạo sự thống nhất giữa các IXP trong vấn đề kết nối Internet trong nước bằng việc thành lập hệ thống VNIX - hệ thống mạng trung chuyển lưu lượng Internet quốc gia. VNIX đã góp phần làm giảm sự quá tải, tăng băng thông Internet trong nước, tránh lãng phí thuê kênh Internet quốc tế.

Việt Nam hiện nay có hai tuyến cáp quang biển là TVH và SMW3. Tuyến cáp quang TVH được đưa vào khai thác từ năm 1995, kết nối với Thái Lan và Hồng Kông để từ đó kết nối tiếp với hơn 30 hướng trên thế giới. Dung lượng mỗi hướng là 560Mbps, sử dụng công nghệ PDH. Ngoài chức năng chuyển tải thông tin, hệ thống TVH còn đảm đương nhiệm vụ phục hồi cho hệ thống SMW3. Tuyến cáp quang SMW3 được đưa vào khai thác từ năm 1999, nối liền Việt Nam với 35 điểm cập bờ trên thế giới, sử dụng công nghệ WDM, khai thác 16 bước sóng với tốc độ 2.5Gbps trên mỗi bước sóng. Tuyến cáp quang SMW3 có trạm cập bờ Đà Nẵng nối một bước sóng với Trung Quốc, một bước sóng với Hồng Kông và hai bước sóng với Singapore.

Đông nhưng chưa vui!

Đến nay, sau mười năm hoạt động, Internet Việt Nam đã có 16 ISP. Nhưng theo các cơ quan chức năng, chỉ có tám ISP thực sự có hàng hóa cung cấp cho thị trường, đó là VNPT, SPT, FPT, Viettel, EVN, Netnam... Để thu hút khách hàng, ngoài việc mở rộng địa bàn “phủ sóng”, các nhà cung cấp đã đưa ra nhiều dịch vụ mới như danh bạ, luyện thi trực tuyến, thông báo điểm tuyển sinh, diễn đàn trên mạng, truyền hình theo yêu cầu (Video on Demand - VOD), mở rộng hình thức kết nối không dây bằng việc tặng các hotspot cho các điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn, trường học... như mô hình “thành phố Wi-Fi” do FPT Telecom xây dựng tại TP.HCM và Hà Nội. Tuy nhiên, theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Lê Nam Thắng, độ phủ và sự phong phú của các dịch vụ giá trị gia tăng của các ISP hiện nay chỉ dựa vào hệ thống mạng điện thoại công cộng là chính, còn các phương thức khác như mạng cáp quang, vệ tinh VSAT IP... tuy có nhưng chưa phổ biến.

Các ISP còn lại đang hoạt động yếu ớt hoặc chưa làm gì như Công ty Sản xuất-Kinh doanh-Xuất nhập khẩu Điện tử quận 10 (TIE), Công ty cổ phần Dịch vụ Một kết nối (OCI), Công ty Thông tin Điện tử Hàng hải, Công ty Điện tử Tin học Hóa chất (Elinco), Công ty Thanh Tâm… Hầu hết các OSP cung cấp dịch vụ ứng dụng trên mạng đều là các ISP, đây cũng là điều dễ hiểu khi ta nhìn vào mục đích kinh doanh và thế mạnh của các ISP.

Vẫn còn những điểm yếu

Theo nhiều chuyên gia của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), mặc dù các ISP, IXP được cấp phát địa chỉ IP đủ cho mọi yêu cầu phát triển, nhưng khả năng hoạch định của họ để sử dụng hợp lý địa chỉ vẫn còn ở mức hạn chế. Hiện nay chỉ có ba trong số các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng định tuyến động để thực hiện định tuyến, các ISP còn lại vẫn sử dụng định tuyến tĩnh thông qua một nhà cung cấp nên không bảo đảm khả năng phòng chống lỗi. Những điểm yếu của Internet Việt Nam còn thể hiện ở việc chưa quản lý tốt tài nguyên, chưa áp dụng công nghệ IP thế hệ mới (IPv6). Hiện nay chỉ có VNPT đã đăng ký sử dụng IPv6 nhưng cũng chưa sử dụng rộng rãi.

Nguồn nhân lực cho các DN khai thác Internet đang là vấn đề nan giải trong tình hình chung của ngành công nghệ thông tin hiện nay. Đội ngũ kỹ thuật viên, lập trình viên có chất lượng luôn là nỗi khao khát của các nhà khai thác. Bên cạnh đó, một vấn đề đang làm đau đầu các cơ quan chức năng là chưa tìm ra cách để quản lý nội dung thông tin trên mạng như hiện tượng blog, tung tin và hình ảnh phản cảm lên mạng mà thời gian qua làm xôn xao dư luận, chưa ngăn chặn được những hành vi kinh doanh lậu thẻ điện thoại Internet trả trước, khai thác trái phép hạ tầng Internet với mục đích ăn cắp cước viễn thông…

Nhìn lại mười năm, ngỡ rằng quá dài nhưng ngần ấy thời gian thật ra chỉ mới là bước khởi đầu cho một công nghệ chứa đựng biết bao điều kỳ diệu. Tin rằng, Internet Việt Nam sẽ còn phát triển khi nhà nước, DN và người dân cùng hợp sức để phát triển dịch vụ này. Tương lai của Internet Việt Nam còn ở phía trước...

(Theo Thiện Vũ/TBVTSG)

Thị phần các ISP tại VN
(Nguồn: Trung Tâm Internet Việt Nam-VNNIC )

Đơn vị

Tổng số thuê bao quy đổỉ 
 

Thị phần
(%)

Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (HPT)

 643

 0,01

Tổng công ty Viễn thông Quân đội (VIETTEL)

 810638

 16,49

Công ty cổ phần dịch vụ Một kết nối (OCI)

 130309

 2,65


Công ty cổ phần dịch vụ BC-VT Sài Gòn (SPT)

203540

4,14

 Công ty NETNAM - Viện CNTT (NETNAM)

78345

1,59
 

 Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ (FPT)

 910791

 18,53

 
Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT)

2532108

 51.52

Công ty SAXKD XNK điện tử Q.10 (TIE)

1035

0,02

Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN)

247057

5,02

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,