221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1003390
Để có một cách nhìn đúng đắn về Chính phủ điện tử
1
Article
null
Ý kiến độc giả VietNamNet:
Để có một cách nhìn đúng đắn về Chính phủ điện tử
,

(VietNamNet) - Ngay sau khi bài viết "Chính phủ điện tử phải bắt đầu từ con người!" được xuất bản,  VietNamNet đã nhận được khá nhiều ý kiến chia sẻ và ủng hộ của quý độc giả về quá trình triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam, cũng như những bài học kinh nghiệm cần rút ra sau thất bại của Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước - Đề án 112.

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối thoại trực tuyến với người dân Việt Nam thông qua mạng Internet  vào ngày 9/2/2007.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối thoại trực tuyến với người dân Việt Nam thông qua mạng Internet vào ngày 9/2/2007, một cột mốc quan trọng trong quá trình triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam. Ảnh: Lê Anh Dũng.

VietNamNet xin phản ánh một số ý kiến tiêu biểu của quý độc giả trong hơn một ngày qua, đồng thời rất mong nhận được những ý kiến, quan điểm đóng góp cho những bài viết kế tiếp của Toà soạn:

 

Ho ten: Nguyễn Tấn Quang
Dia chi: Đồng Hới - Quảng Bình
Email: kissupr...@gmail.com
Tieu de: Để có một cái nhìn đúng đắn về CPĐT
Noi dung:
Theo tôi, để có thể nêu lên được quan điểm mang tính đúng đắn và đầy đủ về CPĐT ở Việt Nam thì cần phải đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ để nghiền ngẫm, phân tích một cách sâu sắc từ thực trạng, nhu cầu ứng dụng CNTT-TT trong các cơ quan công quyền, và cả ngay trong các tầng lớp người dân, trong các tổ chức, doanh nghiệp.

Tuy nhiên, điều tôi muốn nói trước tiên đó là chuyển lời cảm ơn sâu sắc của mình đến Quý báo vì đã cung cấp cho độc giả một bài viết (phỏng vấn) mà theo tôi là rất hu ích cho những ai quan tâm đến CPĐT ở VN.

Có lẽ cũng đã khá lâu rồi, phải đến gần một năm, hầu hết trên các mặt báo, khi đề cập đến CPĐT ở VN đều nói đến sự thất bại của Đề án 112, đến việc bắt ông này bà nọ, rồi là phân tích sự lãng phí trong mua sắm máy móc, trang bị phần mềm, đào tạo vv... mà nguyên nhân thất bại chủ yếu là do những người trong cuộc, những người triển khai cái đề án này, nào là thiếu trình độ, nào là làm ẩu, là mượn danh đề án để lợi dụng, trục lợi v.v... Và, dù là người cũng rất quan tâm đến CPĐT, cũng đã dành nhiều thời gian suy ngẫm về nó.

Khi đọc các bài viết trước đây, bị chi phối bởi cách viết trong đó, bản thân tôi, và có lẽ rất nhiều người khác cũng sẽ nghĩ rằng, để có được CPĐT thành công ở VN, thì chỉ cần giải quyết được mấy vấn đề trên (nguyên nhân) đại loại như: Cho mấy ông cũ có tham ô vào tù, giao cho mấy “ông” mới có trình độ chuyên môn hơn (chẳng hạn Bộ Thông tin - Truyền thông) làm lại đề án mới có bài bản hơn, chú ý không “ham” như anh 112, mục tiêu đề ra vừa phải, vừa sức để làm v.v...

Thế nhưng, sau khi đọc bài phỏng phấn này, tôi mới “sáng” ra, để triển khai thành công một CPĐT, đâu có dễ như thế, đâu phải vì thấy “Văn phòng Chính phủ” hay “Văn phòng UBND tỉnh” không có chuyên môn nên chuyển qua “Bộ BCVT” hay “Sở BCVT”, rồi thay đổi một số cách thức tiến hành, qui mô nhỏ lại, rồi “tùy nhu cầu”, “tùy khả năng” của các địa phương, “giao trách nhiệm cho người đứng đầu” v.v... là sẽ giải quyết được vấn đề CPĐT ở VN sau vụ 112. Và tôi dám chắc rằng, nếu chỉ có thế, các dự án sau 112, hoặc là sẽ lặp lại như thế, hoặc sẽ đi vào tình trạng án binh, không làm để không sai, để khỏi thất bại.

Có lẽ rằng, đã đến lúc, chúng ta phải nhìn nhận vào sự thật, vào đúng bản chất của CPĐT: thực trạng và tương lai, hướng đi ở VN, vào kinh nghiệm quý giá của những nước đi trước, như những gì trong bài phỏng vấn đã phân tích khá sâu sắc; nhìn thấy những cái được cái mất từ đề án 112 bằng “nhận thức” và “tầm nhìn” mới hơn, quan điểm khách quan hơn, có thế tương lai về CPĐT ở VN mới có cơ may tiến triển hơn.

Cuối cùng, tôi xin nêu quan điểm của mình về CPĐT: 1- Có làm là sẽ có sai, có thất bại ! Muốn không sai, không thất bại thì chỉ cần không làm. 2- Có thất bại mới có thành công. Với CPĐT, không dễ gì thành công mà không phải trải qua thất bại.

Rất mong Quý báo tiếp tục có những bài viết như thế này.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn Quý báo.

Ho ten: Le thi Toan
Dia chi: 101 Le Loi, Vung Tau
Email: toan.l...@pvgas.com.vn
Tieu de: ủng hộ E-gov.
Noi dung: Tôi ủng hộ chính phủ điện tử và muốn nó đi vào thực tiễn càng sớm càng tốt, để người dân được sử dụng các dịch vụ hành chính công một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Ho ten: NGuyễn Thái Tuấn
Dia chi: So Nong nghiep&PTNT Nghe An
Email: thaituansnn@yahoo.com
Tieu de: Nhan luc phau dat len hang dau.
Noi dung: Tôi hoàn toàn nhất trí với nhận định của bài phỏng vấn trên. Theo tôi trước bất kỳ một chương trình, dụ án nào khi triển khai điều cần thiết trước tiên là phải chú ý tới nhân lực. Phải đào tạo được những con người biết điều hành và biết sử dụng và khai thác những tiện ích từ các chương trình đó mang lại.

Chúng ta thử nhìn lại xem, liệu sau 5 năm triển khai chương trình 112 chúng ta có được những cái gì?. Thử làm một phép điều tra xem liệu có bao nhiêu % lãnh đạo (từ cấp sở, ngành, huyện...trở lên) biết sử dụng máy vi tính một cách thành thạo. Tầng lớp này cũng cần phải biết sử dụng và khai thác những tiện ích đem lại từ máy tính chứ, chúng ta đang ở thời đại CNTT mà. Vậy bao nhiêu % số người trong số này có thể đáp ứng được. Tôi nghĩ là không nhiều, chúng ta đưa ra một con số là 30% chăng. Chắc không quá đâu các bạn a.

Ho ten: Dinh Xuan khoa
Dia chi: Truong Dai hoc Vinh
Email: Khoadhv@vinhuni.edu.vn
Tieu de: Toi ung ho viec phat trien chinh phu dien tu
Noi dung: Toi cho rang cung voi viec xay dung chinh phu dien tu o cap Trung uong, moi don vi hay tu xay dung cho minh mot don vi dien tu. Toi hoan toan dong y quan diem muon co chinh phu dien tu phai bat dau tu con nguoi! Dong thoi toi muon nhan manh vai tro cua che tai trong viec dien tu hoa hoat dong cua co quan, xi nghiep, nha may den cac bo nganh la rat quan trong. Neu khong co con nguoi va cac che tai can thiet, khong the xay dung thanh cong chinh phu dien tu! Cam on VietNamNet da thao luan ve van de nay!

Ho ten: Đỗ Phú Vinh
Dia chi: Điện Nam Đông-Điện Bàn -Quảng Nam
Email: vinh828@gmail.com
Tieu de: Yếu tố tri thức phải đặt lên hàng đầu

Noi dung: Tôi ủng hộ việc triển khai CPĐT của nhà nước. Tuy rằng đề án 112 có thất bại, nhưng đó là bài học kinh nghiệm trong việc sử dụng con người, trong việc triển khai và thẩm tra tính hiện thực của đề án.
 
Là một nông dân nhưng tôi cũng cảm nhận được rằng tầm quan trọng của CPĐT trong quản lý nhà nước hiện nay. Trong thời đại công nghệ thông tin, việc triển khai đề án chính phủ điện tử và hoàn thiện nó, chúng ta không thể chần chừ. Nhưng yếu tố thành công tất yếu phải do con người, người tạo ra và người sử dụng; thử hỏi xem có bao nhiêu phần trăm vị lãnh đạo sử dụng được thành thạo lĩnh vực này?
 
30% là con số e rằng quá lớn,có chăng là 30% biết sử dụng như là cái máy đánh chữ thì đúng hơn. Và cũng chắc chắn rằng trong xã hội chúng ta, rất nhiều người hiểu biết tốt về công nghệ này nhưng oái ăm thay họ lại không được làm lãnh đạo, hoặc lại không đứng được vào bộ máy công quyền dù là cấp nhỏ nhất...

Ho ten: Nguyễn Văn An
Dia chi: Đông Hà Quảng Trị
Email: thihong...@yahoo.com
Tieu de:
Noi dung: Chính phủ điện tử theo tôi cần phải có rất nhiều việc đồng bộ chứ không đơn giản là ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước ....Theo ý kiến cá nhân tôi, không thể xây dựng Chính phủ điện tử khi vẫn còn những tồn tại quan liêu trong hệ thống công chức nhà nước hiện tại....

Ho ten: nguyen truong thanh
Dia chi: giam lam
Email: omni...@gmail.com
Tieu de: có những điểm mà nhà nghiên cứu nước ngoài không bao giờ biết
Noi dung: Còn một điểm quan trọng mà có nghiên cứu đến đâu cũng không ra được. Đó là các công chức ở tất cả các cấp phải nói KHÔNG với cái mà mình thấy KHÔNG ĐÚNG. Với tôi thì đây là điểm đau xót nhất trong Đề án 112 đã qua. Hàng triệu công chức, ở các cấp, đã nhắm mắt trước những sai lầm của dự án. Nếu không xuề xòa ký vào các biên bản nghiệm thu quy trình, tài liệu và phần mềm... thì sẽ tránh được thất thoát lớn. Đồng thời giúp ban dự án đưa ra điều chỉnh phù hợp.

Ho ten: Đồng Bằng Sông Cửu Long
Dia chi: Đồng Bằng Sông Cửu Long
Email: anhvl...l@yahoo.com
Tieu de: Khuyến khích tư nhân đào tạo CNTT đến người dân
Noi dung: Theo tôi nên khuyến khích những ai muốn cung cấp dịch vụ CNTT như: Đào tạo cấp chứng chỉ, khuyến khích họ đầu tư phát triển CNTT, từng ngành phải ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc gì?, cụ thể ra nhằm khuyến khích người dân sử dụng máy tính để khai thác thông tin chẳng hạn như thủ tục giấy tờ, nên đào tạo Internet cho học sinh cấp tiểu học,...đại học lên trình độ cao hơn.

Ho ten: Nguyễn Ái Lâm
Dia chi: Khoa CNTT-TT, Đại học ULB Bruxelles, Bỉ
Email: nguyenail...@yahoo.fr
Tieu de: Cần nâng cấp Chính phủ Điện tử Việt Nam
Noi dung: Theo tôi, Chính phủ Việt Nam cần nghiên cứu kỹ để phát triển Chính phủ điện tử, vì nó rất cần cho sự phát triển công nghệ thông tin và công cuộc cải cách các thủ tục hành chính của Việt Nam. Ở các nước phát triển như Pháp, Bỉ... chính phủ điện tử cũng đã được phát triển trước Việt Nam rất lâu và hiện tại vẫn gặp nhiều khó khăn về tính hiệu quả và nhất là để người dân tiếp cận với CPĐT.

Ở Việt Nam, chúng ta chỉ mới phát triển CPĐT thông qua Đề án 112, dù gặp nhiều khó khăn và chưa mang lại hiệu quả như mong muốn do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan. Nhưng không những vì thế mà không tiếp tục dự án xây dựng một Chính phủ đúng tầm với phù hợp với xu thế bùng nổ CNTT hiện nay của thế giới.

Vấn đề là cần xây dựng đội ngũ làm dự án có năng lực và được giám sát chặt chẽ của Chính phủ, đưa ra lộ trình phát triển chương trình dự án theo từng giai đoạn cụ thể : 2007-2012, 2012-2017... Tôi mong Vietnamnet cần có những bài viết tập trung đánh giá và đề cập tính cấp thiết phát triển Chính phủ điện tử cho tương lai của Việt Nam nhằm sớm bắt kịp ứng dụng CNTT vào cuộc sống so với các nước ở khu vực và trên thế giới. Xin chân thành cám ơn.

Ho ten: Phan Van Chuong
Dia chi: 18a/12/ngo 34 Au Co,Tay Ho,Hanoi.
Email: chuongthu37@yahoo.com.vn
Tieu de: Can nhanh chong trien khai CPDT
Noi dung: Can trien khai khan truong CPDT.Khong vi that bai cua du an 112 ma lay co choi bo ap dung Tien bo KHKT.Khong ap dung CPDT thi chang bao gio chong duoc tham nhung,sach nhieu cua cac "quan lai moi" trong bo may cong quyen cua Nha nuoc dau.Truoc mat can "xoa mu" ve CNTT de "nang cao quan tri" cho can bo cac cap,nhat la can bo lanh dao di da.Can cho can bo lanh dao cac cap tu minh lam viec nhieu hon,chu khong phai cai gi cung giao cho chuyen vien hoac thu ky lam,con minh chi biet ky ma thoi.

Ho ten: Dinh Quang
Dia chi: Son La
Email: familyoffice88@gmail.com
Tieu de: con người tạo ra tất cả
Noi dung: Một đất nước mạnh phải có một Chính phủ đủ mạnh, một Chính phủ mạnh phải có một Thủ tướng "mạnh". Chính phủ điện tử (CPĐT) cũng vậy, muốn phát triển nó một cách có hiệu quả bền vững thì từ TƯ đến địa phương phải có người đứng đầu có khả năng thực sự cả về mặt quản lý Nhà nước cả về mặt chuyên môn kỹ thuật và khả năng "đi trước đón đầu".

Tôi rất đồng tình với độc giả Tấn Quang cho rằng: "Có làm là sẽ có sai, có thất bại ! Muốn không sai, không thất bại thì chỉ cần không làm. 2- Có thất bại mới có thành công. Với CPĐT, không dễ gì thành công mà không phải trải qua thất bại." Song theo tôi, nếu có người đứng đầu "ngang tầm" tức là có "Tâm", có "Tầm" và có "Tài" về CPDT thì tiền của của nhân dân không đến nỗi thất thoát và lãng phí một cách vô bổ như vậy.

Vì vậy giải pháp tiếp cho 112 theo cá nhân tôi không chỉ là giao trách nhiệm cho ngành này, Bộ kia mà là giao cho ai (người đứng đầu 112) và dĩ nhiên người được giao phải có "tư duy hoạch định". Khả dĩ tôi nói như vậy là vì 112 trước đó với những người ở Miền núi chúng tôi còn có quá nhiều lãnh đạo ở trình độ "i . . . tờ" chứ chưa nói đến các cấp cơ sở. Vậy thì sao chúng ta lại không có một nghiên cứu khả thi nào về năng lực cán bộ miền núi, vùng sâu vùng xa trước khi tiến hành đại trà như vậy,.v.v. Tóm lại muốn Đề án thành công thì trung tâm phải là những "con người trung tâm" có ít nhất 3 chữ "T".

Ho ten: Phan Trọng Hậu
Dia chi: Hà Nội
Email: haupt@mig.com.vn
Tieu de: Học hỏi và thanh lọc
Noi dung: Tôi ủng hộ phải có chính phủ điện tử và phải làm bằng được. Tất nhiên là phải có nhân lực tốt và định hướng rõ ràng, mục đích cụ thể. Nước mình đi sau những nước tiến tiến phát triển CNTT rồi. Tất nhiên mình ko thể lấy cái của họ để áp dụng vào đất nước mình mà phải biết thanh lọc và gọt dũa cho phù hợp với đất nước mình. Tôi là người làm về CNTT tôi hiểu điều này!

Ho ten: Tran Viet Hung
Dia chi: Ba đình - Hanoi
Email: SQH60@yahoo.com
Tieu de:
Noi dung: Tôi cơ bản tán thành với quan điểm phát triển CPĐT, và nguyên nhân cơ bản của thât bại hay chưa thành công là yếu tố con người, trước hết là người lãnh đạo ! Vậy có giải pháp gì cụ thể? và quan trọng là có dũng cảm thực hiện . Tôi nói dũng cảm vì quá nhiều biện pháp, giải pháp hay nhưng không được thực hiện !!! Tiêu chuẩn để bổ nhiệm một cán bộ mới là phải biết sử dụng mạng máy tính vào công việc, gia hạn 6 tháng, 1 năm cho những ai đang ở vị trí mà chưa đủ kiển thức sử dụng mạng máy tính cho công việc, kiểm tra khách quan trình độ (chứ khong phải cài bằng, chứng chỉ đa phần là thật, chỉ có kiến thức "dỏm" !

Yếu tố quan trọng nữa là quy trình hành chính chưa khoa học thì làm sao công nghệ hoá được ! vậy gắn cải cách hành chính là khẩu hiệu đúng , nhưng khi làm thì hai vấn đề hoàn toàn tách rời, liệu có đem lại hiệu quả? Vậy giải pháp là khoa học hoá, minh bạch hoá quy trình hành chính ? Ai làm? Đó là các Viện, Trường Hành chính, và Bộ Nội vụ là cơ quan xem xét phê duyệt!

Ho ten: Nguyễn Thanh Tùng
Dia chi: Hà Nội
Email:
Tieu de: Chính phủ điện tử là tất yếu
Noi dung: Tôi nhận thấy rằng: việc xây dựng chính phủ điện tử là điều rất cần thiết không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác trên thế giới. Tôi vẫn hy vọng rằng Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng CNTT vào các hoạt động của chính phủ để người dân có thể chủ động hơn trong việc tiếp cận các thông tin từ phía chính phủ. Chúng ta không thể vì sự thất bại của đề án 112 mà không tiếp tục công cuộc số hoá các hoạt động của chính phủ. Chính phủ và bộ Thông tin và truyền thông là những đơn vị chịu trách nhiệm trước nhân dân đối với việc tin học hóa các hoạt động của chính phủ. Hy vọng rằng sắp tới những con người có trách nhiệm có tâm huyết với chính phủ điện tử sẽ lại tiếp tục thực tiếp những dang dở mà đề án 112 để lại. Tôi vẫn mong rằng việc tin học hóa chính phủ sẽ lại được thực hiện và đêm lại những lợi ích to lớn cho nhân dân.

 

Ho ten: Nguyễn Hồng Vinh
Dia chi: Hà nội
Email: mansofta@gmail.com
Tieu de: Người lãnh đạo phải đủ tầm, đủ tâm
Noi dung: Dưới góc độ người làm CNTT, cụ thể là phát triển phần mềm chuyên nghiệp tôi cho rằng làm CPĐT không dễ nhưng cũng không quá khó để thực hiện thành công. Không nhất thiết phải có một đội ngũ CNTT lớn lao như chúng ta tưởng, nếu có cách thức đúng với đội ngũ nhân lực CNTT của Việt nam hoàn toàn có thể thực hiện được.

Tại sao Đề án 112 thất bại?, trước hết lỗi này thuộc về các lãnh đạo thực hiện đề án này đã không đủ tầm về năng lực. Đề án này thiếu một kiến trúc sư trưởng tài ba. Đừng đổ lỗi cho phía người dùng chưa thay đổi kịp, vì hệ thống CNTT phải có khả năng thúc đẩy sự cải cách, định hướng cải cách phương thức thực hiện các công việc của người tác nghiệp.

Thử hỏi trong số các lãnh đạo này có ai đã từng lãnh đạo phát triển các giải pháp phần mềm lớn (phải là dự án lớn và phức tạp cả về chiều sâu công nghệ lẫn bề rộng về chức năng) thành công?. Có lẽ đa phần họ chỉ có lý thuyết thôi. Đứng trước một bài toán lớn, những người không có kinh nghiệm, không đủ tài năng sẽ bị choáng ngợp và không nhận thức được những điểm then chốt của hệ thống và chắc chắn không thể đề ra được phương hướng tiếp cận để giải quyết vấn đề.

Tôi lấy ví dụ: Bài toán đặt ra là Hãy nghiên cứu và xây dựng nhà máy chế tạo xe gắn máy. Theo cách thức thông thường người lãnh đạo sẽ phân chia công việc nghiên cứu phát triển cho các bộ phận mà mình có. Bộ phận nào cũng có tiền để đầu tư mua sắm thiết bị thực hiện. Những người phụ trách các mảng dễ thực hiện thì tung tiền mua sắm. Cuối cùng cái quan trọng nhất là cái máy lại gặp vấn đề không thể thực hiện thành công. Thế là các chi phí ở những thứ thứ yếu đã bỏ ra rồi thì lãng phí vô cùng.

Theo tôi, đáng nhẽ với kinh nghiệm hạn chế, người lãnh đạo cần phải tập trung nguồn lực vào những điểm then chốt khó giải quyết nhất. Khi giải quyết vấn đề này có thể học hỏi hoặc thuê chuyên gia nước ngoài cùng làm. Căn cứ vào kết quả của công việc then chốt mà triển khai hoặc chưa khởi động các phần việc có liên quan tránh lãng phí. Chưa có dữ liệu, chưa có chương trình mà đã xây những trung tâm tích hợp dữ liệu tốn kém tiền tỷ rồi bỏ đó, rồi bao nhiêu tiền mua máy chủ trong các cơ quan bộ ngành cũng để trưng bày tiêu tốn điện năng là nhiều, cùng lắm là chạy một vài cái website thông tin, một máy chủ cũng có thể quản lý vài chục site như vậy. Chúng ta không phải là người đi đầu trong vấn đề này mà lại thất bại thảm hại thì không còn gì để nói cả, chúng ta có thể học và vận dụng cơ mà. Tôi cho rằng, người được giao trọng trách lớn lao không thực hiện được lại còn làm lãng phí lớn rất có tội với nhân dân.

Ho ten: Vo Anh Thuy
Dia chi:
Email: voanhthuy@yahoo.com
Tieu de: Cách tiếp cận
Noi dung: Nếu xét trên quy mô nhỏ hơn ví dụ là một doanh nghiệp, chúng ta cũng thấy rằng việc chuyển hệ thống quản lý từ phương thức truyền thống sang hệ thống điện tử cũng gặp vô vàn khó khăn. Trong thực tế những tổ hợp phần mềm ERP phục vụ quản lý tổng hợp doanh nghiệp phải mất vài năm trời để triển khai mà số lượng công ty Việt Nam thành công chỉ chiếm tỷ lệ rất ít.

Theo tôi, để tiếp cận đến hệ thống quản lý điện tử hóa chúng ta cần phải chọn giữa hai con đường: một là xây một hệ thống hoàn toàn mới, khi đó chúng ta phải xác định lại các mắc xích, các ràng buộc, các quan hệ. Đây là việc làm rất khó khăn nhưng hoàn toàn phù hợp khi chúng ta cần cải tổ. Hai là chúng ta điện tử hóa từng bước những gì chúng ta đang làm. Khi đó, phải chấp nhận một số bất cập của quy trình hiện nay mà chúng ta đang phải cải tiến. Lợi điểm của nó sẽ dễ dàng tạo động lực đi từ dưới lên trên. Lúc đó chúng ta chỉ cần đặt ra một số chuẩn chung để sự phát triển nằm trong sự kiểm soát theo một mục tiêu chung.

Khi việc cải tiến thủ tục hành chính ngày càng tiến bộ thì hệ thống điện tử hóa này cũng sẽ dần tự hoàn thiện. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể tiếp cận theo hướng này vì từ cấp nhỏ như phường huyện cũng đã có thể làm được từng phần với nguồn lực không đòi hỏi quá cao cấp và quá lâu. Ban đầu chúng ta có thể phải chấp nhận sự khác biệt nhưng cùng theo quá trình phát triển những cái tối ưu hơn sẽ dần trở thành chuẩn áp dụng chung.
 

......

           Quan điểm của quý độc giả về triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,