221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
982516
Chưa có số tiền chính xác mà đề án 112 đã tiêu!
1
Article
null
Chưa có số tiền chính xác mà đề án 112 đã tiêu!
,

Các báo hôm nay tiếp tục phản ánh và bình luận quanh sự kiện bắt giam các cán bộ liên quan đến đề án 112.

>> Giải phẫu 112: Bài học cải cách HC và tin học hoá

Báo Thanh Niên cho biết theo Báo cáo giám sát của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của QH hồi tháng 3/2007 thì Đề án 112 đã thất bại cả trên 5 mục tiêu ban đầu đề ra.

’Nguyên
Nguyên trưởng ban điều hành Đề án 112 Vũ Đình Thuần tại lễ giới thiệu về "thành quả bước đầu đạt được" của Đề án 112, ngày 9/9/2005.

Đó là xây dựng các hệ thống tin học hóa quản lý hành chính nhà nước, xây dựng và tích hợp các cơ sở dữ liệu quốc gia, tin học hoá các dịch vụ công, đào tạo tin học và thúc đẩy cải cách hành chính.

Nguyên nhân chính những thất bại được Quốc hội chỉ ra hồi tháng 3/2007 là do bộ máy triển khai đề án "có vấn đề". Một đề án lớn và quan trọng như vậy lại được giao cho Ban điều hành do một Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là Trưởng ban, một số thứ trưởng kiêm nhiệm - "nhưng do bận nên ít dự họp và không tham gia chỉ đạo".

Theo Quyết định 137/2001/QGG-TTg của Thủ tướng về việc thành lập Ban điều hành tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 thì Ban điều hành 112 Chính phủ không có chức năng quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, chỉ có quyền thẩm định các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ, phù hợp với mục tiêu của đề án để giúp các bộ, ngành, tỉnh, thành phố phê duyệt đề án của mình.

Điều đó có nghĩa rằng Ban điều hành Đề án 112 Chính phủ không có thẩm quyền thẩm định dự án, càng không có thẩm quyền thẩm định thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán của các dự án.

"Nhưng trong thực tế, Ban điều hành Đề án 112 Chính phủ đã tổ chức thẩm định các dự án phần mềm và hướng dẫn Ban điều hành 112 các tỉnh thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán là trái với Nghị định 52/1999/NĐ-CP, 12/2001/NĐ-CP, 07/2003/NĐ-CP, 16/2005/NĐ-CP quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tạo nên tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi" trong đầu tư công nghệ thông tin. Chức năng của Ban điều hành Đề án 112 Chính phủ đã chồng lấn chức năng của cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý Nhà nước" - báo cáo giám sát khẳng định.

Trong khi đó Ban điều hành Đề án 112 lại không có mối quan hệ hợp tác với Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin và Bộ Bưu chính - Viễn thông, đẩy các dự án công nghệ thông tin vào tình trạng thiếu "nhạc trưởng", mạnh ai xin phê duyệt thì được làm.

Không những yếu về chuyên môn, theo báo cáo giám sát của Ủy ban Khoa học-Công nghệ và Môi trường QH, Ban điều hành Đề án 112 còn làm sai các nguyên tắc tài chính.

Việc phân cấp đầu tư được Thủ tướng phê duyệt trong đề án rõ ràng và tạo điều kiện chủ động cho các bộ, ngành, địa phương. "Song trong quá trình chỉ đạo, do Ban điều hành 112 Chính phủ không định được khung chuẩn của các hệ thống tin học hóa của các bộ, ngành, địa phương, xác định được mức đầu tư sàn nên dẫn đến các bộ, ngành, địa phương tùy tiện đầu tư. Có bộ, ngành, địa phương đầu tư lớn, có nơi lại ít quan tâm hầu như không có gì thêm ngoài nguồn từ kinh phí trung ương".

Tính đến nay cũng chưa có con số chính xác số tiền mà Đề án 112 đã tiêu. Bởi vì báo cáo giám sát phát hiện: "Kinh phí trung ương dự trù không sát, chỉ nói chung chung khoảng dưới 1.000 tỉ. Bên cạnh đó trong quá trình triển khai Ban điều hành 112 Chính phủ không nắm được các bộ, ngành, địa phương đầu tư thêm bao nhiêu".

Con số tổng hợp đến tháng 9/2003 số tiền đầu tư là 3.730 tỉ đồng. "Vậy đến cuối năm 2005 (kết thúc đề án - PV) số tiền chi là bao nhiêu? Con số này tương ứng với bao nhiêu phần trăm so với mức cần đầu tư đến 2005 và đã hoàn thành được bao nhiêu phần trăm nhiệm vụ, mục tiêu tin học hóa quản lý hành chính nhà nước đến năm 2005?"-  QH đặt câu hỏi.

Ngoài ra, báo cáo còn cho thấy nguồn kinh phí từ Ban điều hành Đề án 112 Chính phủ chỉ đầu tư cho việc xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu, trong khi đó chưa có phần mềm dùng chung cũng như cơ sở dữ liệu nên vốn đầu tư coi như không có hiệu quả.

Nghiêm trọng hơn, theo báo cáo giám sát thì, do tỷ lệ khấu hao thiết bị công nghệ thông tin là 15%/năm nên số thiết bị đã đầu tư sẽ bị khấu hao trong khi sử dụng không hiệu quả.

Ăn chia tiền tỉ khi thực hiện đề án 112

Báo Vnexpress cho biết theo xác minh ban đầu của cảnh sát chống tham nhũng, riêng việc in giáo trình, mua bản quyền phần mềm của đề án 112 đã thất thoát khoảng 3,4 tỷ đồng trong đó 1,3 tỷ có dấu hiệu ăn chia. 

Ngoài việc tiếp tục làm rõ hành vi của nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đình Thuần (vừa bị bắt), cơ quan điều tra sẽ trưng cầu giám định chất lượng các thiết bị tin học được cung cấp trong quá trình triển khai đề án 112.

Các thiết bị được mua từ đâu, xuất xứ sản phẩm thế nào sẽ được làm rõ. Hậu quả thiệt hại do các cán bộ có thẩm quyền gây ra cũng đang khẩn trương được xác minh. 

Cơ quan điều tra xác định, các bị can đã có dấu hiệu lợi dụng chức vụ để tư lợi qua việc tổ chức in ấn tài liệu phục vụ đề án tại các địa phương. 

Nhà xuất bản Tư pháp do ông Nguyễn Đức Giao làm giám đốc (đã bị bắt) nhận in tài liệu, giáo trình... cho đề án. Công việc này sau đó lại được thuê đơn vị khác thực hiện. Tổng công ty phát hành sách (2 phó tổng giám đốc bị bắt) cũng thực hiện theo cách tương tự.

Hiện có thông tin, giá in ấn do ông Giao cũng những người liên quan nhận cao hơn hẳn so với chi phí thực tế. Cơ quan chức năng ước tính, thất thoát trong phi vụ in ấn giáo trình, tài liệu của đề án khoảng 2,1 tỷ đồng.

Một ngày sau khi lệnh bắt nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ được thực thi, chiều 14/9 cơ quan điều tra Bộ Công an đã có thông báo với Văn phòng Chính phủ kết quả xác minh bước đầu về những sai phạm của Ban điều hành đề án 112 và một số cán bộ liên quan.

Việc bắt giữ ông Vũ Đình Thuần diễn ra như nào?

Nhà riêng của ông Vũ Đình Thuần (Ảnh Thanh Niên)

Thanh Niên trích dẫn một số nguồn tin từ phường Phương Mai cho biết, 21 giờ ngày 13/9, ông Thuần được đưa trên một chiếc xe 7 chỗ của cơ quan cảnh sát về đến nhà riêng ở  ngõ 4, đường Phương Mai, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội. Ông dùng chìa khóa riêng tự mở cổng. Trước sự chứng kiến của một số cán bộ địa phương, một cảnh sát đọc lệnh khám xét nhà riêng.

Ông Thuần đã có hành vi vi phạm quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lợi dụng chức vụ quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng; ông Thuần còn ký gần 50 hợp đồng, văn bản trái quy định trong việc in ấn, xuất bản, phát hành nhiều tài liệu liên quan đến việc triển khai Đề án 112. Ông cũng phải chịu trách nhiệm khi kê giá cao hơn so với thực tế một số phần mềm để triển khai Đề án 112.

Vợ ông Thuần tỏ ra khá bình tĩnh, dẫn các cán bộ đi khám khắp 5-6 phòng trong căn nhà. Cuộc khám xét diễn ra trong khoảng 1 giờ đồng hồ.

 (Tổng hợp từ Thanh Niên, VNE)


 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,