221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
706075
500 triệu USD: chưa đạt! - 1 tỷ USD: có tới không?
1
Article
null
500 triệu USD: chưa đạt! - 1 tỷ USD: có tới không?
,

Cần phải tổng kết lại giai đoạn 2000 – 2005 của đề án phát triển CNpPM Việt Nam theo Nghị quyết 07/CP với mục tiêu tổng giá trị 500 triệu USD vào năm 2005, trước khi nghĩ tới giai đoạn 2 (2006 – 2010) với mục tiêu giá trị 1 tỷ USD vào năm 2010. 

Cuối tháng 4/2005, Bộ Bưu chính Viễn thông đã tổ chức hội thảo đầu tiên để lấy ý kiến xây dựng dự thảo kế hoạch phát triển công nghiệp phần mềm (CNpPM) Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010. Mục tiêu của giai đoạn mới đặt ra là đến 2010, giá trị CNpPM Việt Nam sẽ đạt 1 tỷ USD trong đó gia công, xuất khẩu chiếm khoảng 50% và phải đào tạo được 200.000 kỹ sư CNTT trong đó 50% có thể thể làm phần mềm chuyên nghiệp. Liệu rằng những mục tiêu đó có là khả thi, trong khi mục tiêu giá trị 500 triệu USD vào năm 2005 là không thể thực hiện được và cũng chưa có ai đứng ra sơ kết hay tổng kết lại giai đoạn đó. 

Soạn: AM 546268 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Động lực nào để ngành Công nghiệp Phần mềm VN phát triển? (Ảnh:Ng.Vũ)

Cần thiết phải tổng kết

Năm 2005 là năm kết thúc việc thực hiện Nghị quyết 07/CP của Thủ tướng Chính phủ về phát triển CNpPM giai đoạn 2001 – 2005 và cũng là năm kết thúc của giai đoạn đầu tiên của Đề án Tin học hoá Quản lý Hành chính Nhà nước (Đề án 112). Bên cạnh đó, năm 2005 cũng là thời điểm mà Chỉ thị 58/CT-TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đã ra đời được 5 năm. Như vậy, việc tổng kết lại một chặng đường đã qua là điều tất yếu phải thực hiện. Tuy nhiên, theo GS Chu Hảo – nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, người đã từng chấp bút xây dựng Nghị quyết 07/CP về phát triển CNpPM giai đoạn này đã tỏ ý tiếc vì cho đến nay  vẫn chưa có một cơ quan chức năng nào tổ chức đánh giá lại một cách toàn diện. Theo ông, lẽ ra sau một năm, hai năm hoặc ba năm thì nên có những nhìn nhận, đánh giá lại. Chính vì thế, sẽ khó khăn rất nhiều khi phải tổng kết lại 5 năm thực hiện mà không có sơ kết từng giai đoạn.

Ai cũng thấy, trong cả một quá trình phát triển thì giai đoạn đầu tiên chính là giai đoạn không thể không tổng kết. Kỳ vọng lúc ban đầu là rất lớn và thậm chí "5 năm CNpPM đã được ví với cả 100 năm công nghiệp than". Tuy mới đi được nửa chặng đường, cả các cơ quan nhà nước và các DN đều nhận thấy là không thể hoàn thành được mục tiêu giá trị 500 triệu USD vào năm 2005. GS Chu Hảo cho biết, con số 500 triệu USD không phải là do các cơ quan nhà nước áp đặt mà dựa trên cam kết của các DN, các ngành và địa phương với tổng giá trị lên tới 1 tỷ USD. Như vậy, con số 500 triệu USD được đưa ra có nghĩa là đã được trừ đi một nửa giá trị được cam kết. Ông Trương Gia Bình - Tổng giám đốc Cty FPT lại cho biết: Việc các DN không thể thực hiện nổi giá trị như mong muốn các hợp đồng gia công, xuất khẩu phần mềm là do nguồn nhân lực chưa đủ sức đáp ứng được. Phải mất tới 2 năm, các kỹ sư, cử nhân CNTT mới cập nhận đủ kiến thức chuyên môn cần thiết, trình độ ngoại ngữ và kỹ năng làm việc theo nhóm.  

Thay vì bi quan vì không thể hoàn thành được mục tiêu giá trị 500 triệu USD, có ý kiến vẫn cho rằng: dẫu sao chúng ta đã khởi động được một nền công nghiệp mới cho đất nước, và đó là tín hiệu đáng mừng. Quả đúng như vậy, nhưng sự khởi động đó đã đạt được kết quả đến đâu với thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa?. Theo một số ý kiến, nếu coi CNTT nói chung và CNpPM nói riêng là ngành công nghiệp trọng điểm và mũi nhọn, thì con số 500 triệu USD là không thể đạt được. Nhưng nếu coi CNTT và CNpPM là động lực khoa học công nghệ cho các ngành kinh tế, kỹ thuật khác thì có lẽ con số đó sẽ không là quá to lớn (?). Việc không hoàn thành mục tiêu giá trị 500 triệu USD khiến chúng ta phải nhìn lại cách đặt vấn đề khi đặt ra mục tiêu đó.  

Tổng kết những cái gì? 

Một số thực trạng nổi cộm điển hình giai đoạn 2001 – 2005

1. Sự phát triển ồ ạt của các khu phần mềm tập trung tại nhiều địa phương.

2. Sự tăng trưởng về đào tạo nhân lực CNTT ở bậc đại học với hơn 100 đại học và cao đẳng tham gia cùng sự phát triển của hệ thống đào tạo phi chính quy về lập trình viên, chuyên viên mạng.
3. Dự án “Làng công nghệ phần mềm ảo” bị phanh phui sự thật là kinh doanh viễn thông trái phép.
4. Trung tâm Công nghệ Phần mềm Nghệ An với sự thật về đường dây cò lao động với nhiều đối tượng chưa qua đào tạo tin học cơ bản.
5. Trung tâm Công nghệ Phần mềm Đại học Quốc gia TPHCM trở thành một đề án bị bỏ dở giữa chừng.
6. Chưa ai đứng ra tổng kết về hoạt động đào tạo kỹ sư, cử nhân văn bằng thứ hai nói chung và cho CNTT nói riêng.
7.Câu hỏi “CNTT ở đâu trong đổi mới giáo dục đại học Việt Nam” chưa có ai trả lời.

Cho đến nay, các cơ quan quản lý Nhà nước về CNTT đều chưa chính thức đưa ra được một bức tranh toàn cảnh nào về CNTT Việt Nam nói chung và CNpPM nói riêng. Cơ sở duy nhất có thể tin cậy được là Báo cáo Toàn cảnh CNTT Việt Nam của Hội Tin học TPHCM được công bố hàng năm nhân sự kiện Vietnam Computerworld Expo với vai trò đồng tổ chức của Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG. Tuy được xây dựng hết sức công phu nhưng Báo cáo Toàn cảnh này cũng chưa thực sự tổng kết được toàn diện và đầy đủ theo mọi khía cạnh mà dư luận có thể quan tâm. Tuy nhiên, theo những người trong cuộc thì họ cũng chưa thể làm gì được nhiều hơn một khi ngoài Hội Tin học TPHCM ra, đến nay vẫn chưa có một tổ chức nào khác thực hiện điều này. Cũng chính vì lý do đó mà trong khi chưa có những tổng kết chính thức khác, các báo cáo và văn kiện xây dựng kế hoạch phát triển CNTT nói chung và CNpPM nói riêng thường phải dựa vào kết quả tổng kết của các tổ chức nước ngoài và của Hội Tin học TPHCM.  

Như đánh giá của ông Trương Gia Bình, nguyên nhân không thành công của hoạt động gia công, xuất khẩu phần mềm là do nguồn nhân lực không đáp ứng được. Tuy nhiên, theo báo cáo toàn cảnh của Hội Tin học TPHCM thì hoạt động đào tạo lại tăng trưởng lớn nhất với 62 đại học, 101 cao đẳng và 69 cơ sở đào tạo phi chính quy (số liệu của năm 2004). Liệu có phải nguồn nhân lực đã thừa về số lượng nhưng thiếu về chất lượng?  

Về điều này, TS Mai Liêm Trực - Thứ trưởng Thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông đã thẳng thắn nhìn nhận rằng, tuyệt đại đa số các cử nhân, kỹ sư CNTT sau khi tốt nghiệp ra trường phải làm các công việc phục vụ xã hội chứ không phải là đi làm lập trình viên và làm việc cho các DN CNTT. Theo ông Trực, cái mà chúng ta đang thiếu chính là các chuyên gia cao cấp về sản xuất và kinh doanh phần mềm, về quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất phần mềm và trình độ quản lý DN. Bên cạnh đó, theo nhiều ý kiến thì đội ngũ nhân lực làm cầu nối giữa CNTT với các lĩnh vực khác cũng có vai trò hết sức quan trọng. Họ chính là đội ngũ đã có chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể và đã học thêm văn bằng thứ hai về CNTT. 15 năm đã trôi qua kể từ ngày ra đời hệ đào tạo này song rất tiếc cũng chưa có những tổng kết chính thức và không chính thức cho nó. Bên cạnh đó là câu hỏi chưa có ai trả lời: “CNTT ở đâu trong đổi mới giáo dục đại học Việt Nam?” 

Soạn: AM 546276 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Thứ trưởng Mai Liêm Trực: "cái mà chúng ta đang thiếu là các chuyên gia cao cấp về sản xuất và kinh doanh phần mềm, về quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất phần mềm và trình độ quản lý DN" . (Ảnh: HS)

Cũng cần lưu ý thêm, mục tiêu giá trị 500 triệu USD không chỉ có mỗi giá trị xuất khẩu mà đã bao gồm cả thị trường nội địa trong đó. Thị trường này đã phát triển được đến đâu và hiệu quả đạt được như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này có lẽ đó không chỉ là trách nhiệm của đầu mối quản lý Nhà nước về CNTT mà phải là trách nhiệm của các bộ, ngành.  

Và có lẽ, điều không thể không tổng kết là sự hình thành và phát triển của các khu phần mềm tập trung không chỉ ở Hà Nội, TPHCM và các đô thị lớn mà cả với một số địa phương khác. Và không chỉ có các khu phần mềm thực mà lại có cả những “làng ảo”, “công viên ảo”... Ngay sau khi hoạt động một thời gian, ông Nguyễn Hữu Hiền – Giám đốc Trung tâm Công nghệ Phần mềm Sài gòn (SSP) đã cảnh báo về khả năng khó thu hút đầu tư của các khu phần mềm tập trung bởi ông cho rằng, với tốc độ phát triển của công nghệ Internet, các DN phần mềm sẽ không nhất thiết phải vào đó mà vẫn có thể sử dụng được Internet tốc độ cao. Còn ông Lê Hồng Hà - Tổng thư ký Hội Tin học Viễn thông Hà Nội thì cho rằng đó là những đầu tư mang tính “kích cung” nhiều hơn là “kích cầu” bởi cái mà các DN cần chính là thị trường cho ứng dụng CNTT và thay vì những đầu tư tốn kém vào đó về xây dựng cơ bản, những khoản tiền lớn đó sẽ cực kỳ có ý nghĩa nếu như được đầu tư để hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, DN ứng dụng CNTT.  

Ai sẽ tổng kết? 

Nghị quyết 07/CP ra đời tháng 6/2000 vào thời điểm mà Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về CNTT không còn tồn tại do đã bị giải thể từ tháng 8/1999 vì hoạt động không hiệu quả. Thay vào đó là Chương trình Kỹ thuật Kinh tế về CNTT trực thuộc Bộ Khoa học Công nghệ. Đến tháng 10/2000, Chỉ thị 58/CT-TW của Bộ Chính trị chính thức được ban hành và đó là cơ sở lý luận cao nhất cho ứng dụng và phát triển CNTT của đất nước. Theo tinh thần của Chỉ thị 58/CT-TW, một năm sau Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 58/CT-TW với trách nhiệm chính thuộc về Bộ Khoa học Công nghệ. Sang năm 2002, Bộ Bưu chính Viễn thông được thành lập với chức năng quản lý nhà nước cả về CNTT. Công việc quản lý nhà nước về CNTT sau đó đã được bàn giao từ Bộ Khoa học Công nghệ sang cho Bộ Bưu chính Viễn thông. Trong quá trình bàn giao này của Bộ Khoa học Công nghệ, đương nhiên phải có những kết quả sơ bộ của việc thực thi Nghị quyết 07/CP từ ngày ra đời cho đến thời điểm chuyển giao. Còn kể từ sau khi chuyển giao, trách nhiệm đương nhiên sẽ thuộc về Bộ Bưu chính Viễn thông.

Như đã phân tích, nếu như không có được một kết quả tổng kết lại cho giai đoạn đầu thì chúng ta khó lòng có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm cùng những kết quả tốt cần phải phát huy để làm cơ sở cho việc triển khai giai đoạn tiếp theo. Vậy ai sẽ đứng ra sơ kết và tổng kết lại giai đoạn 2000 – 2005 cho CNpPM Việt Nam? Trách nhiệm này trước hết phải là của Bộ Khoa học Công nghệ rồi sau đó là của Bộ Bưu chính Viễn thông. Hơn hết cả để phân định trách nhiệm chính là Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT – cơ quan tư vấn và định hướng chiến lược của Chính phủ về CNTT do Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm trực tiếp phụ trách. 
 

(Theo Tạp chí Công nghiệp) 

Ý kiến của quý vị như thế nào về vấn đề này? Ngành Công nghiệp Phần mềm Việt Nam cần phải làm gì để phát triển, để đạt mục tiêu đề ra? Hãy gửi ý kiến đóng góp cho chúng tôi theo mẫu sau (Bài viết nên gõ có dấu):

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,