221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
815333
Thành ủy TP.HCM thận trọng với thi tuyển trưởng phòng
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Thành ủy TP.HCM thận trọng với thi tuyển trưởng phòng
,

(VietNamNet) - Đó là điều VietNamNet nhận được từ tân Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải, bên lề hội nghị Đảng bộ TP lần thứ 4 - khóa VIII.

Ngày 24/8/2004, Ban chỉ đạo cải cách hành chính TP.HCM đã soạn thảo đề án thí điểm thi tuyển cạnh tranh chức danh trưởng, phó phòng ở một số Sở - ngành, UBND quận - huyện để trình Ban thường vụ Thành ủy thông qua. Việc này được coi là một bước đột phá hướng tới công khai, minh bạch trong công tác cán bộ. Theo kế hoạch, từ tháng 10/2004, các cơ quan trên triển khai thực hiện đề án. Tuy nhiên, đến giờ, đề án chưa được thông qua.

Soạn: AM 826287 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tân Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải. (ảnh: T.T)

Trả lời câu hỏi từ VietNamNet, ông Hải cho biết, thường trực Thành ủy, thường trực UBND TP đều thấy khó thực hiện đề án. "Thi tuyển cán bộ, công chức thì được, nhưng đây là cán bộ lãnh đạo, quản lý thì còn nhiểu yếu tố khác như phẩm chất, chứ không phải cứ có trình độ chuyên môn tốt là được. Thi tuyển lãnh đạo, quản lý cần thận trọng. Anh em nói về đề án như thế, nhưng chưa được" - ông Hải khẳng định.

Ông Hải còn giành cho báo giới một cuộc trao đổi nhân dịp ông giữ chức vụ mới: Bí thư Thành ủy TP.HCM.

"Không phân biệt đối xử với lao động nhập cư"

- Vấn đề ông ưu tiên nhất để TP đi trước về trước là gì?

- Có hai vấn đề thật sự là trọng tâm. Thứ nhất, thực hiện nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà TP coi là chương trình mang tính đòn bẩy để thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chúng ta xác định làm sao để dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Còn trong công nghiệp phải tăng thâm dụng vốn, chất xám, giảm thâm dụng lao động. Dịch vụ phải là dịch vụ cao cấp, nông nghiệp phải là nông nghiệp kỹ thuật cao.

Vấn đề đặc biệt quan tâm thứ hai là công tác quản lý đô thị. TP.HCM có quy mô đô thị tầm cỡ lớn của thế giới. Cần có điều kiện hạ tầng để đảm bảo tương ứng quy mô. Điều kiện hạ tầng của chúng ta hiện còn nhiều bất cập. Phải thực hiện quy hoạch cho tốt, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị để đạt mục tiêu TP này phát triển nhanh và bền vững, đời sống người dân được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần.

- TP.HCM hiện có 1 triệu lao động đang làm việc trong các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, trong đó một nửa là lao động nhập cư. Với cương vị mới, ông sẽ giải quyết nhu cầu thiết thực cho đối tượng trên: tạo điều kiện về nhà ở, vui chơi, giải trí... như thế nào?

- Tôi không phân biệt đối xử, đặc biệt là trong giải quyết việc làm, giữa người nhập cư và không nhập cư. Phải chăm lo đời sống người dân nói chung, vì đồng bào nào cũng là đồng bào. Vấn đề là chăm lo đời sống nhiều hay ít. Đồng bào nghèo thì chăm lo nhiều hơn đồng bào khá, chứ không phân biệt địa bàn.

- Công tác quy hoạch, quản lý đô thị được ông "đặc biệt quan tâm thứ hai" và bị mổ xẻ nhiều. Tuy nhiên, công tác này vẫn không theo kịp với phát triển thực tế?

- Xây dựng tự phát tại TP có nhiều nguyên nhân: ý thức người dân, quản lý nhà nước lỏng lẻo, công tác quy hoạch yếu…

TP chưa có quy hoạch chi tiết 1/2.000. TP phải tạo điều kiện cho từng quận, huyện có năng lực để thực hiện điều đó. Nơi nào yếu thì TP tạo điều kiện, nguồn lực, cơ chế, vốn liếng,… để thực hiện. Nơi nào có điều kiện đô thị hoá trước thì làm trước.

"Ngoài đời có thế chơi bóng cùng; khi đánh giá phải nhìn công việc"

- Được biết trong công tác cán bộ nhiệm kỳ vừa qua yếu nhất là đánh giá cán bộ. Theo ông, làm sao khắc phục việc này?

- Vừa qua nhiều nơi thực hiện chưa tốt việc này, đôi khi còn hình thức chứ chưa thực chất. Từ đó, chúng ta mắc sai lầm trong cân nhắc, bố trí, đề bạt cán bộ. Muốn khắc phục, một mặt phải sâu sát để hiểu cán bộ, một mặt quan trọng hơn là đánh giá cán bộ phải khách quan, công tâm. Bởi vì, ngoài đời có thể đi chơi bóng, đánh cờ với nhau, nhưng trong đánh giá cán bộ thì không được dùng tình cảm, phải lấy công việc mà đánh giá cán bộ.

Nói vậy nhưng làm không dễ đâu. Nó liên quan đến một điều là làm sao trong công việc phải có phân công rạch ròi, rõ trách nhiệm cá nhân. Nếu không thì cái gì cũng của chung, của tập thể.

- Ông có nói một bộ phận Đảng viên thoái hóa biến chất. Là người đứng đầu, ông sẽ nêu gương như thế nào và có biện pháp gì để xây dựng lại hình ảnh người cán bộ trong mắt nhân dân?

- Tôi chưa dám đặt vấn đề mình làm gì để nêu gương. Nhưng trước tiên phải thực hiện tốt những kỷ cương, nguyên tắc của Đảng và phải thực hiện tốt nhiệm vụ của người Đảng viên trong công việc, tự rèn luyện, giữ gìn phẩm chất của người Đảng viên.

Phải xử lý thật nghiêm minh đối với những sai trái trong cán bộ, công chức. Tất nhiên, nghiêm minh ở đây bao gồm nhiều biện pháp. Trước hết, đối với cán bộ phải xây dựng, giáo dục. Nếu xây dựng, giáo dục không được thì dùng biện pháp xử lý nghiêm minh, chứ không được nể nang, tránh né, bao che.

- Xin cảm ơn ông!

  • Phạm Cường (ghi)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,