221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
695398
Cơ chế nào để huy động chất xám kiều bào?
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Cơ chế nào để huy động chất xám kiều bào?
,

(VietNamNet) - Có chuyên gia Việt kiều được mời về giảng dạy cho Đại học Bách khoa TP.HCM nhưng visa cứ 6 tháng lại phải gia hạn một lần?!

Đãi ngộ: không đặt nặng chuyện lương bổng

"Chúng ta còn thiếu một cơ chế thông thoáng để trí thức kiều bào có nhiều cơ hội làm việc và phát triển, đóng góp trí tuệ của mình cho đất nước",
Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm UB người VN ở nước ngoài Nguyễn Phú Bình thừa nhận.

Các trí thức, chuyên gia Việt kiều mà VietNamNet tiếp xúc đều khẳng định "chuyện kinh tế, lương bổng không phải là vấn đề".

Tiến sĩ, Kỹ sư Lê Duy Nhẫn (Đức) kể rằng, có một đội ngũ rất đông các chuyên gia người Việt ở Đức, tuổi cận kề 60, được gọi là "thế hệ 68", có vị trí quan trọng trong tất cả các nguồn máy ngành nghề và có cảm tình đặc biệt với VN.

Họ khao khát được đóng góp cho đất nước, "lấy đó làm niềm tự hào chứ không phải vấn đề lương bổng".

Điều quan trọng nhất đối với những người trí thức "là một sự mở thoáng về mặt tư duy", GS Nguyễn Đăng Hưng nói.

GS-TS. Lâm Thành Mỹ cũng góp ý "Nhà nước nên cho thấy một tinh thần thông thoáng, cởi mở bởi trí thức thường là người có đầu óc, hay đặt vấn đề, đặt câu hỏi".

"Tăng thẩm quyền cho UB người VN ở nước ngoài"

Soạn: AM 518335 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Đó là kiến nghị của ông Nguyễn Văn Chuyển, Giáo sư ĐH Nihon Joshi. Theo GS Chuyển, UB người VN ở nước ngoài nên được nâng cấp thành cơ quan đầu mối có thẩm quyền.

UB người VN ở nước ngoài từng là một cơ quan độc lập, có thẩm quyền ngang cấp Bộ. Tuy nhiên, cách đây vài năm, UB này trực thuộc Bộ Ngoại giao.

"Như thế, quyền hạn của UB chỉ ở mức một Ban, không đủ thẩm quyền để giải quyết những công việc cụ thể của Việt kiều", ông Chuyển nói.

GS Nguyễn Văn Chuyển dẫn chứng: Để tổ chức được hội thảo lần này, theo ông được biết, UB đã phải "chờ đợi cả năm trời".

Một ví dụ khác được ông dẫn ra: Có chuyên gia Việt kiều được mời về làm Phó Giáo sư cho Đại học Bách khoa TP.HCM nhưng visa chỉ được 6 tháng, cứ 6 tháng lại gia hạn một lần.

"Chúng tôi có ý kiến với Uỷ ban. Uỷ ban đề nghị chỗ này, chỗ khác, kết quả là các anh ấy được thêm 6 tháng, nghĩa là 1 năm gia hạn một lần".

Người đứng đầu UB người VN ở nước ngoài, ông Nguyễn Phú Bình, thừa nhận: UB người VN ở nước ngoài chỉ là cơ quan tổng hợp, không có nhiều thẩm quyền đối với các vấn đề của Việt kiều như nhà ở, visa...

Cần thông thoáng từ cơ chế cấp visa và nhà ở

Liên quan đến chuyện đãi ngộ, nguyện vọng tha thiết nhất của các trí thức người Việt ở nước ngoài lại là một cơ chế thông thoáng trong vấn đề nhà ở và cấp visa.

Soạn: AM 518349 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Hai nhà trí thức, một trong nước, một ở nước ngoài đang say sưa trao đổi.

Ông Vũ Tất Thắng, giảng viên MBA kể lại trường hợp một chuyên gia Canada gốc Việt về VN làm việc cùng một "đồng liêu da trắng". Hai người có điều kiện hoàn toàn như nhau nhưng "anh bạn da trắng" được cấp visa 1 năm trong khi anh chuyên gia Việt kiều chỉ được cấp visa trong thời hạn 6 tháng?!.

Cũng chuyện visa. GS Nguyễn Văn Chuyển cho biết: ông sống ở Nhật Bản, một nước nổi tiếng là nghiêm ngặt về quản lý người nước ngoài, một số người vẫn giữ quốc tịch VN nhưng visa được gia hạn 3 - 5 năm, tuỳ theo ngành nghề.

"Cách đãi ngộ trí thức như vậy quả là đánh giá quá thấp", vị Giáo sư thẳng thắn nhận xét.

Những trí thức nhiều tuổi thì bày tỏ khao khát có một căn nhà ở VN để trở về.

Nói về tâm nguyện lúc cuối đời, vị GS Vinh danh nước Việt 63 tuổi, Nguyễn Đăng Hưng bảo ông chỉ "mong có một chỗ đất cắm dùi ở VN để về đây sinh sống lúc tuổi già".

"Ai là người VN, nhất là những người có tuổi đều muốn về quê nhà để có thể được chôn cất trên mảnh đất quê hương mình", GS Hưng tha thiết.

Trong Chương trình Hành động của Chính phủ nhằm triển khai Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người VN ở nước ngoài có giao các Bộ liên quan xây dựng, hoàn thiện các quy định liên quan đến vấn đề visa và cho phép người Việt ở nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở.

Tuy nhiên, nhiều trí thức kêu rằng "chính sách có nhưng thiếu biện pháp đi kèm nên cũng chỉ là chung chung" hoặc tình trạng "trên thoáng nhưng dưới không thông".

Ông Phạm Công Tú (Thạc sỹ điện tử viễn thông CH Séc) phàn nàn quyền sở hữu chính thức đối với tài sản tại VN cho Việt kiều chưa có, việc cấp visa, thẻ cư trú dài hạn cho trí thức Việt kiều chưa thoáng, nhiều thủ tục.

Thành lập "Trung tâm môi giới chuyên gia Việt kiều"

Soạn: AM 518351 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Một trí thức Việt kiều đang trao đổi với các phóng viên tại hội thảo

Liên quan đến chuyện đầu mối sử dụng chất xám kiều bào, vấn đề bức xúc của nhiều trí thức Việt, ông Vũ Tất Thắng khuyến nghị: Nên chăng thành lập một "Trung tâm môi giới" giữa chuyên gia người Việt ở nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước.

Khi có nhu cầu, các công ty trong nước có thể tìm đến trung tâm này, đề nghị giới thiệu người phù hợp.

Cũng chuyện đầu mối, TS Đặng Quốc Kỳ nói rằng "các cơ quan chức năng nên nhanh chóng xúc tiến các cấu trúc tiếp nhận tư vấn để tận dụng các đội ngũ chuyên ngành".

Còn GS-TS Lâm Thành Mỹ cho rằng, cần tiến tới xây dựng một khuôn khổ làm việc chung với đồng nghiệp trong nước trong các dự án thuộc hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Theo ông, việc mời chuyển giao tri thức, kinh nghiệm như hiện nay chỉ là bước đầu.

Cụ thể hơn, Tiến sĩ, Kỹ sư Lê Duy Nhẫn đề nghị thành lập các "Trung tâm dạy nghề đặc biệt" dành cho các chuyên gia Việt kiều giảng dạy, nhằm phổ biến các kiến thức, công nghệ tiên tiến về Việt Nam.

Trong một nỗ lực tự phát, sắp tới "CLB khoa học kỹ thuật" (OVS) do GS- TS. Nguyễn Đăng Hưng khởi xướng sẽ chính thức ra mắt, trở thành một kênh giao lưu, cầu nối giữa trí thức người Việt ở nước ngoài với trong nước.

Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị và Chương trình Hành động của Chính phủ nhằm triển khai Nghị quyết này chỉ thị "hoàn chỉnh và xây dựng mới hệ thống chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, xây dựng chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với chuyên gia, trí thức người Việt ở nước ngoài..."

Nhưng, một hệ thống như vậy vẫn còn đang trong quá trình tham khảo ý kiến. Mà như GS Nguyễn Đăng Hưng, trong một lần trò chuyện với VietNamNet, đã nhấn mạnh rằng "Vận hội hôm nay là vận hội cuối cùng"!

  • Việt Lâm

Bài 1: "Từng xin làm việc không lương mà không được sử dụng"

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,