221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
548742
Ông Nguyễn Cao Kỳ: Rồi chim lại bay về tổ
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Ông Nguyễn Cao Kỳ: Rồi chim lại bay về tổ
,

“Rồi chim lại bay về tổ”, ông Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Phó Tổng thống chính quyền Sài Gòn cũ, đã nói như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên nhân chuyến trở về thăm quê hương lần thứ hai của ông trong vòng một năm.

- Chắc ông có nhiều chuyện vui trong lần về thăm này?

Ông Nguyễn Cao Kỳ về thăm Sơn Tây hồi đầu năm.

- Nhiều chuyện vui chứ. Tôi đã đi Sapa, Lào Cai, đi bằng đường bộ qua Việt Trì, Phú Thọ, đều là những nơi mà tôi đã sống lúc 14-15 tuổi. Đến Hà Nội, tình cờ tôi gặp một Việt kiều Mỹ là ông Đinh Đức Hữu, đang đầu tư vào khu du lịch Thác Đa, chân núi Ba Vì, Sơn Tây. Tôi không ngờ có một Việt kiều vượt xa ngàn dặm về đầu tư một công trình thật đẹp ngay tại núi Tản, sông Đà quê tôi. Trong khu giải trí này sẽ có dự án xây dựng nhà ở trên triền núi ở độ cao 200-300m, phong cảnh rất tuyệt vời. Tôi có nói đùa, mà không, tôi nói thật với ông Hữu là để dành cho tôi một miếng để tôi về làm nhà ở dưỡng già.

- Tức là ông thực sự có ý định về Việt Nam sinh sống?

- Nhiều người cùng lứa già với tôi nay không còn phản đối chế độ trong nước nữa. Khi biết tôi có ý định về Việt Nam ở hẳn, có người bảo tôi rằng “Khi nào ông về thì tôi về theo.” Rồi chim lại bay về tổ mà. Bây giờ tôi đã 75, chắc là cũng chỉ có thể cố gắng được trong khoảng ba năm nữa để góp phần xây dựng những nhịp cầu của sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc. Nhưng tôi tin là cùng lắm năm năm nữa là sẽ không còn vấn đề trong nước và ngoài nước.

Ông Nguyễn Cao Kỳ định về Việt Nam sinh sống lâu dài
 

Soạn: AM 205887 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 

"Vì họ hàng ở Sơn Tây chẳng còn ai thực sự thân thích, ruột rà nên bác ấy không ghé thăm khu phố cũ nữa" - chị Vân (Trần Hồng), con gái riêng của bà Kim (người vợ thứ ba) của ông Nguyễn Cao Kỳ giải thích với phóng viên VietNamNet.

Tôi có một ước mong mà nếu Trời Phật thương thì có thể sẽ thực hiện được. Tôi mong có một ngôi nhà nhỏ ở miền Bắc, một ngôi nhà nhỏ ở miền Trung, và một ngôi nhà nhỏ ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, rồi cứ chu du từ Bắc vào Nam. Tôi đã sống ở cả ba miền, mỗi miền có những nét hấp dẫn, màu sắc đặc biệt, từ món ăn, tư duy, cho đến ngôn ngữ... Tôi nghĩ hoàn toàn có thể thực hiện được mong muốn này bởi tinh thần dân tộc của mình, cội rễ của mình sẽ gắn bó mình với nhau.

- Chuyến thăm quê hương lần đầu tiên của ông hồi tháng 1/2004 đã gây ra nhiều dư luận khá ồn ào ở Mỹ. Lần này thì sao? 

- Lần trước nhiều người làm chính trị bên đó cứ mường tượng ra những chuyện không đúng sự thật để bài bác tôi, nhưng khi đa số những người ở hải ngoại thấy rằng mục đích của tôi về là vì sự hòa hợp dân tộc thì họ không chống đối nữa. Tất nhiên, thỉnh thoảng có ông nào đó vẫn viết lăng nhăng trên Internet. Nhưng nói chung là lần này không xảy ra chuyện gì. Và chủ quan tôi cũng thấy không hề có sự nghi kỵ nào ở trong nước.

- Ông thấy trong nước có nhiều thay đổi so với lần về trước cách đây chưa đầy một năm không? 

Ông Nguyễn Cao Kỳ được về thăm quê Sơn Tây
 

Soạn: AM 205889 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 

Việc ông Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Phó Tổng thống chính quyền Sài Gòn cũ đang cư trú tại California (Hoa Kỳ) được Nhà nước ta cho phép về thăm quê hương  Sơn Tây lần đầu tiên là chuyện thời sự đầu năm của người dân Sơn Tây (tỉnh Hà Tây).

- Nói Việt Nam thay đổi hàng ngày thì cũng hơi quá nhưng tôi nghĩ cũng gần như thế. Lần trước, sau khi từ Việt Nam trở về, tôi đã nói ở hải ngoại về cảm nhận của tôi đối với sự tiến triển của đất nước, đặc biệt là về ý chí của cả dân tộc. Không phải chỉ có vài người mà hàng chục triệu người cùng nỗ lực tìm cách tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Nghe nói ông rất quan tâm đến du lịch và đang có kế hoạch trong lĩnh vực này?

- Ở tuổi này thì tôi không thể làm ăn buôn bán gì, nhưng với sự quen biết của mình, tôi muốn đưa những người bạn, cả người Việt và người Mỹ, về nhìn thấy sự thật, những gì đang diễn tiến tốt đẹp ở Việt Nam để họ có thể đầu tư. Lần này tôi dẫn về nước hai chuyên gia, một người rất nổi tiếng về thiết kế sân golf, một người chuyên xây cất các khách sạn lớn. Tôi đã dẫn họ đến Phú Quốc, nhìn phong cảnh và địa lý thì họ rất thích. Họ nói ít có nơi nào có địa hình thuận lợi để làm sân golf, làm các khu du lịch như Việt Nam.

Ngành du lịch phải được coi là một trong những ưu tiên trong các kế hoạch mở mang đất nước. Xét kinh nghiệm mấy chục năm qua của Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan thì thấy họ trước hết đều tìm cách thu hút khách du lịch. Ngành công nghiệp này sẽ mang lại nguồn thu trực tiếp từ khách du lịch đồng thời là cách để giới thiệu đất nước với người phương xa. Và khi họ thích, họ mến thì khởi đầu là du lịch, nhưng lần sau trở lại có thể là để đầu tư. Tôi nghĩ vị trí đất nước ta thật lý tưởng, có bờ biển dài, có núi có sông, có thể biến cả nước thành một trung tâm du lịch.

Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ VN tiếp ông Nguyễn Cao Kỳ
 

Soạn: AM 205891 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 

Chiều 27/1/2004, tại Hà Nội, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Phạm Thế Duyệt đã có buổi tiếp ông Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Phó Tổng thống chính quyền Sài Gòn cũ.

Nhưng để có thể tạo bước đột phá về du lịch thì cần phải chú ý khâu dịch vụ. Người nước ngoài có thể đến giúp chúng ta thiết kế, quản lý trong thời gian đầu nhưng chắc chắn là về lâu dài người Việt phải nắm. Tôi để ý thấy phong cách phục vụ đã khá hơn nhiều nhưng vẫn cần phải đào tạo thêm. Vấn đề giá cả cũng phải cạnh tranh được với các nước khác. Tôi rất tin tưởng vào sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam.

- Ông đánh giá thế nào về một loạt các chủ trương, chính sách gần đây của Chính phủ Việt Nam về công tác đối với người Việt ở nước ngoài?

- Gần đây Chính phủ đã có rất nhiều biện pháp thông cảm với người Việt ở hải ngoại. Các Sứ quán Việt Nam đều ý thức rõ về chuyện đó và có sự giao dịch rất tốt đẹp với Việt kiều. Và nhìn vào con số hàng trăm ngàn Việt kiều về quê hương, gửi hàng tỷ USD về nước thì thấy nhịp cầu đó đã có rồi. Còn một vài người làm chính trị vẫn kêu gọi thế này thế kia nhưng hoạt động này không còn mạnh như trước kia. Bây giờ đồng bào, nhất là giới trẻ có học hành, hoàn toàn xa lánh những hoạt động đó. Tất cả những chuyện này sẽ dần dần lùi vào dĩ vãng.

Chính sách dạy tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài của Chính phủ là rất đúng và nên tiếp tục. Thực ra nhiều gia đình người Việt ở hải ngoại vẫn tự làm điều này để con em khỏi quên tiếng Việt

- Theo ông, tại sao một số địa phương của Mỹ vẫn có những quyết định dường như để đáp ứng yêu sách của một nhóm nhỏ những người Việt ở Mỹ chống đối chính quyền trong nước. Và tại sao vẫn có những bản báo cáo sai lệch về tình hình nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam?

- Vấn đề này mang tính thời điểm. Vào đúng mùa bầu cử thì một ông dân biểu Mỹ đứng trước 5.000 hay 500 người Việt cũng đều muốn giành trọn số phiếu. Nhưng tôi nghĩ họ nhầm. Cứ đem lý thuyết chống Cộng để mua phiếu thì bây giờ không còn “ăn tiền” nữa.

Mà theo tôi cũng không cần quan tâm đến một vài ý kiến như vậy. Điều cần làm là phải thông tin rõ ràng về vấn đề tôn giáo, tự do nhân quyền để mọi người hiểu, nghĩ đúng về Việt Nam. Chính những người Mỹ, quan chức Mỹ đã đến Việt Nam đều thấy các chùa chiền ở đây được xây dựng nhiều hơn trước, người dân được tự do tín ngưỡng và đi lễ chùa đông hơn trước. Như vậy nói không có tự do tôn giáo là không đúng.

Nhiều người ở phương Tây cho rằng chế độ Cộng sản là chế độ diệt tôn giáo. Mình thực sự có tự do tôn giáo thì phải có những cuốn phim hay các biện pháp nào đó để làm cho họ thấy điều đó. Và qua những nhân chứng như tôi nữa – khi về nước tôi đã nói với những người bạn Mỹ rằng làm gì có chuyện đó. Tôi cũng đã chỉ cho những người Mỹ đi cùng với tôi thấy nhiều nhà thờ, ngôi chùa. Và rồi họ sẽ truyền bá lại cho những người khác.

(Theo TTXVN)

-------------------

Mời bạn đọc xem chùm ảnh ông Nguyễn Cao Kỳ về thăm Sơn Tây quê ông hồi đầu năm của phóng viên ảnh VietNamNet, Nguyên Vũ.

Soạn: AM 205921 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 205951 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 205949 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 205927 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 205929 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 205931 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 205933 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 205937 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 205939 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Soạn: AM 205943 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,