221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
518020
"Ngoài WTO, VN có nhiều cách khác để thịnh vượng"
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
'Ngoài WTO, VN có nhiều cách khác để thịnh vượng'
,

(VietNamNet) - "Vào WTO, VN cần ý thức đầy đủ những tác động tiêu cực của tổ chức này", G.S Walden Bello, tác giả của những cuốn sách nổi tiếng về toàn cầu hoá và các nước đang phát triển đã đưa ra lời khuyên như vậy.

VietNamNet xin giới thiệu tới độc giả một góc nhìn khác về WTO của nhà kinh tế học này.

Soạn: AM 152200 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
GS. Walden Bello.

- Thưa ông Walden Bello, ông là một nhà nghiên cứu đã có những cuốn sách hay về những tác động tiêu cực trong "luật chơi" của WTO tới các nước đang phát triển. Vậy ông nghĩ sao về mục tiêu gia nhập WTO của VN?

- Tôi đã 3 lần được Chính phủ VN mời sang nói chuyện về WTO và cả 3 lần tôi đều khuyến cáo các bạn rằng gia nhập WTO vừa có mặt tích cực, vừa mang theo những hậu quả tiêu cực. Từ kinh nghiệm của các nước đang phát triển đang là thành viên WTO, chúng tôi thấy việc tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới với những luật chơi thiếu công bằng của nó đã gây ra sự xáo trộn khủng khiếp trong nông nghiệp. WTO có những quy định hết sức ngặt nghèo về quyền sở hữu trí tuệ mang tính thiên kiến với các nước nghèo. Quá trình ra quyết sách lại do các nước giàu như Mỹ, EU chi phối.

Tôi hiểu mối quan ngại của VN và những nguyên nhân thúc giục các bạn gia nhập WTO. Nhưng nếu được hỏi, tôi phải nói thực rằng trên quan điểm cá nhân, tôi e rằng, ngoài những lợi ích đạt được, các bạn sẽ mất khá nhiều. Kinh nghiệm của các nước đang phát triển cho thấy kể từ 1995 (khi WTO ra đời trên nền tảng của GATTs) họ đã mất nhiều hơn được.

- Sự thiệt thòi của các nước nghèo so với các nước giàu trong sân chơi WTO rõ ràng là một thực tế cần chú ý. Nhưng theo ông, nếu vậy tại sao hầu như nước nào cũng muốn gia nhập tổ chức này. Ngay thời điểm này, cũng có tới 20 nước đang đệ đơn xin gia nhập? Phải chăng, đó là xu hướng tất yếu mà không nước nào có thể đứng ngoài?

- Các nước tham gia WTO vì họ sợ rằng nếu không gia nhập thì mọi việc còn tồi tệ hơn.

Nhưng cá nhân tôi cho rằng, có thể có những cách khác để đất nước thịnh vượng hơn chứ không nhất thiết phải tham gia sân chơi đó. Rất nhiều kinh nghiệm đã chỉ ra điều này. Một số nước không phải là thành viên WTO nhưng họ vẫn phát triển như Arab Saudi chẳng hạn.

Chúng tôi, những thành viên của phong trào xã hội dân sự đã cố gắng truyền đạt những kinh nghiệm của mình với các chính phủ đàm phán gia nhập WTO. Chúng tôi chỉ rõ cho các nhà đàm phán về những mặt tiêu cực của WTO để họ có thể chủ động khi mặc cả. Như bạn thấy đấy, cách đây 10 năm, cán cân lực lượng rất tệ cho các nước nghèo. Nhưng mọi việc đang bắt đầu có những chuyển biến tích cực khi các nước đang phát triển dần tập hợp đoàn kết nhau lại trong cuộc đấu tranh với các nước phát triển.

Theo tôi, VN nên lắng nghe từ cả hai phía. Trong các cuộc thảo luận với nhiều cơ quan nhà nước VN, tôi nhận thấy nhiều người nhận thức rất rõ về mặt trái của WTO. Vì thế, điều thuận lợi mà VN đang có là các thành viên đoàn đàm phán bước vào tiến trình gia nhập với ý thức sâu sắc về những mặt được và chưa được mà tổ chức này mang tới. Không nhiều nước đang phát triển có được điều đó khi bước chân vào WTO.

- Như ông đã nói, có nhiều cách khác để thịnh vượng hơn mà không cần đến WTO. Thế theo ông, trong trường hợp của VN, con đường ngoài WTO sẽ là như thế nào? Vì nhiều người vẫn nói: thật khó mà tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi VN đứng ngoài sân chơi lớn nhất toàn cầu này?

- Tôi nghĩ là chúng ta nên nhìn vào tình hình của ASEAN. Nhiều người đề xuất là nên xem xét đến các hiệp định khu vực chẳng hạn. Các quốc gia Đông Nam Á đang trở thành một bộ phận trong một hệ thống thống nhất với hợp tác thương mại, công nghệ, phối hợp kế hoạch trong ASEAN.

Nền nông nghiệp và công nghiệp của các nước ASEAN đang có một thị trường rộng lớn với hơn 500 triệu dân. VN và các nước ASEAN nên tập trung vào thúc đẩy thương mại trong khối thay vì chú trọng quá nhiều đến thương mại quốc tế. ASEAN cần phải hợp tác chặt chẽ, cùng nhau xây dựng một chính sách công nghiệp, đầu tư phối hợp bởi trên thực tế từng nước một khó có thể cạnh tranh nổi với Trung Quốc.

Tôi có nói với các bạn VN rằng, các bạn có tiếng nói mạnh để có thể thay đổi ASEAN theo hướng đó. Đó có thể là một con đường tốt.

- Nhưng thực tế thì liên kết trong ASEAN vẫn chưa chặt chẽ. Ngay kế hoạch khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) dự kiến có hiệu lực từ năm 2006 vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Và một số nước trong ASEAN đã bắt đầu ký các Hiệp định Thương mại Tự do với các nước khác?

- Đúng vậy. Hiện giờ ASEAN đang đứng trước ngã tư với quá nhiều ngả rẽ: tiếp tục tình trạng rời rạc, thiếu sự phối hợp với nhau hay là tính tới con đường xây dựng các khối tự do thương mại khác. Một số trong ASEAN đang xúc tiến ký FTAs với Mỹ, EU, Nhật,...Và điều này sẽ làm phương hại tới tính thống nhất của ASEAN.

Quan điểm của tôi là VN hoàn toàn có khả năng đóng vai trò đầu đàn, dẫn dắt ASEAN. Cho dù VN có thể kém phát triển hơn một số nước khác về kinh tế nhưng VN lại có khả năng lãnh đạo về chính trị (political leadership) hiệu quả hơn để có thể mang tới một tầm nhìn mới cho ASEAN. Trong khi đó, một số nước trong khu vực đều đang có những vấn đề trở ngại và gặp khủng hoảng trong lĩnh vực kinh tế, chính trị. 

Phân tích những điểm đó để thấy rằng VN có nhiều tiềm năng hiện thực hoá vai trò lãnh đạo ASEAN.

Tôi nghĩ vấn đề của ASEAN hiện nay là đi theo hướng tăng cường hợp tác và phối hợp không chỉ về thương mại mà cả đầu tư nữa. Việc xây dựng một chính sách, bộ luật đầu tư thống nhất sẽ cho phép ASEAN xây dựng một tiêu chuẩn chung liên quan tới các công ty xuyên quốc gia.

- Một trong những vấn đề "nóng" mà nhiều nước đang phát triển, trong đó có VN gặp phải là sự gia tăng khoảng cách thu nhập. Là tác giả của nhiều cuốn sách đồ sộ về kinh tế các nước đang phát triển, ông nghĩ gì về thách thức này?

- Đối với tất cả các chính phủ, việc tái phân phối thu nhập luôn là một vấn đề bức thiết và không hề dễ dàng. Thực tế thì cùng với sự tăng trưởng kinh tế, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội cũng ngày càng tăng lên. Nhưng nếu xét trên thực tế thì so với các nước khác, VN có thành tích tốt hơn nhiều trong lĩnh vực này. Nếu tỷ lệ số người sống dưới mức nghèo khổ ở VN là 8% thì con số này ở Philippines và thậm chí ở Anh là 15%. Nhiều nước trong khu vực nên nhìn vào kinh nghiệm của VN, nhất là trong vấn đề giảm nghèo. Tôi được biết là Ngân hàng Thế giới đã đánh giá VN là nước có thành tích tốt nhất trong xoá đói giảm nghèo.

Mặt khác, trong vấn đề giải quyết với vốn, thương mại nước ngoài và các tập đoàn lớn (một khó khăn mà nhiều nước nghèo vướng phải), tôi nghĩ VN mạnh mẽ và quyết đoán hơn nhiều nước đang phát triển khác. Nói cách khác, VN có khả năng giải quyết các mối quan hệ này hiệu quả hơn nhờ có một chính phủ mạnh.

Tóm lại, theo tôi trong vấn đề này thì nhiều nước có thể học tập kinh nghiệm của VN. Lý do là vì VN có một chính phủ mạnh. Quan trọng hơn, VN đã có một cuộc Cách mạng Quốc gia để thống nhất đất nước, điều mà nhiều nước Châu Á khác không có.

G.S, T.S Walden Bello đã nhận được Giải thưởng Rights Livelihood, một giải thưởng danh giá tương đương Giải Thay thế Nobel. Ông đồng thời là Giám đốc Trung tâm Focus on Global South, tác giả của nhiều cuốn sách về kinh tế các nước đang phát triển, mặt trái của toàn cầu hoá.

  • Việt Lâm
    thực hiện
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,