221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
515102
879 đại biểu chính thức dự Đại hội MTTQVN lần VI
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
879 đại biểu chính thức dự Đại hội MTTQVN lần VI
,

(VietNamNet) - Với chủ đề "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao vai trò MTTQVN, đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VI vừa khai cuộc vào sáng 21/9, bằng phiên họp nội bộ tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. 877 đại biểu chính thức đại diện cho các tầng lớp, dân tộc, tôn giáo khắp cả nước và đại diện người Việt Nam ở nước ngoài đã về tham gia Đại hội.

Biểu quyết thông qua các Báo cáo và Điều lệ MTTQVN sửa đổi tại phiên nội bộ. Ảnh Minh Điền

Buổi sáng ngày làm việc đầu tiên, Đại hội đã nghe báo cáo kết quả hiệp thương cử đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI MTTQVN; nghe Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQVN báo cáo quá trình tiếp thu ý kiến xây dựng Báo cáo chính trị và những nội dung quan trọng trong Báo cáo hính trị trình Đại hội VI MTTQVN; báo cáo kiểm điểm của Uỷ ban Trung ương MTTQVN khoá V và báo cáo sửa đổi Điều lệ và Điều lệ sửa đổi.

Không có nhiều ý kiến thảo luận đặc biệt tại phiên họp sáng nay, ngoai trừ ý kiến của một Việt kiều từ Liên bang Nga, ông Đỗ Xuân Hoàng, về tham dự Đại hội MTTQ lần VI. Ông Hoàng cho rằng, không nên sử dụng cụm từ "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài" trong Điều lệ mà nên đề là người Việt ở nước ngoài thì chính xác hơn. Bởi lẽ, hiện nay ở Nga và các nước Đông Âu, có tới hơn 99% người Việt sinh sống nhưng vẫn mang quốc tịch Việt Nam nên nếu gọi là người Việt định cư ở nước ngoài thì sẽ không bao hàm đầy đủ cả cộng đồng người Việt đang sinh sống tại nhiều nước trên thế giới.

100% đại biểu tham dự phiên họp nội bộ của ĐH đã biểu quyết và nhất trí với các báo cáo và Điều lệ MTTQVN sửa đổi.

Chiều cùng ngày, chương trình làm việc của Đại hội xoay quanh nội dung báo cáo kết quả hiệp thương danh sách Uỷ viên Uỷ ban Trung ương MTTQVN khoá VI; lấy ý kiến biểu quyết của đại biểu bag thông qua chương trình Đại hội công khai, tổ chức vào hai ngày tới: 22 - 23/9, cũng tại Hội trường Ba Đình Hà Nội.

BTC cho biết: Trong số 879 đại biểu chính thức tham dự Đại hội, có 81 đại biểu thuộc các tổ chức thành viên, 455 đại biểu địa phương, 268 đại biểu là nữ, 216 đại biểu là người dân tộc thiểu số, 126 đại biểu các tôn giáo, 47 đại biểu là doanh nghiệp, 26 đại biểu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, 422 đại biểu là người ngoài Đảng. Trong số này, đặc biệt có 81 đại biểu trên 70 tuổi, 31 đại biểu dưới 30 tuổi.

Đặc biệt, Đại hội lần này sẽ dành nhiều thời gian nghe tham luận của các Đại biểu các cấp Mặt trận, các tổ chức thành viên và các cá nhân tiêu biểu được chọn từ trên 100 báo cáo tham luận gửi về Đại hội.

Cũng tại phiên họp nội bộ ngày đầu tiên diễn ra Đại hội với sự tham gia đông đủ đại diện các tầng lớp, dân tộc, tôn giáo khắp cả nước, VietNamNet đã ghi nhận được nhiều ý kiến và mong muốn của các đại biểu về dự Đại hội VI.

DNT Sao Đỏ 2003 Phạm Đức Bình - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thanh Bình, tỉnh Đồng Nai.

Là một doanh nhân, tôi muốn thông qua ĐH MTTQVN lần này để kiến nghị Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền tiếp tục đẩy mạnh cải cách, đổi mới các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển kinh doanh, tăng sức cạnh tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế vào năm tới.

Trước mắt, chúng tôi cần xã hội, các cấp, các ngành nhìn nhận, đánh giá giới doanh nhân bằng cặp mắt khách quan, công bằng hơn. Tôi cho rằng, thách thức lớn nhất với doanh nhân khi hội nhập kinh tế quốc tế đó là tầm nhìn và ý thức hội nhập chứ không phải là vốn hay công nghệ. Thiếu vốn có thể vay được, thiếu công nghệ có thể mua nhưng thiếu tầm nhìn, thiếu ý thức thì rất khó cạnh tranh và thành công trên trường kinh doanh quốc tế khốc liệt.

Nhân sự kiện Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chọn ngày 3/10 hàng năm làm "Ngày doanh nhân Việt Nam", tôi thấy mừng cho giới doanh nhân VN vì điều đó thể hiện sự công nhận chính thức công lao và tầm quan trọng của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, từ chủ trương đến thực hiện, thay đổi ý thức hệ là cả một quá trình không đơn giản. Tuy Đảng, Nhà nước và Chính phủ có chủ trương như vậy nhưng khi triển khai thực hiện xuống dưới, tôi thấy các cấp, các ngành vẫn chưa thấm nhuần, quán triệt tinh thần, chủ trương đó nên vẫn còn tình trạng giới doanh nhân, kinh doanh vẫn còn bị kỳ thị phân biệt, bị nhìn nhận với con mắt rất thiếu thiện cảm.

Vấn đề lớn nhất của doanh nhân trong hội nhập kinh tế quốc tế chính là sự đoàn kết, hợp tác cùng phát triển. Tôi cho rằng, một doanh nhân Việt Nam có thể làm gấp đôi, gấp ba doanh nhân nước ngoài nhưng khi hai doanh nhân Việt Nam cùng hợp lại thì sức mạnh đó lại giảm đi rất nhiều. Tôi nghĩ rằng, nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do tính cách vị kỷ của người Việt Nam, cần phải thay đổi tính cách này, nhìn nhận vấn đề hợp tác trên cơ sở cùng có lợi thì vấn đề hợp tác, tạo sự đồng thuận để hội nhập kinh tế quốc tế trong giới doanh nhân mới được giải quyết. 

Ông Nguyễn Cảnh Phương - Chủ tịch MTTQVN tỉnh Lai Châu

Đến với Đại hội lần này, tôi mong Đảng, Nhà nước và Mặt trận tổ quốc làm sao quan tâm đến đời sống đồng bào dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hơn nữa.

Sau khi tách tỉnh, Lai Châu hiện nay có trên 20 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó có 3 dân tộc mà cả nước không có, đó là dân tộc La Hủ, Si la và dân tộc Mảng. Trong số 86 xã của Lai Châu bây giờ thì có tới hơn 70 xã đặc biệt khó khăn. Cho nên mặc dù được Đảng, Nhà nước và Chính phủ rất quan tâm, có nhiều chương trình, dự án giúp đỡ đồng bào vùng sâu, vùng xa rồi nhưng thực tế vẫn còn khó khăn rất nhiều.

Trong chương trình xoá đói giảm nghèo, vừa rồi Chính phủ có Nghị định 134 hỗ trợ làm nhà & nước sạch cho các hộ đồng bào nghèo, riêng tỉnh cũng chủ động triển khai Nghị quyết 05 về chương trình xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm từ 2004 - 2010. Mục tiêu phấn đấu là đến hết 2005, sẽ tỷ lệ hộ đói nghèo từ 32% như hiện nay xuống còn dưới 20%.

Trần Đức Tăng - Thái đầu sư - Trưởng Ban Thường trực Hội Thánh Cao Đài Minh chơn đạo, tỉnh Cà Mau.

Kiến nghị của tôi tại ĐH MTTQVN lần này phái Cao Đài tiếp tục nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các cấp lãnh đạo, chính quyền. Thời gian qua, trong quá trình hoạt động, chúng tôi tự hào vì giáo phái Cao Đài đã làm được nhiều việc thiện có ích cho xã hội, đất nước thông qua việc hưởng ứng tích cực cuộc vận động ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo", tham gia chương trình xoá đói giảm nghèo cũng như giúp đỡ các trẻ em bị ảnh hưởng của chất độc da cam trong cả nước...

Tôi được biết vừa rồi Quốc hội Mỹ có liệt Việt Nam vào danh sách "các quốc gia cần quan tâm đặc biệt", tôi cho rằng, đó là sự xuyên tạc, áp đặt sai trái, là sự tái diễn hành động, luận điệu cũ về tự do tôn giáo, nhân quyền mà bấy lâu nay Mỹ vẫn thường rêu rao.

Cao Đài là một trong nhiều giáo phái được hoạt động tự do trong khuôn khổ pháp luật của Việt Nam. Từ sau giải phóng đến giờ, chúng tôi được Nhà nước cho phép tự do hội họp, truyền đạo, tự do tín ngưỡng; nhà thờ của chúng tôi được xây dựng khang trang, sạch đẹp và tuyệt nhiên không có bất kỳ sự can thiệp nào của Nhà nước vào hoạt động tôn giáo của chúng tôi. Chúng tôi hoàn toàn phản đối luận điệu xuyên tạc và sự phán xét thiếu căn cứ của Mỹ về vấn đề "tự do tôn giáo" ở Việt Nam.

  • Nguyệt Minh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,