221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1309705
Phần 2: Nhận diện thế hệ lãnh đạo Trung Quốc 2012
1
Article
null
Phần 2: Nhận diện thế hệ lãnh đạo Trung Quốc 2012
,

Các chính khách là ứng viên sáng giá gia nhập Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc năm 2012 dường như đại diện cho sự cân bằng giữa các khuynh hướng. Hai nhân vật hàng đầu, Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, là những thành viên trẻ nhất của Ban Thường vụ Bộ Chính trị hiện tại và gần như sẽ trở thành Chủ tịch nước và Thủ tướng.

>> Trung Quốc và cuộc "đại tu" giới lãnh đạo

LTS: VietNamNet giới thiệu phần tiếp theo trong bài viết của John Mauldin đăng trên Forbes về những đặc điểm của thế hệ thứ 5 lãnh đạo Trung Quốc từ 2012. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Tập Cận Bình là con trai của ông Tập Trọng Huân, một nhà cách mạng Trung Quốc và từng đảm nhận cương vị phó thủ tướng. Sự lãnh đạo của ông ở Phúc Kiến, Chiết Giang và Thượng Hải là ví dụ cho thấy năng lực của các tỉnh sản xuất duyên hải sẽ làm nổi bật sự nghiệp của một quan chức.

s
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: THX

Nhưng ông Tập cũng khá gần gũi với người dân, vì có thời gian thử thách gian khổ lao động ở vùng nông thông trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Ông là ví dụ điển hình của cầu nối hai phe phái chính - thúc đẩy cải tổ kinh tế nhưng lại chú tâm tới lợi ích người dân.

Lý Khắc Cường được đào tạo như một nhà kinh tế học dưới sự giảng dạy của một giáo viên uy tín ở Đại học Bắc Kinh, có bằng luật sư. Kinh tế là chuyên môn của ông. Ông nổi tiếng bởi thúc đẩy quá trình hồi sinh công nghiệp phía đông bắc Trung Quốc vốn ì trệ. Ông cũng nắm giữ cương vị lãnh đạo tại các tỉnh như Hà Nam, một tỉnh nông nghiệp và Liêu Ninh, một tỉnh công nghiệp nặng, giúp cho ông có cái nhìn rõ ràng về các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế quốc gia.

Những ứng viên sáng giá

Sau Tập Cận Bình và Lí Khả Cường, những ứng viên sáng giá nhất cho ghế Ban Thường vụ Bộ Chính trị là Lí Nguyên Triều, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng; Vương Dương, ủy viên Bộ Chính trị CPC; Lưu Vân Sơn, Trưởng Ban Tuyên huấn CPC; và Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn. Tiếp theo là các gương mặt khác gồm Phó Thủ tướng Trương Đức Giang, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, Bí thư Thành ủy Thiên Tân Trương Cao Lệ và Bí thư Trung ương Đảng Linh Kỳ Hoa.

Thật khó có thể dự đoán chính xác ai sẽ được bổ nhiệm vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc. Đội hình tương lai sẽ là kết quả của cuộc thương lượng sâu sắc giữa các thành viên Ban Thường vụ hiện tại với các thành viên sắp nghỉ hưu đang nắm giữ ảnh hưởng lớn nhất.

Nhiều người nghiêng về khả năng Tập Cận Bình sẽ nắm giữ ghế cao nhất nhưng Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc 2012 sẽ khá cân bằng. Giống như những người tiền nhiệm, ông Tập Cận Bình sẽ phải giành thời gian đầu làm chủ tịch để củng cố quyền lực, vì thế ông có thể bổ nhiệm những người đi theo một số vị trí có ảnh hưởng và bắt đầu định hình một thế hệ lãnh đạo kế nhiệm có lợi cho chính ông và nhóm của ông.

Có một khả năng nhỏ là, số ghế trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc có thể giảm từ 9 xuống còn 7 thành viên. Điều này có vẻ là kết quả của việc thực thi chặt chẽ hơn về giới hạn tuổi mà các nhà lãnh đạo thế hệ trước theo đuổi, với tầm tuổi về hưu là 66 hoặc 67 thay vì 68 tuổi. Tiêu chuẩn giới hạn tuổi có thể “loại trừ” một số gương mặt ứng viên (Trương Quốc Lệ, Trương Đức Giang và Bí thư Thành ủy Thượng Hải Du Chính Thanh và ủy viên Bộ Chính trị Lưu Diên Đông).

Sự cân bằng tổng thể trong viễn cảnh này nghiêng về các lãnh đạo trẻ tuổi hơn.

Tập hợp quyền lực

Các phe phái ở đây không trái ngược nhau như một cuộc tranh giành quyền lực mãnh liệt. Thay vào đó, họ có thể trông chờ vào việc sử dụng quyền lực bằng những cam kết. Các nhà lãnh đạo được cấp trên chọn lựa thông qua một tiến trình thương lượng cẩn thận để ngăn chặn sự mất cân đối trong phái này hay phái khác có thể dẫn tới việc thanh trừng hay chống thanh trừng. Sự cân bằng này cơ bản vẫn được duy trì trong bộ máy lãnh đạo Trung Quốc 2012.

Về phương diện hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo quyền lực sẽ tiếp tục tranh luận về những điểm bất đồng đằng sau các cánh cửa đóng chặt. Thông qua một tiến trình thỏa thuận, họ sẽ cố gắng đạt được một đường lối. Tuy nhiên, những bất đồng hay tranh luận sẽ được phản ánh thông qua tuyên bố của các quan chức cấp thấp, qua các học giả hay báo chí…. Ở tình huống xấu nhất, cuộc chiến chính sách có thể dẫn tới việc sa thải quan chức. Những các nhà lãnh đạo đảng cấp cao nhất sẽ không mâu thuẫn với nhau về các vấn đề quan trọng trừ phi xảy ra thất bại to lớn (như trường hợp của cựu Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ).

Thế hệ lãnh đạo thứ 5 xuất hiện trong sự thỏa thuận về các mục tiêu kinh tế và chính trị lớn nhất của đất nước, thậm chí họ có thể khác nhau về cách thức đạt được những mục tiêu ấy, và điều này sẽ có lợi cho sự duy trì cân bằng phe phái. Những nhà lãnh đạo này đã sống trong bối cảnh chuyển dịch kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc từ một nước nghèo và cô lập sang một người khổng lồ về thương mại và công nghiệp quốc tế. Họ cũng là những người đầu tiên trải nghiệm các lợi ích từ quá trình chuyển dịch này.

Họ cũng thấu hiếu sự rủi ro lớn nhất khi nền kinh tế sụt giảm hay chệch hướng có thể tạo ra tình trạng thất nghiệp cực lớn. Vì thế, đa phần, họ vẫn tận tụy tiếp tục với cải cách theo định hướng thị trường. Họ sẽ làm từ từ và thận trọng, sẽ không tìm đến các nỗ lực cải cách quá dữ dội làm tăng nguy cơ bất ổn xã hội.

Cơ bản nhất là tất cả các nhà lãnh đạo thế hệ này đều cam kết duy trì nguyên tắc CPC. Hỗn loạn của Cách mạng Văn hóa đã tạo ấn tượng “khắc cốt ghi tâm” với các nhà lãnh đạo thế hệ thứ 5 về một cảm giác cực kỳ rủi ro từ việc cho phép một người chuyên quyền được chi phối quá trình đưa ra quyết định.

Những thách thức lớn hơn gần đây đã củng cố cảm giác này, như khi xảy ra thảm họa thiên nhiên (động đất Tứ Xuyên 2008), bạo lực bùng nổ ở Tây Tạng năm 2008 và Tân Cương 2009, áp lực kinh tế bất ổn kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008. Các sự kiện này đã xác định tính cần thiết của việc duy trì thống nhất và ổn định trong hàng ngũ đảng và trong xã hội Trung Quốc.

Vì thế, trong khi thế hệ thứ 5 dường như nhất trí tính cần thiết tiếp tục cải tổ kinh tế và có lẽ là cả cải cách chính trị phần nào đó, thì họ sẽ chỉ làm ở mức độ không gây mất ổn định trật tự xã hội - chính trị.

* Còn tiếp

  • Thái An (Theo Forbes)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,