221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1309920
Nghiên cứu công nghệ khai thác bể than sông Hồng
1
Article
null
Nghiên cứu công nghệ khai thác bể than sông Hồng
,

- Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cùng các đối tác nước ngoài đang nghiên cứu công nghệ khai thác than tại bể than sông Hồng.

>> Mở bể than 210 tỷ tấn: Không đánh đổi lúa lấy than
>> Mở bể than 210 tỷ tấn: Tiềm năng lớn, rủi ro cao

Mô tả ảnh.
Ảnh: Đất Việt
Hiện Tập đoàn tiến hành các thủ tục cấp phép thăm dò bổ sung trên diện tích 85,4km2 khu vực Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Đây là nơi đã được thăm dò sơ bộ và tìm kiếm tỉ mỉ.

Theo TKV, sau khi giấy phép thăm dò được cấp, Tập đoàn sẽ khẩn trương tổ chức thi công và lập báo cáo, nếu được nhà nước phê duyệt, TKV sẽ lập các dự án khai thác than thử nghiệm bằng công nghệ khai thác hầm lò truyền thống hoặc khí hóa than trong lòng đất trên cơ sở đảm bảo hiệu quả về kinh tế, môi trường và xã hội.

Căn cứ vào kết quả thử nghiệm, Tập đoàn sẽ lựa chọn công nghệ khai thác than hợp lý và xác định quy mô khai thác tối ưu tại vùng này.

Theo TKV, than ở bể than đồng bằng sông Hồng là than á-bitum (subituminous) có tiềm năng lớn, phù hợp cho các nhà máy nhiệt điện hoặc có thể khí hóa than để sản xuất các sản phẩm khác.

Tuy nhiên điều kiện địa chất, điều kiện khai thác ở đây phức tạp, có nhiều nước ngầm, đất đá bao quanh vỉa than không ổn định... Hơn nữa trên bề mặt là nơi trồng lúa của tỉnh Thái Bình, Hưng Yên.

TKV tính toán rằng, năm 2010, tổng nhu cầu than trong nước vào khoảng 25 - 26 triệu tấn, tổng lượng sản xuất đạt khoảng 45 - 47 triệu tấn thì Việt Nam vẫn có thể xuất khẩu tầm 20 triệu tấn, lượng sản xuất, xuất khẩu sẽ phải giảm dần để đến năm 2012, sẽ chỉ còn khoảng 5 triệu tấn. Đó cũng chính là lý do TKV đệ trình đề án xin mở cửa bể than đồng bằng sông Hồng.

Bể than sông Hồng có tài nguyên dự báo được đánh giá rất lớn (khoảng 210 tỷ tấn), gấp khoảng 20 lần bể than Đông Bắc (Quảng Ninh).

Theo ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng - Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định đề án của Bộ Công Thương, việc phát triển bể than ĐBSH để gia tăng sản lượng than và giảm thiểu sự thiếu hụt than cho nhu cầu trong nước là "giải pháp hiện thực duy nhất trong bối cảnh không có khả năng nhập khẩu dài hạn lượng than thiếu hụt cho giai đoạn từ năm 2015".

Tuy nhiên, giới khoa học đang quan ngại về tính khả thi của đề án, đặc biệt lo ngại vấn đề môi trường nước, môi trường sống, về an ninh lương thực cũng như hiệu quả kinh tế.

Dự kiến, dựa trên đề án của TKV, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên - Môi trường, các bộ, ngành và địa phương có liên quan lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng than đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng vào quý 4 năm nay.

  • PV - TTXVN
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,