221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1307747
Cuba giảm biên chế, tạo cơ hội để tư nhân phát triển
1
Article
null
Cuba giảm biên chế, tạo cơ hội để tư nhân phát triển
,

Cuba hôm qua đã công bố hàng loạt biện pháp cải cách như cắt giảm ít nhất nửa triệu việc làm trong lĩnh vực công vào đầu năm tới, giảm bớt các hạn chế với doanh nghiệp tư nhân để tạo ra các việc làm mới.

>> Mời bạn hiến kế về cải cách hành chính

Theo giới phân tích, đây là bước đi mạnh mẽ nhất của Chủ tịch Raul Castro trong nỗ lực cải cách triệt để lực lượng lao động ở quốc đảo này.

s
Taxi tư nhân chạy trên đường phố Havana. Ảnh Reuters

Ông Castro trong bài phát biểu trên truyền hình quốc gia hôm chủ nhật cho biết, có khoảng 1 triệu nhân công Cuba (1/5 lực lượng lao động) dư thừa. Tuy nhiên, trước đây, chính phủ chưa có kế hoạch cụ thể nào nhằm cắt giảm lực lượng này.

Nhân công chính thức của Cuba vào khoảng 5,1 triệu người - nghĩa là gần 10% tổng lực lượng lao động có thể sớm ra khỏi biên chế.

Viên chức tỏ ra lo lắng vì tuyên bố này vì không rõ lĩnh vực tư nhân bị thắt chặt có thể được ủng hộ để tạo ra nhiều việc làm mới hay không. "Với tôi, tiền lương mới là gốc rễ”, Alberto Fuentes, một viên chức 47 tuổi nói. “Nếu bị sa thải, tất cả chúng tôi có thể tự làm chủ hay không?”.

Ở Việt Nam, cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 cần ưu tiên những nội dung nào?

Mời bạn tham gia khảo sát trực tuyến do VietNamNet và UNDP thực hiện, tại địa chỉ http://www.hienkecchc.vn/.

Việc sa thải sẽ bắt đầu gần như lập tức và kéo dài tới tháng 4/2011, theo một tuyên bố từ Liên đoàn Công nhân Cuba. Duy trì biên chế cuối cùng chỉ trong một số lĩnh vực “tối cần thiết” như nông nghiệp, xây dựng, công nghiệp, hành pháp và giáo dục.

Các phương tiện truyền thông chính thống của Cuba đưa tin, để xoa dịu, chính phủ nước này sẽ tăng cường các cơ hội việc làm trong lĩnh vực tư nhân, như cho phép thêm nhiều người Cuba được tự làm chủ, đồng thời sẽ hình thành mô hình phối hợp các bên, tăng cường cho thuê đất đai, cơ sở hạ tầng và cơ sở thương mại.

Tuyên bố không đề cập chi tiết rằng, việc chuyển đổi lớn lao này có thể đạt thành tựu thế nào, nhưng dường như nó là sự thay đổi lớn với một mạng lưới an sinh xã hội tồn tại lâu năm theo kiểu bình quân chủ nghĩa của quốc đảo.

Chủ tịch Cuba Castro từng cho rằng, người dân quá trông chờ từ chính phủ. Mỗi công nhân được trả mức lương khoảng 20 USD/tháng nhưng được bao cấp chi phí giáo dục, y tế và gần như toàn bộ chi phí nhà đất, vận chuyển, thực phẩm cơ bản.

Vì việc thất nghiệp bị xem thường tại Cuba nên đa số các doanh nghiệp nhà nước buộc phải sử dụng rất nhiều nhân công hầu như không làm gì. "Đất nước chúng ta không thể và không nên tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ phải trả quá nhiều tiền lương, phản tác dụng với nền kinh tế, tạo ra những thoái quen xấu và bóp méo tư cách công nhân”, Liên đoàn Công nhân nhấn mạnh.

Thậm chí trước khi có tuyên bố, các cuộc phỏng vấn với công nhân viên chức trong một số lĩnh vực công cho thấy, quá trình sa thải lao động đang diễn ra.

Larry Birns, giám đốc Hội đồng Các vấn đề Bán cầu có trụ sở tại Washington cho biết, hàng loạt thay đổi nhỏ như cho phép bán không giới hạn điện thoại di động, tư hữu hoá một số cửa hiệu nhà nước, cấp phép cho taxi tư hoạt động, chia đất bỏ hoang cho nông dân tư nhân - đã diễn ra và thúc đẩy Cuba hướng tới việc cải tổ kinh tế kể từ tháng 7/2006 - thời điểm Chủ tịch Fidel Castro chuyển giao quyền lãnh đạo cho em trai là Raul Castro.

Theo dự báo của Birns, tuyên bố mà chính phủ Cuba đưa ra hôm qua có tiềm năng trở thành “cú hích” rất lớn. "Cuba đang nhanh chóng trở nên giống các nước khác”, ông nói. “Không có sự lui lại, những thay đổi lớn đang diễn ra”.

Một số người Cuba bày tỏ sự ủng hộ thay đổi, thậm chí hy vọng tỉ lệ nhỏ doanh nghiệp tư nhân sẽ bù đắp tình trạng thiếu thốn mọi thứ, từ khoai tây tới thuốc đánh răng. "Có rất nhiều thứ thiếu hụt kể cả dịch vụ, và dĩ nhiên, tư nhân sẽ cải thiện điều này”, Moraima Santos, 65 tuổi, công tác tại Văn phòng Lịch sử Thành phố Havana nói. "Tôi hoàn toàn ủng hộ việc chính phủ cấp phép cho tư nhân, điều này sẽ có lợi cho rất nhiều người”.

Một số người khác thì tỏ ra hoài nghi.

Arch Ritter, chuyên gia về kinh tế Cuba tại Đại học Carleton ở Ottawa, Canada, đánh giá, việc cắt giảm sẽ phụ thuộc mạnh mẽ vào một lực lượng lao động không quen tự doanh.

Trong tháng 8, ông Castro cảnh báo sẽ tiến hành tinh giản biên chế và Cuba sẽ mở rộng doanh nghiệp tư nhân, tăng cường cơ hội để người dân tự kinh doanh.

Tuyên bố đưa ra hôm qua cũng nhấn mạnh, Cuba sẽ xem xét lại toàn bộ cấu trúc lao động và hệ thống lương chú trọng tới khả năng sản xuất, để công nhân “được trả theo kết quả”. Ông Castro khẳng định, ông tìm kiếm cải cách hệ thống trả lương để công nhân có trách nhiệm với sản xuất.

Gần đây, ở Cuba, lao động trong lĩnh vực công chiếm 95% lực lượng nhân công chính thức. Tỉ lệ thất nghiệp năm ngoái là 1,7% và chưa từng tăng quá 3% trong suốt 8 năm qua. Tuy nhiên, có hàng nghìn người Cuba không tìm kiếm việc làm vì mức lương quá thấp.

Cách đây chưa đầy một tuần, cựu Chủ tịch Fidel Castro trong buổi tiếp xúc với phóng viên một tạp chí Mỹ đã nói rằng, mô hình kinh tế Cuba hiện tại không còn hoạt động. Sau đó, ông Fidel đã nói rằng, phát biểu của ông bị diễn giải sai.

  • Thái An (Theo AP)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,