221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1299974
Nhật Bản: Từ dẫn đầu tới tụt hậu
1
Article
null
Nhật Bản: Từ dẫn đầu tới tụt hậu
,

Người Nhật đang vật lộn với nhiều vấn đề: xã hội già hóa, thảm họa tài chính, cạnh tranh yếu dần - những thứ mà phương Tây đang bắt đầu phải đối mặt.

>> Nhật Bản: Một viễn cảnh buồn

Cuộc vật lộn của Nhật Bản thể hiện rõ nguy cơ của sự ì trệ, của những tính toán chính trị trong nước và sự cứng nhắc về ý thức hệ, nó vượt qua chủ nghĩa thực tế cần thiết để hướng tới sự thịnh vượng trong một thế giới đang thay đổi.

Cách đây không lâu, quốc gia này còn dẫn đầu trong thay đổi. Hệ thống kinh tế mà bộ máy quan liêu dẫn dắt đã chứng tỏ ưu thế hơn hẳn với chính sách tự do kinh doanh của phương Tây. Thực tế quản lý của các tập đoàn lớn nhất Nhật Bản - tiến trình sản xuất chú trọng tính hiệu quả một cách cực đoan "chỉ trong giây lát" tới cách ra quyết định trên cơ sở đồng thuận - trở thành mô hình khiến cả thế giới thèm muốn. Rất lâu trước iPad của Apple, Sony đã làm thay đổi cách sống toàn cầu với sản phẩm Walkman.

a
Một người vô gia cư nằm trong công viên tại Sendai. Ở Sendai, sự tăng trưởng mạnh mẽ đã thay thế bởi thất nghiệp và chính sách cũ mòn

Nhật Bản không cần câu trả lời, bởi chính xứ anh đào là lời giải đáp.

Cho tới bây giờ, những chính sách và thực tiễn từng tạo ra phép màu của Nhật Bản lại "bóp nghẹt" chính nước này. Nhật Bản vẫn duy trì mô hình tăng trưởng nhưng những năm thần kỳ - bộ máy quan liêu dẫn dắt việc hoạch định chính sách và kiểu phát triển chú trọng lớn vào xuất khẩu và sản xuất - cho dù nó không còn phù hợp với hiện tại, với nền kinh tế giá thành cao hay giữ mức độ cạnh tranh. Dù lĩnh vực tài chính của Nhật đã tránh được cuộc khủng hoảng thế chấp từng làm Mỹ chao đảo, nhưng nó lại bị tác động mạnh mẽ hơn từ cuộc suy thoái toàn cầu. Trong năm 2009, kinh tế Nhật sụt giảm 5,2% so với 2,4% ở Mỹ.

Người Nhật đang phải trả giá. Cho dù đất nước của họ vẫn là quốc gia giàu nhất châu Á, nhưng thị trường lao động bị bóp méo, được bảo hộ quá mức giống như từng ở Tây Âu đã khiến cứ 1 trong 3 công nhân lâm vào tình trạng làm việc thời vụ, không bảo hiểm, lương tháng, không có chương trình đào tạo. Chi tiêu tiêu dùng thắt chặt ở một đất nước đang cần đẩy mạnh tiêu dùng để phục hồi tăng trưởng.

Mức lương trung bình, khoảng 3.400 USD/tháng không khác gì năm trước và cũng giống hệt những năm 1990, trong khi thu nhập hộ gia đình của một gia đình công nhân ở mức 5.300 USD/tháng giảm 4,6% trong năm 2009.

"Nghiêng ngả" Sendai

Sendai là mẫu hình thu nhỏ của những gì đang diễn ra tại Nhật. Một thị trấn khiêm nhường với 1 triệu dân là thủ phủ của quận Miyagi, nơi tỉ lệ thất nghiệp ở mức 6,4% năm ngoái, cao hơn mức trung bình quốc gia là 5,1%. Những thanh niên tốt nghiệp ở Sendai buộc phải tìm tới các thành phố lớn hơn như Tokyo hay Osaka bởi họ không thể tìm nổi một công việc thích hợp ở quê nhà. Quan chức và giới lãnh đạo doanh nghiệp địa phương luôn thể hiện tính thiếu sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế khu vực.

Trở lại kế hoạch phát triển kinh tế địa phương. Chính phủ Nhật đặt mục tiêu tạo việc làm bằng cách thu hút các nhà máy tới Miyagi trong ba lĩnh vực công nghiệp - ô tô, chế biến thực phẩm và điện tử - với ưu đãi thuế đặc biệt cùng các sáng kiến tài chính khác.

Yoshinobu Ikuta, một trợ lý giám đốc Cơ quan xúc tiến công nghiệp mới của quận, giải thích rằng, mục tiêu là để đưa Miyagi trở thành một trung tâm công nghiệp lớn. Dẫn ra một dấu hiệu tiềm năng, ông cho biết, một nhà máy lắp ráp ô tô Central Motor tại Miyagi - chi nhánh Toyota dự kiến khai trương năm 2011. "Chúng tôi muốn công nghiệp ô tô tạo thêm nhiều việc làm cho thanh niên, giúp họ ở lại khu vực này thay vì đi tìm việc bên ngoài”, Ikuta nói.

Một kế hoạch như vậy có thể khả thi, nếu đó là thời điểm năm 1975. Khi ấy, Nhật Bản là nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng với tỉ lệ đầu tư cao trong công nghiệp. Nhưng Nhật Bản ngày nay lại là một nền kinh tế chi phí cao chịu ảnh hưởng từ “thừa công suất”, các công ty không còng hứng thú đầu tư mạnh tay vào xây dựng các nhà máy mới. Tỉ lệ đầu tư trong GDP năm 2009 giảm mạnh so với năm 1990. Rất nhiều hãng trong các ngành công nghiệp như sản xuất ô tô thích xây dựng các nhà máy ở nước ngoài - nơi chi phí thấp hơn hoặc thị trường tiếp tục được mở rộng.

Nhà máy Central Motor là nhà máy lắp ráp đầu tiên của Toyota hoặc của chi nhánh được mở tại Nhật Bản kể từ năm 1993. Kết quả là, kế hoạch phát triển của Miyagi lại là lấy việc làm từ các nơi khác của Nhật Bản chứ không tạo ra những ngành công nghiệp mới có thể gia tăng số nhân công sử dụng.

Trông vào bàn tay trợ giúp của chính phủ

Ikuta biết được thực tế này, nhưng gạt bỏ chúng. Ông và các cộng sự cùng cả giới lãnh đạo tập đoàn tại Tokyo vẫn đang mắc kẹt trong ý tưởng của một thập niên cũ để đánh đồng tiến trình kinh tế với khả năng của các nhà máy. Ông bảo vệ kế hoạch gây dựng tại Miyagi, cho rằng những thay đổi công nghệ trong công nghiệp ô tô như tiềm năng chuyển đổi sang ô tô điện, sẽ cung cấp nhiều cơ hội cho Miyagi.

"Chúng tôi hy vọng toàn bộ ngành công nghiệp sẽ thay đổi kết hợp với các ngành công nghiệp khác”, Ikuta nói. Nhưng đâu sẽ là nơi để tạo đổi thay công nghệ? Sau tất cả, Sendai là nơi có Đại học Tohoku - một trong những ngôi trường khoa học và công nghệ hàng đầu Nhật Bản. Ikuta và cộng sự là Hiroo Sato, người theo sát những nỗ lực thúc đẩy thị trường điện tử tới Miyagi, đều nhấn mạnh bất cứ đầu tư nào cũng được hoan nghênh, nhưng chú trọng của chính phủ vẫn là ở các nhà máy.

Theo Ikuta và Sato, quận Miyagi sẵn sàng mở cửa với các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng khác với những tỉnh, thành phố cạnh tranh ở Trung Quốc, Đài Loan hay nơi nào đó tại châu Á, chính quyền địa phương có rất ít nỗ lực để thu hút họ.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp của Sendai dường như không có ý tưởng nào tốt hơn. Tại Phòng Thương mại Thành phố, Morio Sato, chánh văn phòng chỉ đơn giản nhắc lại kế hoạch phát triển của chính phủ: ô tô, điện tử, sản xuất. Khi được yêu cầu đưa ra ý tưởng riêng để tạo ra việc làm trong khu vực, Sato và các cộng sự lặng thinh.

Chính phủ có thể làm gì để giúp doanh nghiệp tại Sendai? Không có câu trả lời rõ ràng. Có lẽ Sato và những cộng sự của mình đều có những ý tưởng táo bạo giải quyết vấn đề kinh tế, song lại không tiện nói ra vì giữ phép lịch sự - một nét điển hình của những thế hệ đi trước tại Nhật. Nhưng kể cả khi bắt buộc phải thể hiện quan điểm thì Sato cuối cùng cũng cho biết, chính phủ cần trợ cấp nhiều hơn với doanh nghiệp nhỏ.

Mong muốn chính phủ trợ giúp là chủ để thường xuyên được bàn tới ở Sendai. Kazunori Chiba, giám đốc HIệp hội Hợp tác nông nghiệp quốc gia chi nhánh Miyagi nói, những người nông dân trong khu vực oằn mình bởi những chính sách tự do hoá trước đây và đề nghị chính phủ tiếp tục hỗ trợ để tồn tại.

Ông không chỉ muốn nông dân được tiếp tục trợ cấp, mà còn muốn chính phủ nỗ lực kiểm soát nguồn cung lương thực để hỗ trợ giá. Nông dân là những người ủng hộ trung thành cho các đối thủ chính trị của Thủ tướng Kan ở Đảng Dân chủ Tự do, nhưng rất nhiều người đã chuyển hướng sang ủng hộ DPJ. Giờ đây, theo Chiba, là lúc “đền bù”, cho dù bất cứ vấn đề tài chính nào mà Tokyo có thể phải đối mặt.

* Phần ba: Nhật Bản muốn có tương lai, cần dừng sống trong quá khứ

  • Thái An (Theo TIME)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,