221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1291201
Nguyên Đại diện Thương mại Mỹ và câu chuyện WTO với VN
1
Photo
null
Nguyên Đại diện Thương mại Mỹ và câu chuyện WTO với VN
,

- Các quan chức, học giả, các nhà nghiên cứu Việt Nam và Mỹ cùng nhìn lại tổng thể tiến trình 15 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước (1995 - 2010) trong một cuộc hội thảo tổ chức hôm nay (8/7) tại Hà Nội. Một trong những dấu mốc “gay cấn” nhất trong tiến trình đó là quy chế PNTR cũng như thỏa thuận đàm phán song phương WTO cho Việt Nam.

Bà Susan Schwab, Đại diện Thương mại Mỹ thời kỳ chính quyền của Tổng thống George Bush, một trong những người gắn bó nhất với dấu mốc PNTR và thỏa thuận song phương WTO, cho rằng Mỹ và Việt Nam đã “cùng thắng” khi đi tới các quyết định lịch sử cho quan hệ thương mại song phương.

Kể từ khi Hiệp định Thương mại song phương (BTA) mở đường, cho đến nay, hai bên đã đạt được “những kết quả kinh ngạc” - bà Susan Schwab nói với VietNamNet. Kim ngạch thương mại hai chiều khoảng 450 triệu USD vào năm 1995 đã tăng lên hơn 15 tỷ USD vào năm 2009. Việt Nam đã tăng gấp đôi xuất khẩu sang Mỹ trong vòng 5 năm qua, đạt hơn 12 tỷ USD.

“Tôi vẫn nhớ, khi đàm phán giai đoạn chót, cả hai bên đã ngồi căng thẳng hàng giờ dài, cuộc đàm phán kéo dài đến đêm trong căn phòng của Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR). Phía Việt Nam dẫn đầu là nhà đàm phán kỳ cựu, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và phía Mỹ là hai nhà đàm phán, trợ lý đại diện thương mại Dorothy Dwoskin và Barbara Weisel. Họ đã có nhiều tranh luận nhưng sau đó đã trở lại với nhau để cùng đi tới đích cuối cùng”, bà Susan Schwab nhớ lại.

Mô tả ảnh.
Bà Susan Schwab: Mỹ và Việt Nam đã đi một chặng đường đàm phán thương mại khó khăn nhưng cả hai có cùng mục đích cuối cùng.

Thế “cùng thắng”

Thỏa thuận đàm phán song phương WTO giữa Mỹ và Việt Nam khi đó đã đạt được trong tinh thần ra sao, đặc biệt đối với phía Mỹ?

Có một câu chuyện riêng tư gắn với Việt Nam mà bà Susan Schwab chưa từng kể. Đó là khi bà đang có mặt tại Việt Nam hồi tháng 5/2006 để chứng kiến lễ ký kết thoả thuận song phương Việt - Mỹ về WTO thì cũng là lúc người chồng của bà lâm trọng bệnh. Bà đã nén nỗi đau riêng, chờ ký kết xong thoả thuận rồi mới bay về Mỹ lo đám tang chồng.

Cả hai đã đi một chặng đường đàm phán khó khăn nhưng cả hai có cùng mục đích cuối cùng. Mỹ và Việt Nam đã ở hai phía quan điểm khác nhau để đàm phán và đi đến những chấp thuận, cái đích cuối cùng. Đó là mục đích gì? Đó là việc Việt Nam gia nhập WTO. Nó cũng tương tự như khi hai bên đàm phán BTA, chỉ là khác biệt thời điểm.

Đàm phán thương mại đã diễn ra trong căng thẳng, khó khăn nhưng cả hai đều hiểu nếu thành công và đi tới thỏa thuận, có nghĩa hai bên cùng chiến thắng. Thực tế mọi người đã cùng chiến thắng.

Nhưng có đặc điểm thú vị nữa bởi đằng sau các cuộc đàm phán, Việt Nam đã chia sẻ những kinh nghiệm đầy nhiệt huyết đáng kinh ngạc. Với những người bạn đàm phán, không chỉ là kết quả hình thành mà cả những cảm xúc hình thành và tình hữu nghị sẽ kéo dài mãi mãi. Đó là điều thú vị.

Những diễn biến thay đổi về quan hệ chính trị trong tiến trình bình thường hóa quan hệ song phương đã tác động đến các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Việt ra sao, thưa bà? Liệu đã có sự ảnh hưởng thực sự của yếu tố chính trị lên tiến trình đàm phán thương mại không?

Bối cảnh chung của quan hệ giữa hai nước luôn là bối cảnh đàm phán thương mại nhưng không thực sự hẳn như vậy. Một trong những điều quan trọng về WTO, như chúng tôi hay nói là, có sự đảm bảo về ý chí chính trị quyết tâm thực hiện đàm phán. Đối với Mỹ và Việt Nam, cả hai phía muốn vượt lên quá khứ khó khăn và làm điều gì đó tích cực cho quan hệ song phương. Rõ ràng đó là bối cảnh và thực sự đã giúp thúc đẩy lãnh đạo hai nước quyết định đi tới những thỏa thuận quan trọng như BTA và như chúng ta đang đề cập là đàm phán thỏa thuận đàm phán song phương WTO.

Tuy nhiên, bản chất thực sự của đàm phán thương mại đó là tìm kiếm những lợi ích kinh tế, tăng trưởng thương mại, theo cách hai bên cùng thắng. Sẽ là tồi tệ cho cả phía Mỹ và Việt Nam nếu hai bên muốn đi tới một thỏa thuận thương mại nhưng lại để những lực đẩy chính trị chi phối theo cách không đi tới bản chất lợi ích kinh tế, thương mại song phương. Việt Nam sẽ không bao giờ chấp thuận một thỏa thuận tồi về lợi ích thương mại cho mình và ngược lại, phía Mỹ cũng không bao giờ muốn chấp nhận một thỏa thuận thương mại tồi cho lợi ích của Mỹ. Đó là điều tích cực của đàm phán thỏa thuận thương mại song phương để hai bên cùng thắng.

Nhưng có lý do nào giải thích về những cơ hội bỏ lỡ khi BTA lẽ ra có thể được ký kết năm 1999 tại New Zealand và thỏa thuận đàm phán song phương được ký sớm hơn một năm là vào 2005?Rõ ràng Mỹ đã trở thành nhà đàm phán thương mại khó khăn nhất của Việt Nam dù tinh thần như bà nói là cả hai đều cùng hướng tới một mục đích chung. Liệu trong tiến trình đàm phán có những dấu mốc nhân nhượng từ cả hai phía không?

Đó là vấn đề về bản chất thương mại như tôi đề cập. Bạn có những điều kiện, nhưng những điều kiện phải thực sự liên kết với quá trình đàm phán và nếu chắc chắn thì hai bên có thể đi tới đạt thỏa thuận cuối cùng. Hãy nhìn Trung Quốc đã mất bao nhiêu năm để đàm phán thành công gia nhập WTO? Nga cũng vậy. Họ đã đàm phán 15 năm nhưng đến nay vẫn chưa là thành viên của WTO. Mỹ thực sự mong Nga trở thành thành viên WTO, EU cũng vậy. Chính Nga cũng muốn vậy. Nhưng thỏa thuận thương mại chưa thể đạt được song hành với ý chí mong muốn vì các điều kiện thương mại đàm phán vẫn chưa được thỏa mãn.

Các quốc gia coi hiệp định thương mại, trong đó có việc gia nhập WTO, hay như BTA là cơ sở thực hiện những cải cách kinh tế, nâng cấp khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài, hay việc bạn có thể tiếp cận các thị trường khác khi bạn nhận được quy chế kinh tế thị trường....

Thách thức mở rộng đầu tư – thương mại

Sau Hiệp định BTA, Quy chế PNTR, thỏa thuận WTO, hai nước đã tiến xa hơn trong hợp tác thương mại với Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA). Hai bên cũng đang xem xét khả năng cùng hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đâu là những triển vọng thương mại từ sự mở rộng hợp tác này, thưa bà?

Việt Nam đã đạt thành công đáng kinh ngạc từ đàm phán thương mại, đến thương mại quốc tế, phát triển kinh tế, là một thành viên của ASEAN, ASEAN + 1, Hiệp định thương mại tự do FTA của khu vực…TPP rõ ràng là một cơ hội khác. TIFA hiệu quả theo cách có thể đóng vai trò như một hiệp định chính trị chưa từng có trước đây, một con đường nghiêm túc để giải quyết các vấn đề song phương và xây dựng các điều kiện thương mại thuận lợi của cả hai phía. Phía Mỹ nỗ lực vận dụng TIFA với Việt Nam và Việt Nam cũng vậy để đạt những hiệu quả song phương.

Mô tả ảnh.
Việt Nam xuất siêu sang Mỹ, tăng gấp đôi trong v òng 5 năm qua. Ảnh: thuongvuvietnam

TPP có thể coi như một dạng chuyển tiếp lớn về quan hệ thương mại giữa hai nước nhưng không hẳn chỉ có hai nước trong một sân chơi mà có tới 8 đối tác cũng như rất nhiều quốc gia đang quan tâm tham gia. Đó là lợi ích tiềm năng rất lớn nhưng lại phải đặt vấn đề, đàm phán hiệp định thương mại và thực hiện các hiệp định thương mại, đặc biệt là các FTA có ý nghĩa thế nào đối với mỗi quốc gia đó.

Không có quốc gia nào từng tiến tới một hiệp định thương mại có tính bùng nổ toàn diện nếu như họ không cân nhắc về chính những quan tâm lợi ích kinh tế. Việt Nam phải tự quyết định nếu Việt Nam mong muốn trở thành một thành viên TPP, trong đó bao gồm cả Mỹ. Việt Nam sẽ phải tự quyết định việc tham gia dựa trên những lợi ích của chính mình không phải vì một ai đó khuyên bảo rằng Việt Nam hãy nên tham gia.

Các nhà sản xuất Việt Nam đã có một thị trường tốt ở Mỹ. Tôi cho rằng các nhà hoạch định chính sách kinh tế Việt Nam đang suy nghĩ về việc làm thế nào Việt Nam có thể đi theo một con đường riêng, không giống như Trung Quốc. Việt Nam không phải là Trung Quốc. Các nhà đầu tư Mỹ tìm thấy những mối quan tâm, lợi ích ở thị trường Việt Nam. Rõ ràng có tiềm năng lớn cho việc đầu tư trực tiếp vào thị trường ở đây.

Chúng ta kỳ vọng nhiều về sự bùng nổ đầu tư của Mỹ vào thị trường Việt Nam với cơ sở các hiệp định thương mại song phương đã được ký kết. Song đến nay sự hiện diện của các doanh nghiệp Mỹ ở Việt Nam vẫn không ở tầm mức mà người ta từng dự đoán là rất mạnh mẽ. Vì sao, thưa bà?

Ồ, hãy nhìn vào con số thương mại song phương gia tăng nhanh chóng như được đề cập ở trên. Đó là kết quả không thể phủ nhận. Song, nền kinh tế Việt Nam vẫn tồn tại nhiều thách thức như tham nhũng, cơ sở hạ tầng, cảng biển, điện…và đó là những thách thức đối với nhà đầu tư Mỹ. Mỹ có luật rất nghiêm khắc đó là nếu một công ty hối lộ cho một cá nhân ở nước ngoài, một chính phủ ở nước ngoài, chắc chắn sẽ phải chịu án phạt tù lớn.

Các nhà đầu tư Mỹ rất ngại và họ tránh đầu tư vào các thị trường mà ở đó việc kinh doanh sẽ khó khăn nếu không hối lộ. Thay vì đó, họ sẽ đi tìm chỗ khác. Nhưng tôi nghĩ, chính phủ Việt Nam hiểu rõ những thách thức và con đường phải giải quyết những những thách thức này. Làm thế nào để minh bạch hơn, những hợp đồng trở nên thật cạnh tranh, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hạ tầng vận tải, điện, thúc đẩy công nghệ…

Đó cũng là những ưu tiên mà Chính phủ nên tập trung giải quyết. Kết quả sẽ có nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào thị trường Việt Nam hơn nữa và thẳng thắn ra đó là có thêm nhiều đầu tư từ chính các công ty nội địa.

  • Xuân Linh
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,