221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1283320
Đánh thuế nhà sản xuất, người tiêu dùng chịu thiệt?
1
Photo
null
Đánh thuế nhà sản xuất, người tiêu dùng chịu thiệt?
,

- Thảo luận ở tổ xung quanh dự thảo Luật thuế bảo vệ môi trường chiều 31/5, nhiều đại biểu QH cho rằng luật còn bỏ ngỏ nhiều nguồn gây ô nhiễm và lo ngại thuế này sẽ tác động đến giá cả hàng hóa.

>> Đánh thuế môi trường không phải để tăng giá xăng
>> Nghị trường và dấu ấn đại biểu

Thêm thuế có làm tăng giá?

ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) yêu cầu phân biệt rõ khái niệm thuế và phí, tránh tình trạng thuế chồng lên phí. Bà lấy ví dụ về mặt hàng xăng dầu: “Nhờ xăng dầu “cõng hộ” phí bảo trì đường bộ nên cần cân nhắc, bởi đây là mặt hàng thiết yếu, sẽ làm tăng giá các mặt hàng khác”. 

ĐB Dương Ngọc Ngưu (Thanh Hóa) cũng cảnh báo việc đánh thêm một loại thuế sẽ gây áp lực đội giá sản phẩm, ảnh hưởng đến người tiêu dùng, luật cần cân nhắc để đảm bảo hài hòa quyền lợi.

ĐB Nguyễn Văn Vượng (Thái Nguyên) cũng nhận định “thuế đánh vào nhà sản xuất nhưng họ đều nâng giá để đánh vào người tiêu dùng”.

Mô tả ảnh.
Các đại biểu lo lắng giá cả sẽ bị tác động khi có loại thuế mới. Ảnh: Thủy Chung

Còn nhiều nguồn gây ô nhiễm chưa bị nhắc đến

ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng dự thảo quy định 5 đối tượng chịu thuế là quá hẹp, không bao trùm. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên & nhi đồng của QH Nguyễn Minh Thuyết (ĐB Lạng Sơn) đặt câu hỏi tại sao một số dịch vụ xả nước thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng lại không phải chịu thuế?

ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) kể ra một số nguồn khác có thể gây ô nhiễm môi trường mà dự thảo luật chưa bao quát hết như các chất tẩy rửa, hạt nix, thuốc nhuộm... phát sinh từ các cơ sở sản xuất, làng nghề, sân golf…

ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) thì thấy luật này không nhắc đến chuyện nhập khẩu những nguyên liệu độc hại. Theo ông Quyền, hoạt động này phải bị cấm tuyệt đối nếu không “sẽ biến đất nước ta thành bãi rác”.

ĐB Nguyễn Lân Dũng (Đắc Lắk) có ý kiến nên đánh thuế vào những cơ sở không chịu tái chế, không chịu xử lý rác theo đúng quy trình, mà ông gọi nôm na là “đánh thuế rác”.

ĐB Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) cũng đồng tình với việc luật thuế này phải khuyến khích người chịu thuế chuyển hướng sang công nghệ thân thiện, nếu không cứ sản xuất rồi tăng giá sản phẩm, thì người tiêu dùng lại thiệt.

Câu chuyện túi nilon

ĐB Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) bức xúc khi thấy người dân dùng quá nhiều túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày vì túi quá rẻ. Theo ông Xuân, nếu đánh thuế cao vào mặt hàng này, sẽ chấm dứt được chuyện “cho không” và cải thiện được tình hình.

Ông Xuân kể: “Ở biển Mũi Né, Ninh Thuận, hoa của cây xương rồng ven bờ lạ lắm, toàn bộ là túi nilon bay ra biển mắc vào cây, làm thành một rừng túi nilon đủ màu, gió thổi phần phật”.

Nguyen-Dinh-Xuan---tay-Ninh.jpg
ĐB Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh). Ảnh: Cao Nhật

Nhưng ông Nguyễn Lân Dũng lại nhận định giảm sử dụng túi nilon là không khả thi vì nó đã trở thành thói quen tiêu dùng trong cuộc sống hàng ngày, nên chăng thay vì tìm cách loại bỏ túi nilon, cách khôn ngoan hơn là tìm cách tái chế và tận dụng.

Ông Dũng cho biết đã có cách hiệu quả để xử lý các loại túi nilon thải loại: làm thành chất kết dính cho ống cống ngầm, rất chắc chắn và không ảnh hưởng đến môi trường. Chính vì thế theo ông Dũng, thậm chí “càng nhiều nilon càng tốt”..

  • Khánh Linh - Cao Nhật - Thủy Chung

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,