221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1282786
Ngân sách với bệnh "thích dự án, chi hoành tráng"
1
Photo
null
Ngân sách với bệnh 'thích dự án, chi hoành tráng'
,

- Thảo luận ở hội trường về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2008 sáng nay (28/5), đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) chúng ta đang mắc nhiều "bệnh", trong đó có "thích dự án" và "chi hoành tráng".

>> Nghị trường và dấu ấn đại biểu

Không thấy ai xin lỗi dân 

Ông Nguyễn Minh Thuyết không đồng tình với lý giải của Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân rằng chỉ số ICOR cao vì tính cả số vốn Nhà nước phải đầu tư cho những chương trình giảm nghèo.

Theo ông, lý giải như thế thì chẳng khác nào khi một người nói "nếu không mất 50 triệu để nới van tim thì tháng này tôi chỉ tốn 50 nghìn tiền thuốc lá".

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh: Lê Anh Dũng
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết: Chúng ta cái gì cũng thích "nhất". Ảnh: Lê Anh Dũng

"Rõ ràng, chi tiêu của chúng ta hiệu quả thấp và vấn đề đang có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn, lý do mà Bộ trưởng Ngân đưa ra khó mà giải thích đúng cho vấn đề chúng ta đang lo ngại".

Đại biểu Thuyết cũng nhắc lại một căn bệnh mà có lần ông từng nói, đó là "thích hoành tráng".

"Chúng ta cái gì cũng thích "nhất", đường sắt cao tốc cũng muốn dài nhất, tiền của vẫn cứ thoải mái đổ vào các dự án "hoành tráng" trong khi trẻ em vùng xa còn phải đu dây qua sông đi học hàng ngày".

Trong khi đó, theo ông Thuyết, kỷ luật chi không nghiêm: "Cầu sập không phải chỉ là vấn đề giao thông, không phải chỉ là vấn đề xây dựng, đấy là vấn đề chi ngân sách".

"Chi ngân sách ra rồi không hoàn thành nhiệm vụ, gây tốn kém Nhà nước, chẳng thấy ai bị kỷ luật, chẳng thấy ai từ chức, không thấy ai xin lỗi nhân dân".

Theo ông Thuyết, nếu đó không phải là hình thức tham nhũng thì cũng thể hiện là không biết xót tiền của dân, chứng tỏ kỷ luật chi không nghiêm.

Một căn bệnh nữa được đại biểu chỉ ra là "thích dự án": "Vỉa hè đang đẹp thì bóc ra để thay rồi lát lại, năm sau lại dỡ ra làm lại tiếp".

Chính phủ có tiếp thu?

Đại biểu Nguyễn Minh Hồng (Nghệ An) thành thực "bây giờ thu thì đã thu rồi, mà chi cũng đã chi rồi, Quốc hội rồi chắc chắn cũng ấn nút thông qua. Điều quan trọng nhất là phải rút ra được bài học".

"Bây giờ nếu có chi quá ngân sách dự toán thì ai sẽ đền? Chi phí cho tham nhũng là bao nhiêu? Cần phải rõ ràng để quốc dân nắm được", ông Hồng đề nghị.

Mô tả ảnh.
Đại biểu Phạm Thị Loan: Chưa quan tâm đúng mức các vấn đề nội tại của nền kinh tế. Ảnh: Lê Anh Dũng

"Không chuyển biến là mấy" cũng là nhận định của đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) về những tồn tại trong quyết toán ngân sách xưa nay.

"Liệu Chính phủ đã tiếp thu bao nhiêu ý kiến đó như thế nào, tại sao năm này qua năm khác vẫn cứ lặp đi lặp lại những vấn đề đó?", đại biểu Loan băn khoăn.

Đi vào vấn đề, bà Loan cho rằng cách đánh giá tình hình lâu nay vẫn chưa sát thực tiễn, bức tranh thu - chi còn nhiều vấn đề: "Chúng ta thường đổ lỗi cho các nhân tố bên ngoài như khủng hoảng tài chính... mà chưa quan tâm đúng mức đến các vấn đề nội tại của nền kinh tế".

Bà Loan cũng lo ngại việc sử dụng vốn đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty thời gian qua: "Trong khi nền kinh tế đang thiếu vốn phục vụ cho nhiều dự án dân sinh thì có những tập đoàn nhà nước lại mang tiền đầu tư vào các dự án xa xỉ mà hiệu quả kinh tế chưa thấy ở đâu".

Cũng với lo lắng này, đại biểu Lê Quốc Dung (Thái Bình) đề nghị: "Ngân sách đều là tiền thuế của dân, những chi tiêu nào vượt hay ngoài dự toán thì phải có bản thuyết trình để Quốc hội giám sát, phân tích".

Đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) và Nguyễn Thị Bạch Mai (Tây Ninh) cùng lo lắng vấn đề giám sát vốn đầu tư từ ngân sách mà từ lâu có vẻ chưa có hiệu quả của Quốc hội.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh giải thích sau đó rằng "những dự án có hoàn vốn thì hầu hết là vốn của tập đoàn, tổng công ty và vốn vay chứ không có vốn ngân sách".

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên cho rằng vấn đề tài chính ngân sách luôn phức tạp, căn cứ vào ý kiến hôm nay, Thường vụ QH chỉ đạo các cơ quan chức năng chuẩn bị báo cáo trình QH để biểu quyết vào cuối kỳ họp.

UB Tài chính - Ngân sách kiến nghị Quốc hội phê chuẩn mức tổng thu cân đối là 548.529 tỷ đồng, tổng chi cân đối 590.714 tỷ. Số bội chi ngân sách nhà nước kiến nghị 67,677 tỷ đồng, tương đương 4,58% GDP.
  • Cao Nhật
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,