221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1263638
Bộ trưởng Giao thông: Rất khó nói khi nào hết kẹt xe
1
Article
null
Bộ trưởng Giao thông: Rất khó nói khi nào hết kẹt xe
,

Trò chuyện đầu năm, Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Hồ Nghĩa Dũng thừa nhận rất khó trả lời câu hỏi khi nào hết tắc đường, "đáp ứng cơ bản về giao thông thì cũng phải tính đến 10-15 năm nữa".

Mô tả ảnh.
Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng
Giao thông tại Hà Nội và TP HCM đang làm nhiều người dân ở hai thành phố này… thấy nản. Tuy nhiên, với một số biện pháp tổ chức lại giao thông vừa qua, Bộ trưởng đánh giá thế nào và đâu là giải pháp?

Hiện việc tổ chức giao thông ở Hà Nội, TP.HCM còn nhiều bất cập. Đặc điểm giao thông của chúng ta là giao thông hỗn hợp, nhiều loại phương tiện khác nhau cùng tham gia lưu thông, đây là điều dở nhất trong tổ chức giao thông của các thành phố. Bên cạnh đó, phương tiện cá nhân lại quá nhiều cùng với thói quen đi lại của nhiều người còn tùy tiện nên rất dễ dẫn tới hỗn loạn, kẹt xe…

Để giải quyết vấn đề này, việc cần làm cả trước mắt và lâu dài là khi xây dựng các tuyến mới phải tách được các phương tiện giao thông, không phải bằng giải pháp hành chính mà bằng giải pháp kỹ thuật.

Ở TP.HCM, những tuyến đường mới đã và đang thực hiện được như đường Điện Biên Phủ đã được tách ra bằng giải kỹ thuật.

Tuy nhiên, ở Hà Nội cũng đã thí điểm một số tuyến nhưng chưa được vì chỉ mới tách bằng giải pháp dải phân cách mềm. Như vậy với thói quen của người dân như bây giờ sẽ không tổ chức nổi. Đơn cử như tuyến vành đai 3 khu vực Mỹ Đình chẳng hạn, về mặt kết cấu có thể tách được làn, nhưng chỉ thực hiện bằng giải phân cách mềm sơn vạch nên hiệu quả chưa cao.

Đối với các tuyến cũ có cái khó trong việc kết hợp giải pháp kỹ thuật và ý thức của người tham gia giao thông. Nhưng vẫn phải làm và phải có thời gian. Tuy nhiên tôi cho rằng với cách làm như hiện nay của Hà Nội còn chậm, cần phải nỗ lực hơn bằng giải pháp kỹ thuật thay vì giải pháp hành chính.

Bộ trưởng vừa nói với tiến độ như hiện nay của địa phương là chậm, vậy theo ông khi nào cảnh ùn tắc giao thông tại hai thành phố lớn này chấm dứt ?

Câu này rất khó trả lời. Quốc hội cũng đã chất vấn tôi như vậy, bởi tắc đường không phải chỉ là vấn đề của một quốc gia mà là của nhiều nước. Ngay như gần đây, tại Matxcơva, khi diễn ra hội nghị về giao thông thế giới, lễ khai mạc đã chậm mất 1 tiếng, chỉ có mỗi Tổng thống nước chủ nhà có mặt đúng giờ, còn tất cả các đại biểu đều đến chậm 1-2 tiếng do kẹt xe. Kẹt xe không chỉ ở Việt Nam mà London, Paris cũng có, chỉ khác nhau về mức độ. Nhưng cũng phải thừa nhận mức độ của ta đang là trầm trọng.

Vì vậy, khi nào chấm dứt tình trạng ùn tắc giao thông cũng là câu hỏi rất khó trả lời, tuy nhiên đáp ứng cơ bản về giao thông thì cũng phải tính đến 10 năm, 15 năm nữa.

"Tắc đường do... Bộ trưởng"

Trong sinh hoạt thường ngày, cá nhân Bộ trưởng có thường xuyên phải chịu tắc đường không?

Không nhiều, cũng bởi vì sáng tôi đi làm rất sớm, tối lại về muộn, nhưng không phải không gặp cảnh này, những lúc đó tôi thường điềm tĩnh, chờ đợi vì chẳng thể nào khác.

Vậy thời gian gặp tắc đường ông phải đợi lâu nhất là bao nhiêu phút?

15 - 20 phút.

Còn người thân của ông?

Tất nhiên là có rồi, lâu nhất là hơn 1 tiếng đồng hồ và họ đã mang sự bực dọc đó về “đổ vào đầu" Bộ trưởng, bởi những người trong gia đình nghĩ tôi là "thủ phạm" chính của nạn tắc đường, tôi là Bộ trưởng, trách nhiệm của tôi phải lớn hơn. Tôi cho rằng họ nghĩ thế cũng là lẽ thường, (Bộ trưởng bật cười vui vẻ- PV).

Nếu mỗi người tự điều chỉnh một chút, áp lực giao thông sẽ giảm, như đi làm sớm hơn một chút hoặc trong phạm vi bán kính vài km nên đi bộ…

Mô tả ảnh.

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng tham gia cổ động phong trào toàn dân đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy.

Hài lòng nhất việc đội mũ bảo hiểm

Dành khá nhiều công sức cho công tác an toàn giao thông, đâu là điều ông thấy hài lòng nhất thời gian qua và điều nào ông còn trăn trở, thưa Bộ trưởng?

Đội mũ bảo hiểm. Đây là một trong những giải pháp quan trọng trong kiềm chế tai nạn giao thông. Ngay năm đầu tiên triển khai thực hiện đội mũ bảo hiểm đã giảm hơn 1.000 người thiệt mạng và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao, đây là thành công rõ rệt.

Song tổ chức vận tải hành khách kể cả trong nội đô và đường dài là nỗi trăn trở mà rất nhiều lực lượng, nhiều cấp đã bỏ khá nhiều công sức nhưng tai nạn giao thông thảm khốc vẫn xảy ra.

Điều đáng nói các tai nạn này lại rơi vào một số khu vực hạ tầng vừa được cải thiện, như một số tỉnh vùng Tây Bắc, Đông Bắc. Khi đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông cũng là một biện pháp giảm tai nạn giao thông, nhưng đáng buồn những khu vực đó tai nạn lại không giảm, thậm chí tăng. Vì vậy nguyên nhân có thể chỉ ra là do ý thức giao thông, là do người điều khiển phương tiện uống rượu.

Hiện nay, 70% tai nạn chấn thương sọ não có liên quan đến rượu bia mặc dù đã có rất nhiều cuộc vận động tuyên truyền. Đó là thói quen xấu, là văn hóa tham gia giao thông chưa thực sự được coi trọng.

Tôi có thể kể một ví dụ thế này: Trong cả năm có rất nhiều việc triển khai đảm bảo an toàn giao thông, trong đó riêng tháng 9 được chọn là Tháng an toàn giao thông để làm điểm với chủ đề mới “Văn hóa giao thông” nhằm vào ý thức người tham gia giao thông.

Rất nhiều đoàn thể, chính quyền các địa phương đồng loạt vào cuộc, tham gia tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích với nhiều hình thức. Chúng tôi xác định tạo văn hóa giao thông không thể một ngày, hai ngày mà cần cả một thời gian thậm chí cả một thế thế hệ. Nhưng việc chọn tháng đó nhằm tạo cho mọi người có ý thức tự giác chấp hành pháp luật giao thông và làm điểm để nhân rộng..

Trong hơn 3 tuần đầu, cả hệ thống đã cảm nhận được “sức nóng” của các đợt tuyên truyền và kết quả là nâng ý thức người tham gia giao thông trong việc chấp hành, nếu so với 1 tháng trước đó, số người thiệt mạng đã giảm rõ rệt (150 người), so với tháng cùng kỳ giảm 50 người.

Ai cũng cảm nhận thành công đã đến gần. Nhưng đúng khi chỉ còn 4 ngày cuối cùng đã liên tiếp xảy ra 3 vụ lớn làm thiệt mạng tới 24 người, toàn các vụ vận tải đường dài trên các tuyến quốc lộ mới được nâng cấp. Có vụ việc rất đau lòng như vụ tai nạn của một gia đình ở Thường Tín (Hà Nội).

Điều ước 2010: giao thông an toàn

Trong các công việc được ưu tiên, Bộ trưởng xếp công tác điều hành về an toàn giao thông ở vị trí nào?

Rất khó nói, vì việc nào cũng quan trọng, nhưng công sức và thời gian đầu tư nhiều nhất của tôi sẽ là lĩnh vực xây dựng cơ chế chính sách; tiếp theo là đầu tư xây dựng hạ tầng và thứ ba là ATGT. Nhưng 3 vấn đề này có liên kết với nhau, ví dụ cơ chế chính sách sẽ phục vụ cho an toàn, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cũng là gắn với an toàn.

Một điều ước cho năm mới 2010, nếu được, Bộ trưởng mong muốn điều gì?

Tai nạn giao thông giảm, ùn tắc giao thông giảm, một xã hội giao thông an toàn, không tai nạn.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,