221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1258910
Đánh thuế đất không sử dụng nhưng vẫn "khư khư" giữ?
1
Article
null
Đánh thuế đất không sử dụng nhưng vẫn 'khư khư' giữ?
,

- "Nhiều cơ quan nhà nước được cấp đất không sử dụng nhưng vẫn khư khư giữ. Sao chưa thấy dự thảo luật này điều chỉnh?", PGS - TS Phạm Duy Nghĩa góp ý cho dự thảo Luật Thuế nhà, đất tại hội nghị do Ủy ban Tài chính - Ngân sách QH cùng Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) tổ chức hôm qua ở TP.HCM.

Bỏ quên đất kinh doanh

“Hiện nay, nhiều người không có nhu cầu sử dụng vẫn mua đất để đầu cơ, vì thế, không nên tính thuế sử dụng đất đối với diện tích nằm trong hạn mức quy định mà ngược lại, phải nâng mức thuế đối với đất không sử dụng, bởi mục đích của chúng ta là chống đầu cơ chứ không chống đầu tư”, tiến sĩ luật Lê Nết nói.

Trong khi đó, PGS - TS Phạm Duy Nghĩa thắc mắc vì sao đất kinh doanh - một “đối tượng nóng” - lại bị bỏ quên trong dự thảo.

Mức thuế đất (theo quy định trong Dự thảo)

Diện tích trong hạn mức (do UBND cấp tỉnh quy định) thuế suất 0,03%/m2/năm; vượt hạn mức nhưng không quá 1 lần là 0,06%/m2/năm; vượt hạn mức trên 1 lần là 0,1%/m2/năm.

Đối với đất xây nhà nhiều tầng, nhà chung cư, thuế suất là 0,03%; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 0,03%; đất sử dụng sai mục đích hoặc chưa sử dụng thì áp thuế 0,5%.

“Tình trạng chạy dự án rồi bán lại làm xáo trộn thị trường đang rất phổ biến nhưng chưa có giải pháp giải quyết. Nhiều cơ quan nhà nước được cấp đất không sử dụng nhưng vẫn khư khư giữ đất, gây lãng phí. Sao chưa thấy dự thảo luật này điều chỉnh?”, ông Nghĩa đặt vấn đề.

Thống nhất với quan điểm này, TS Trần Du Lịch cũng cho rằng tính thuế đối với đất đầu cơ rồi bỏ hoang là cần thiết.

Thuế chồng thuế?

“Nhà ở được tạo dựng từ thu nhập đã đóng thuế thu nhập cá nhân của chủ nhà. Các lọai vật liệu xây dựng nhà như sắt, thép, xi măng… đều đã có thuế và người trả phần thuế đó không ai khác ngoài người mua vật liệu. Vậy tại sao người dân phải tiếp tục đóng thuế đối với nhà được xây từ những thứ đã đóng thuế trước đó? Như thế có phải “thuế chồng thuế không”, nhiều đại biểu đặt câu hỏi.

Góp ý với các phương án tính thuế nhà ở, LS Trịnh Minh Tân cho rằng tính thuế theo giá trị hoặc diện tích căn nhà là không khả thi và không công bằng.

“Nhà ở quận 1, quận 3 dù rất nhỏ vẫn trên 1 tỷ đồng, trong khi ở các quận khác, nhà rộng hơn nhưng giá có thể thấp hơn”, ông Tân dẫn chứng.

3 phương án tính thuế đối với nhà ở trong Dự thảo Luật thuế nhà, đất:

Nhà có diện tích trên 200m2 mới tính thuế.

Nhà có giá trị vượt 1 tỷ đồng mới tính thuế phần vượt.

Chỉ thu thuế đối với căn nhà thứ 2 trở đi.

Việc đóng thuế dựa trên số lượng căn nhà cũng gây nhiều tranh cãi.

“Một người có 2 căn nhà nhỏ thì phải đóng thuế, trong khi nếu có một căn nhà, dù rất to, cũng không phải đóng thuế. Như thế không hợp lý”, các đại biểu có ý kiến.

“Nếu áp dụng theo quy định này, Việt kiều sẽ không thuộc đối tượng chịu thuế vì Luật Nhà ở quy định Việt kiều chỉ được mua 1 căn nhà. Trong thực tế, không ít Việt kiều có thể sở hữu nhiều nhà ở nhiều nước khác”, LS Nguyễn Văn Bình nói.

Nhìn từ góc độ quản lý, LS Nguyễn Đăng Liêm cho rằng việc quy định đóng thuế từ căn nhà thứ 2 trở đi sẽ không khả thi vì cơ quan quản lý chưa ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý liên thông. Như vậy, sẽ khó quản lý đuợc đâu là căn nhà thứ 2, đâu là căn nhà thứ 1.

Và như vậy, việc tính thuế sẽ phụ thuộc vào ý thức tự giác của đối tượng chịu thuế khi họ tự kê khai. Nếu người khai thuế cố tình khai gian, sẽ khó phát hiện được mà còn làm cho mọi việc thêm… rối!

Để quản lý và thu thuế đúng người, đúng đối tượng, PGS TS Phạm Duy Nghĩa đề nghị phải thực hiện liên kết, liên thông và ứng dụng thông tin thật tốt giữa cơ quan quản lý đất đai là Sở TNMT và cơ quan thuế.

“Ngành thuế không thể một mình vừa thu, vừa quản lý. Phải phối hợp giữa 2 đơn vị mới có hiệu quả”, ông Nghĩa nói.

  • Hạ Liên

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,