221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1244962
Thủy điện xả lũ: Đề xuất lập ủy ban điều tra
1
Article
null
Thủy điện xả lũ: Đề xuất lập ủy ban điều tra
,

 - Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội Nguyễn Đình Xuân cho rằng để xảy ra việc các nhà máy thủy điện miền Trung xả lũ vào lúc tình hình lũ lụt căng thẳng thuộc trách nhiệm Bộ trưởng Công thương. Ông Xuân đề nghị lập ủy ban điều tra lâm thời về vấn đề này.

Thiếu nhạc trưởng

Mô tả ảnh.
ĐBQH Nguyễn Đình Xuân. Ảnh: NL
- Sau bão số 9 và số 11 vừa qua, các nhà máy thủy điện miền Trung đã thi nhau xả lũ khiến tình hình lũ lụt thêm căng thẳng. Ông đánh giá như thế nào về việc này?

Nếu vận hành tốt thì bản chất thuỷ điện là cắt lũ nhưng vận hành không tốt, thiếu phối hợp và chỉ vì lợi ích cục bộ thì thuỷ điện trở thành cánh tay nối dài cho thuỷ tinh.

Trước khi bão vào trước 2 ngày người ta thường phải xả lũ xuống cao trình thấp. Chẳng hạn mức chứa của hồ này là 500 trệu m3 thì họ xả bớt 300 triệu m3, chỉ giữ lại 200 triệu m3.

Khi lũ về khoảng 1.000 triệu m3 chỉ phải xả thêm 500 triệu m3 và giữ lại 500 triệu m3. Làm được như vậy thuỷ điện sẽ có tác dụng cắt lũ.

Tuy nhiên, có thể những người làm thủy điện lại suy nghĩ nhỡ tôi xả trước mà trời không mưa hay mưa ít thì sao?

Thế là những người phát điện đã đặt lợi ích của mình lên trên nên hành động theo kiểu cứ đợi từ từ xem sao. Khi lũ ào ạt về thì họ thấy lợi ích của mình không an toàn, họ buộc phải xả. Không xả thì vỡ đập mà vỡ thì còn chết nhiều hơn.

Như vậy, trước khi lũ về hồ thuỷ điện đã không được xả bớt nước cho nên khi lũ đến thì không những thoát toàn bộ lũ về, thậm chí tháo thêm nước trong hồ ra vì sợ nguy cơ vỡ đập.

Chưa kể cộng hưởng của các hồ thuỷ điện ở thượng lưu cũng thi nhau xả lũ. Ví dụ như trên sông Ba vừa rồi có tới 9 hồ thuỷ điện trên một dòng sông nhưng lại không có một "nhạc trưởng" nên bị động hết. Hồ dưới không biết khi nào hồ trên xả nên thấy trên xả là dưới cũng xả theo.

Vấn đề thứ hai là khi ta lấy 1.000 ha làm lòng hồ thuỷ điện thì chúng ta còn mất thêm 1 đến 2.000 ha đất rừng hay nông nghiệp ở thượng nguồn vì người dân không có chỗ thì họ lại lên trên đó. Như vậy rừng còn quá ít.

Vì thế theo tính toán ban đầu có thể với diện tích rừng như vậy thì phải 1.000 năm mới có một trận lũ như vậy, nhưng do rừng bị tàn phá quá nhanh và quá nhiều nên hồ thuỷ điện đó chỉ chịu được lũ 10 năm thôi. Như vậy tất cả các quy hoạch, tính toán ban đầu đã bị phá vỡ.

- Ông nghĩ sao trước ý kiến cho rằng quy hoạch và quản lý vận hành thuỷ điện miền Trung đã bị thả nổi?

Quy hoạch thủy điện không dựa trên một quy hoạch tổng thể vì không có quy hoạch chiến lược, đánh giá môi trường chiến lược của toàn bộ môi trường lưu vực một con sông.

Phải có quy hoạch như vậy mới tính được trên dòng sông có bao nhiêu công trình thuỷ điện và làm thế nào để không gây hại cũng như giải quyết các vấn đề dân sinh, môi trường ở thượng nguồn thế nào.

Chúng ta đã không giải quyết được bài toán đó. Ta vừa muốn có điện, vừa muốn thoát lũ, lại vừa muốn phá rừng để trồng cây cao su.

Người dân phải có đất sản xuất, các trang trại và đồn điền phải có đất trồng cao su, vừa muốn thuỷ điện song lại cũng muốn chống lũ... những mục tiêu đó là không thoả đáng. Trong khi đó, ta lại phân cấp cho địa phương làm điều đó mà địa phương thì dễ vì quyền lợi của mình.

Nên ở thượng nguồn thì phá rừng nhưng hạ nguồn phải gánh chịu.

Cách đây 8 năm, khi mới được bầu vào QH, tôi đã đặt vấn đề rừng chính là an ninh môi trường cho người dân.

Nhiều người bảo tôi phóng đại nhưng bây giờ thì hàng trăm người chết trong các trận lũ lụt gần đây. Bây giờ các trận bão vào miền Trung mà kèm theo mưa, dù lớn, dù bé, đều kèm theo lũ lụt, chết người. Quay trở lại 20 - 30 năm trước xem có chuyện đó không, số liệu ta hiện vẫn có mà.

"Uống nước không nhớ nguồn"
- Theo ông, ai phải chịu trách nhiệm trước việc không có nhạc trưởng trong xả lũ ở miền Trung?

Đó là Bộ Công Thương. Đây là bộ quản lý ngành và tất nhiên cũng có hai bộ liên quan nữa là Bộ TN-MT quản lý về tài nguyên nước và Bộ NN&PTNT quản lý rừng.

 

Mô tả ảnh.
Thủy điện A Vương. Ảnh: TPO

 

Hiện nay, nhiều thuỷ điện do tư nhân bỏ tiền đầu tư và quản lý nên càng cần vai trò của Nhà nước. Mỗi ông chủ các nhà máy thuỷ điện đều phải tính cách nào có lợi cho ông đó nhất nhưng cơ quan nhà nước phải đề ra được các quy trình vận hành và giám sát chặt chẽ. Nếu có vi phạm,ì lập tức phải xử phạt, xử lý ngay.

Tôi nghĩ Bộ Công Thương phải có một bộ máy để quản lý vấn đề này và chuyển chế độ quản lý riêng lẻ từng nhà máy sang quản lý theo lưu vực. Ví dụ như trên sông Ba có 9 nhà máy thuỷ điện thì 9 nhà máy này phải có một nhạc trưởng.

- Từ thiệt hại vừa qua, ta có thể rút được kinh nghiệm nào cốt  lõi nhất để điều này không lặp lại?

Cần có một ủy ban điều tra liên ngành để điều tra thực trạng vận hành thuỷ điện có sai sót gì không, độ che phủ của rừng có đủ để đảm bảo vận hành các hồ thuỷ điện... Từ đó mới biết cần phải làm gì tiếp theo.

- Là ủy viên Ủy ban KHCN&MT Quốc hội, ông có đề xuất gì?

Trước mắt, tôi đề nghị tạm dừng các dự án thuỷ điện miền Trung để chờ kết luận cuộc điều tra, sau đó mới tính làm gì tiếp.

Tôi cũng đề nghị QH thành lập một ủy ban lâm thời điều tra về hiện trạng thuỷ điện, rừng, quản lý đất đai, tài nguyên... ở khu vực miền Trung.

Ủy ban gồm nhiều nhà khoa học vào cuộc điều tra làm rõ và báo cáo trước QH, thậm chí nếu cần thiết QH có thể lập một ủy ban điều tra lâm thời. Tôi đang chờ tới phiên chất vấn đưa ra đề nghị trước QH để có thể đưa vào nghị quyết.

Có lần tôi đến thuỷ điện Đa Nhim và hỏi ông giám đốc là thượng nguồn nhà máy thuỷ điện có bao nhiêu rừng, quản lý thế nào thì ông ta hoàn toàn không biết.

Như vậy ăn quả không nhớ kẻ trồng cây, uống nước không nhớ nguồn thì hậu quả phải gánh chịu thôi. Không thể nói quyền lợi thì mỗi người hưởng riêng còn nghĩa vụ thì giao cho người khác.

  • Ngọc Lê ghi

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,