221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1243439
"Gói kích cầu chưa đến tầm cỡ để Quốc hội giám sát"
1
Article
null
Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên:
'Gói kích cầu chưa đến tầm cỡ để Quốc hội giám sát'
,

- Trả lời báo giới sáng 29/10 về chương trình giám sát của QH năm 2010, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên cho rằng gói kích cầu không đến tầm cỡ QH phải xem xét.

>> Quốc hội chưa giám sát nổi lời hứa của bộ trưởng
>> Kiến nghị sau giám sát hầu như bị lãng quên

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên (phải) cùng Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Vũ Hoàng Hà. Ảnh: VA
Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên (phải) và Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Vũ Hoàng Hà bên hành lang QH. Ảnh: VA

Ông Kiên nói rõ: Ủy ban Kinh tế đã có giám sát về gói kích cầu và gửi báo cáo đến từng đại biểu. "Vấn đề này không đến tầm cỡ mà Quốc hội phải xem xét. Giám sát tối cao ở tầm Quốc hội là phải chọn phạm vi rộng, có tầm ảnh hưởng lớn hơn", Phó Chủ tịch QH quả quyết.

Phó Chủ tịch QH cũng cho hay, theo quy định của luật, giám sát của các cơ quan dân cử chỉ mang tính chất khuyến nghị, các cơ quan chịu trách nhiệm thấy đúng thì phải thực hiện. Còn nếu không làm đúng, nếu làm tệ thì phải có thiết chế về miễn nhiệm, bãi nhiệm. Tuy nhiên đến nay chưa thực hiện quyết liệt việc này.

"Các đợt giám sát đều là tiếng chuông cảnh tỉnh rất quan trọng đối với các cơ quan thực hiện quyền năng của mình", ông Kiên nói.

Báo cáo hay hơn thực tế

Thảo luận chiều 29/10 về chương trình giám sát của QH năm tới, các đại biểu nhất trí với hai nội dung chính dự kiến là chất lượng giáo dục đại học và cải cách thủ tục hành chính.

Tuy nhiên điều mà đại biểu Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cùng nhiều đại biểu khác quan tâm hơn, đó là chất lượng và hiệu quả của hoạt động này: "Giám sát phải tránh tình trạng đến nơi ngồi nghe báo cáo rồi đứng lên phát biểu vài câu là kết thúc".

 

Cho rằng giám sát phải đi vào thực tế nhiều hơn, theo dõi thường xuyên hơn, ông Tùng nhấn mạnh: "Đừng để qua giám sát của Quốc hội, ý kiến của các đoàn giám sát lại "trôi" đi, không được thực hiện đến nơi đến chốn". 

Mô tả ảnh.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Đặng Ngọc Tùng: Đừng để giám sát của QH "trôi" đi... Ảnh: Cao Nhật

Đại biểu Nguyễn Văn Luật (Kiên Giang) kể lại chuyện đầu năm đi giám sát ở Tây Nguyên về xây dựng thủy điện: "Trước khi đi thì EVN, các bộ báo cáo hay lắm nhưng xuống Kon Tum thấy thực tế lại rất khác".

Ông cho biết: "Như một công trình thủy điện ở Kon Tum nói là di dân đã xong, bồi hoàn đã xong nhưng thực tế chưa xong. Đi giám sát mà chỉ nghe báo cáo là không ổn".

Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Phúc cho rằng dù xuống địa phương giám sát thực tế đi chăng nữa nhưng nếu không chuẩn bị kỹ thông tin thì không khác gì "cưỡi ngựa xem hoa".

Từ chỗ giám sát "cưỡi ngựa xem hoa" nên đã dẫn đến tình trạng như Phó Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội Bùi Sĩ Lợi nhận xét: "Chúng ta thường chê kiểm toán và thanh tra, ban đầu nói những cái rất to nhưng kết luận rất bé, nhưng giám sát của chúng ta không cẩn thận cũng như vậy".

Làm rõ trách nhiệm cá nhân

Nhiều đại biểu cũng bức xúc với vấn đề "hậu giám sát". Theo đại biểu Lê Thanh Bình (TP Hồ Chí Minh), cần có cơ chế hậu giám sát "nhiều đợt giám sát xong nhưng rồi đâu lại vào đó, không có chuyển biến gì lớn".

Ông Bình nêu dẫn chứng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong chương trình giám sát kỳ trước, đến kỳ này chẳng thấy nhắc gì đến nữa: "Phải chăng mọi thứ đã tốt hơn trước?"

Phó đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh Trần Du Lịch cũng đề nghị trong báo cáo mỗi kỳ họp về hoạt động giám sát, nên có phần đúc kết xem những kiến nghị trong giám sát lần trước đã được giải quyết như thế nào.

"Mỗi kỳ họp phải có báo cáo kết quả nội dung giám sát kỳ trước đến đâu rồi, như hiện nay tôi không thấy nhắc đến gì nội dung kỳ trước", ông Lịch thắc mắc.

Cũng đề cập đến vấn đề "hậu giám sát" nhưng ông Đặng Ngọc Tùng nhắc đến việc giám sát ngay cả lời hứa của các thành viên Chính phủ khi trả lời chất vấn các đại biểu.

"Quốc hội phải theo dõi xem lời hứa đó đang được thực hiện đến đâu, đang có khó khăn gì, cần hỗ trợ gì để thực hiện tốt".

Đại biểu Nguyễn Văn Luật (Kiên Giang) cụ thể hơn: "Tại kỳ họp QH vừa qua, Bộ trưởng Công thương hứa sẽ ban hành nghị định xuất khẩu gạo, nhưng đến nay chưa có, phải đến 2010 Chính phủ mới trình phương hướng".

Ông Luật cũng nhắc lại trường hợp Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường hứa xử lý nghiêm Vedan nhưng rồi cuối cùng doanh nghiệp này lại được khen thưởng.

Cũng liên quan đến các phiên chất vấn, bà Ngô Thị Doãn Thanh (Hà Nội) cho rằng: "Tìm trách nhiệm đã là khó nhưng xử lý càng khó hơn. Chất vấn gay gắt nhưng cuối cùng không mang lại tác dụng vì giám sát xong, không thấy cơ quan nào chịu trách nhiệm cả".

Tiếp ý kiến của bà Thanh, ông Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) nhấn mạnh: "Nếu dừng lại ở hoạt động chất vấn như bây giờ thì dân sẽ mệt mỏi. Chất vấn không chỉ là việc hỏi - đáp mà cái cuối cùng phải làm rõ trách nhiệm cá nhân". 

  • Cao Nhật - Lê Nhung
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,