221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1243651
Cần kiểm định chất lượng giáo dục độc lập
1
Article
null
Cần kiểm định chất lượng giáo dục độc lập
,

 - Giám đốc Đại học Huế Nguyễn Văn Toàn nói trước Quốc hội: Nên thiết lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục độc lập, giống như cơ quan kiểm toán.

>> Gần 30 năm, chưa quản được chất lượng giáo dục đại học
>> ’Giải thể trường đại học phải có quy trình’
>> Không thể quản lý đại học kiểu "cháo" chấm "cơm"
>> Sẽ đóng cửa ĐH đã mở 3 năm không đủ điều kiện

Ông Toàn cũng cảnh báo khi lập các tổ chức kiểm định độc lập, phải quy định chặt chẽ, tránh tình trạng có quá nhiều tổ chức kiểm định độc lập, sẽ khiến không kiểm soát được chất lượng kết quả mà các tổ chức này công bố.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng) nhận định kiểm định chất lượng giáo dục cần phân biệt rõ phổ thông và đại học, bởi giáo dục đại học phải có tiêu chí kiểm định khác biệt.

Đào tạo đại học chính là nội dung được đại biểu xoáy sâu nhất tại phiên thảo luận chiều 30/19 về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục, với các đề xuất hậu kiểm việc mở trường, nâng cao chất lượng đào tạo, quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm quản lý ngành... 

Chế tài cho người đề xuất lập trường

Mô tả ảnh.
ĐBQH cho rằng cần có cơ chế hậu kiểm chất lượng giáo dục đại học. Ảnh: VNN

Nhắc lại kỳ thi tuyển sinh đại học vừa qua, đại biểu Ngô Thị Doãn Thanh (Hà Nội) không khỏi ngậm ngùi trước thực tế có nhiều trường đại học không đủ chỉ tiêu tuyển sinh đã hạ điểm chuẩn xuống đến mức 7 điểm/3 môn, thậm chí có thí sinh thi chỉ đạt 10 điểm/3 môn nhưng có tới 5 trường gọi học.

Từ thực trạng này, bà Thanh đặt vấn đề về "chuẩn đầu vào cũng như chuẩn đầu ra" đã không được xác định như một điều kiện thành lập trường đại học, tạo ra độ vênh, ảnh hưởng tới chất lượng nhân lực cung ứng cho xã hội.

Yêu cầu dự thảo luật phải quy định rõ về điều kiện thành lập trường đại học, bà Thanh cũng cho rằng việc tách quy trình thành lập trường thành hai bước sẽ buộc cơ quan quản lý Nhà nước phải thẩm định chặt chẽ hơn. Đó là thẩm định trước khi quyết định thành lập và trước khi quyết định cho phép hoạt động.

"Tuy nhiên, điều này trong dự thảo còn quy định chung chung, đơn giản, thiếu chặt chẽ, dễ dẫn đến tình trạng nhiêu trường thành lập nhưng thực tế không đủ điều kiện hoạt động", bà Thanh băn khoăn.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Nai Phạm Thị Hải cũng cho rằng trong quy định thành lập trường đại học hiện nay không phân chia rõ ràng trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan dù Bộ GD-ĐT là đơn vị chủ trì phối hợp các bộ, ngành địa phương thẩm định thành lập trường, sau đó trình Thủ tướng xem xét quyết định.

Đặt câu hỏi "nếu xảy ra sai sót, ai sẽ là người chịu trách nhiệm?", bà Hải cho rằng cần quy định chế tài và các cá nhân có trách nhiệm trong việc thẩm định hoặc đề xuất thành lập, cấp phép thành lập trường đại học. Trái lại, cơ quan được giao thẩm quyền sẽ tăng cường công tác hậu kiểm, hạn chế tình trạng lập dự án rất quy mô, nhưng khi hoạt động thì trường rơi vào tình trạng "đầu voi đuôi chuột".

Lập cơ chế hậu kiểm

Giám đốc Đại học Huế Nguyễn Văn Toàn cũng cho rằng dự thảo chưa phân định rõ giữa "quyết định thành lập trường và quyết định cho phép hoạt động", theo đó quy định thẩm quyền quyết định thành lập trường thuộc Thủ tướng và trao quyền cho Bộ trưởng GD-ĐT cấp phép hoạt động.

Đồng tình với dự thảo song ông Toàn nói nên quy định rõ việc Thủ tướng quyết định thành lập trường căn cứ vào mạng lưới cơ sở giáo dục, dự án khả thi thành lập trường và kết quả thẩm định của liên bộ do Bộ GD-ĐT chủ trì.

Trong khi đó, giảng viên Đại học Tiền Giang Võ Thị Thúy Loan lại nghĩ thẩm quyền quyết định thành lập trường đại học không nhất thiết phải giao cho Thủ tướng. Nếu trao quyền cho Bộ trưởng GD-ĐT, Bộ trưởng quyết định phải căn cứ vào điều kiện hay thủ tục thành lập nghiêm ngặt của văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng ký ban hành.

Bà Loan lưu ý cơ chế hậu kiểm chất lượng sau thành lập đại học được thực hiện bởi nhiều bộ ngành, chính quyền địa phương.  Đại biểu Huỳnh Thành Đạt (TP.HCM) cũng nhận định vị thế của một trường đại học do chất lượng đào tạo quyết định, chứ không phải bởi ai là người thành lập.

"Quan trọng nhất là quy trình, quy định về thành lập trường phải được thực hiện nghiêm túc, cương quyết đình chỉ hoạt động, sáp nhập, giải thể đối với các trường thành lập không thực hiện đúng cam kết", ông Đạt khẳng định.

Phát biểu cuối phiên thảo luận, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân nhận định thời gian qua Bộ chưa tham mưu cho Chính phủ phân cấp kiểm tra thực hiện quy chế của đào tạo, trong đó có quy chế tuyển sinh cho các trường. Trong khi đó, mỗi trường đại học có hàng trăm giảng viên, hàng ngàn sinh viên nhưng lực lượng đông đảo này chưa tham gia vào hoạt động giám sát.

"Nếu khắc phục được những việc này thì không cần đi chi tiết vào luật", ông nói.

  • Xuân Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,