221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1228833
Đà Nẵng sẽ thi tuyển giám đốc sở?
1
Article
null
Đà Nẵng sẽ thi tuyển giám đốc sở?
,

- Từ những thành công qua 2 năm thí điểm thi tuyển vào các chức danh lãnh đạo, Sở Nội vụ Đà Nẵng đề xuất xem xét mở rộng thi tuyển giám đốc và phó giám đốc sở.

 

"Khi dự thi, không mấy ai quan trọng chuyện chức quyền mà vì trách nhiệm chung với sự nghiệp giáo dục. Nhưng nếu có chính sách đãi ngộ thích đáng thì sẽ động viên cán bộ, giáo viên mạnh dạn gánh vác trọng trách", tân Phó GĐ Sở GD-ĐT Đà Nẵng Lê Trung Chinh nhớ lại ngày đi thi tuyển làm hiệu trưởng.

Công khai

Mô tả ảnh.

Thầy Lê Trung Chính trở thành Hiệu trưởng trường THPT Thái Phiên cách đây 2 năm qua thi tuyển.

Sau 8 năm làm Phó Hiệu trưởng trường THPT Ông Ích Khiêm, thầy Lê Trung Chinh là một trong những người đầu tiên trúng tuyển tại kỳ thi tuyển hiệu trưởng, hiệu phó của ngành giáo dục Đà Nẵng và trở thành Hiệu trưởng trường THPT Thái Phiên cách đây 2 năm.

 

Giữa tháng 7 vừa qua, ông đã được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng kiêm hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, cái nôi đào tạo nhân tài cho TP bên sông Hàn, dù bản thân vẫn đang là thành viên Câu lạc bộ Cán bộ trẻ TP Đà Nẵng.

Thầy Chinh kể: "Khi quyết định nộp hồ sơ, tôi xác định nếu trúng tuyển thì đó là một trọng trách lớn, nặng nề và phức tạp hơn công việc mình đang làm. Nhưng tôi tin vào khả năng của mình và mong muốn được khẳng định năng lực bản thân".

Từ cuộc thi đầu tiên diễn ra hồi tháng 1/2007, ngành GD-ĐT Đà Nẵng đã liên tục tổ chức nhiều cuộc thi khác, không chỉ tuyển chọn hiệu phó mà cả hiệu trưởng, không chỉ với trường THPT bình thường mà cả trường THPT chuyên, không chỉ tuyển hiệu trưởng, hiệu phó cho từng trường mà còn tổ chức thi tuyển cùng lúc 5 phó hiệu trưởng cho 5 trường.

Ngoài điểm lý thuyết như kiến thức về Luật Giáo dục, các quy định của ngành… thì việc chấm điểm đối với người dự thi chủ yếu tập trung vào năng lực quản lý. Công việc của một phó hiệu trưởng thì ở trường nào cũng cơ bản giống nhau, đề án dự thi thể hiện phương pháp quản lý chung chứ không phải đi vào giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó. Vấn đề là cách thức tiếp cận công việc, năng lực quản lý thể hiện qua thi tuyển”, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ (Sở GD-ĐT Đà Nẵng) Đặng Thanh giải thích.

Ông Thanh cho biết thêm, các cuộc thi gần đây đã có nhiều cải tiến. Tuổi đời của người dự thi được hạ thấp, từ 30 - dưới 45 tuổi đối với nữ và từ 30 - dưới 50 tuổi với nam (trước đây là dưới 50 đối với nữ và dưới 55 tuổi với nam) nhằm trẻ hoá đội ngũ lãnh đạo các trường.

Đối tượng dự tuyển được mở rộng cho cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế hoặc hợp đồng lao động đang công tác tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trong và ngoài TP; cán bộ, viên chức, giáo viên giữ chức vụ từ phó trưởng phòng trở lên...

Đề án từng cuộc thi đều được Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND TP phê chuẩn, sau đó công bố công khai. Đến chứng kiến cuộc thi, ngoài sự cổ vũ của cán bộ, giáo viên nơi người dự thi đang công tác còn có sự “thẩm định” của cán bộ, giáo viên ở nơi mà người dự thi muốn hướng đến. Điểm được chấm và công bố tại chỗ. Do vậy, kết quả thi tuyển nhận được sự đồng thuận cao của người dự thi, đặc biệt là của cán bộ, giáo viên nơi sẽ có lãnh đạo mới được bổ nhiệm thông qua cuộc thi”, ông Đặng Thanh kể.

Đây là bước khởi đầu cho việc áp dụng mô hình lựa chọn người có đức, có tài, có năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành với trình độ chuyên môn cao vào vị trí lãnh đạo chủ chốt thông qua hình thức thi tuyển. Từ đó tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên nói chung, đặc biệt là giáo viên trẻ có cơ hội thăng tiến.

Số dư lớn để cạnh tranh

Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng Đặng Công Ngữ cho hay, đang xúc tiến việc chuẩn bị tổng kết 2 năm thực hiện thí điểm chủ trương thi tuyển vào các chức danh lãnh đạo trên địa bàn TP. Trong đó sẽ xem xét, đề nghị lãnh đạo TP thông qua chủ trương thi tuyển ở cấp cao hơn, như phó giám đốc sở và tương đương, thậm chí là cấp trưởng.

Theo ông Ngữ, qua gần 2 năm thực hiện chủ trương này, ở Đà Nẵng đã có khoảng 30 vị trí chức danh được chọn thông qua thi tuyển công khai, gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường từ tiểu học đến THPT; trưởng, phó phòng các sở, quận, huyện. Bình quân mỗi chức danh có hơn 4 người cạnh tranh. Có trường hợp 15 người cạnh tranh một chức danh phó hiệu trưởng ở quận Thanh Khê.

“Trong nhiều mô hình sáng tạo mà Đà Nẵng đang áp dụng trong công tác cải cách hành chính thì việc tổ chức thi tuyển vào chức danh lãnh đạo đã có tác động đến thể chế. Đây là cách làm hoàn toàn mới, mang tính đột phá, khác với phương pháp truyền thống là đề bạt, bổ nhiệm từ xét chọn và đề xuất của cơ quan, tổ chức để cơ quan có thẩm quyền quyết định”, ông Ngữ nói.

Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở Nội vụ, cách làm hiện nay vẫn gặp không ít trở ngại vì chưa được chế định trong công tác quản lý cán bộ, tính khoa học trong việc lựa chọn chưa được nghiên cứu và xác lập, hội đồng giám khảo chưa đủ cơ sở và những yếu tố cần thiết để tìm được người thực sự có tài năng.

Từ thực tế của mình, thầy Lê Trung Chinh cho biết: “Tôi thấy TP cũng có những chế độ đãi ngộ, nhưng thường thì những đãi ngộ đó ông hiệu trưởng… có rồi. Ví dụ hồi tôi thi, nếu có nhu cầu về nhà ở (chung cư), vợ chưa có công việc… thì sẽ được tạo điều kiện đáp ứng. Nhưng quả thực những cái đó thì người đi thi cũng đã cơ bản có rồi nên không cần đến”.

Ông khẳng định, khi dự thi, không mấy ai quan trọng chuyện chức quyền mà vì trách nhiệm chung đối với ngành, với sự nghiệp giáo dục. Nhưng nếu có đãi ngộ thích đáng thì sẽ động viên cán bộ, giáo viên mạnh dạn gánh vác trọng trách.

Mặt khác, ông cũng cho rằng, hiện TP Đà Nẵng mới chú trọng đầu vào thi tuyển lãnh đạo. Cần quy định nếu người trúng tuyển khi được bổ nhiệm không thực hiện được như mục tiêu nêu trong đề án, không hoàn thành nhiệm vụ thì phải thay ngay, nhường chỗ cho người có năng lực thực sự. "Đợi hết thời hạn bổ nhiệm 5 năm mới thay người là quá lâu".

  • Hải Châu
     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,