221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1182962
ADB: Việt Nam phải kiểm soát được thâm hụt ngân sách
1
Article
null
ADB: Việt Nam phải kiểm soát được thâm hụt ngân sách
,

 - Việt Nam có thể tăng trưởng 4,5% năm nay và hồi phục ở mức 6,5% trong năm 2010, nhưng thách thức trong ngắn hạn và trung hạn là phải kiểm soát được thâm hụt ngân sách - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đánh giá trong báo cáo Triển vọng phát triển châu Á được công bố hôm nay (31/3).

Giám đốc ADB tại Việt Nam Ayumi Konishi: Việt Nam có thể tăng trưởng 4,5% năm nay. Ảnh: CN 

Giám đốc ADB tại Việt Nam Ayumi Konishi cho rằng trong ngắn hạn, Việt Nam phải hạn chế sự tăng trưởng chậm chạp trong khi vẫn kiểm soát được thâm hụt tài khóa và thâm hụt tài khoản vãng lai. Chính phủ cũng cần đẩy mạnh các cải cách kinh tế và mở cửa hơn nữa nền kinh tế theo các cam kết với WTO.

Tuy nhiên, về trung hạn, thách thức của Việt Nam là "thúc đẩy tăng trưởng mà không làm tăng lạm phát hoặc làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai”.

ADB dự báo tăng trưởng GDP năm 2009 của Việt Nam có thể đạt 4,5% và sẽ phục hồi với mức 6,5% trong năm tới. Đánh giá này được cho là khá lạc quan so với dự báo tăng trưởng trung bình ở châu Á chỉ là 3,4% năm nay.

Hôm qua, trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết có thể phải trình Quốc hội điều chỉnh lại chỉ tiêu tăng trưởng xuống còn 5%.

Gánh nặng nợ công

Thâm hụt ngân sách của Việt Nam được ADB dự đoán sẽ tăng lên 9,8% GDP, phần lớn do giảm nguồn thu từ dầu mỏ, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế chậm lại và các biện pháp kích thích tài chính. Năm 2010, mức thâm hụt dự kiến giảm còn 5,3%.

Do thâm hụt ngân sách lớn, nợ công và nợ có đảm bảo của nhà nước sẽ tăng đến 45,8% GDP năm nay, cao hơn gần 6% so với năm ngoái. Thâm hụt tài khoản vãng lai có thể ở mức 11,5% GDP.

Dòng vốn FDI và đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ gia tăng trở lại do điều kiện tài chính toàn cầu và niềm tin của các nhà đầu tư được cải thiện. Cán cân thanh toán tổng thể sẽ quay trở lại mức thặng dư. 

Các DNNN cần được buộc vào những qui định quản lý ngân sách chặt chẽ. Hoạt động tài chính của họ phải được kiểm soát thích đáng, nhằm hạn chế những khoản nợ phát sinh thêm của Chính phủ. 

                        Báo cáo của ADB

Báo cáo cũng cho rằng trong ngắn hạn, Chính phủ có thể thúc đẩy mức tăng trưởng đang trùng xuống thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô mở rộng. Tuy nhiên, chính sách tài khóa mở rộng nhiều khả năng sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách và gánh nặng nợ công.

Do đó, điều quan trọng là Chính phủ phải duy trì sự cân bằng giữa thúc đẩy tăng trưởng với việc giữ thâm hụt ngân sách ở mức kiểm soát được.

Để đạt được sự cân bằng này, Chính phủ phải đặc biệt cẩn trọng khi áp dụng những biện pháp kích thích tài chính bổ sung, tránh chi tiêu vào những dự án đầu tư nhà nước có hiệu suất thu hồi thấp.

Tái cơ cấu DNNN

Lời khuyên mà ADB đưa ra là Việt Nam phải loại bỏ những trở ngại về cơ sở hạ tầng, cải thiện khuôn khổ luật pháp và qui định đối với sự phát triển của khu vực tư nhân, củng cố quản lý nhà nước và tăng nguồn cung lao động có kỹ năng. 

Đặc biệt, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước là điều mà ADB đánh giá là "vô cùng quan trọng" bởi chúng sử dụng một phần đáng kể các nguồn lực nhưng chưa thực sự có hiệu quả.

Thậm chí, ADB khuyến cáo, nếu các điều kiện thị trường hiện tại chưa thích hợp cho việc tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ vẫn cần tiến hành tái cơ cấu những doanh nghiệp này. Khi các điều kiện thị trường thuận lợi được khôi phục, phải tiếp tục cổ phần hóa.

Báo cáo của ADB cũng khuyến nghị Chính phủ Việt Nam cần ưu tiên hỗ trợ cho người nghèo, người thất nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như các ngành sản xuất có định hướng xuất khẩu.

Theo ADB, Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài, mặc dù dòng vốn này được dự đoán sẽ giảm trong năm nay. Dự kiến, nó sẽ phục hồi trong năm 2010 và tiếp tục tăng trong trung hạn.

  • Cao Nhật

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>