221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1126143
11/33 câu chất vấn gửi Thủ tướng liên quan đến lúa gạo
1
Article
null
11/33 câu chất vấn gửi Thủ tướng liên quan đến lúa gạo
,

 - Trả lời VietNamNet tại họp báo chiều 7/11 nhân kết thúc Hội nghị Cấp cao CLMV 4 và ACMECS 3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Chính phủ đã điều hành đúng công tác xuất khẩu gạo thời gian qua và không có việc ngừng xuất khẩu gạo.

Thủ tướng cho biết đến tối 6/11, xuất khẩu gạo đã đạt 4,39  triệu tấn, tính trung bình trong 10 tháng đã xuất khẩu 400 ngàn tấn/tháng. Nếu tính trọng tải tàu chở hàng 10 ngàn tấn thì mỗi tháng có 40 tàu xuất hàng và thực tế từ đầu năm đến nay, "luôn có tàu chờ ở cảng để xuất hàng đi". 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việc tạm ngừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo hồi tháng 3 vừa qua nhằm đảm bảo an ninh lương thực, kiềm chế lạm phát cũng như tính toán sản xuất giao hàng đủ theo hợp đồng đã ký trước. Ảnh: XL 

"Tôi muốn nói rõ không hề có chỉ thị dừng xuất khẩu gạo. Chúng ta cần bán và cũng đã bán được. Dự kiến còn tháng 11 và 12 này, chúng ta xuất khẩu 1 triệu tấn nữa. Bây giờ có trong kho 900 ngàn tấn rồi. Như vậy, năm nay Việt Nam sẽ xuất khẩu 5 triệu tấn gạo, nhiều hơn năm ngoái 1 triệu tấn", Thủ tướng cho biết. 

Giải thích chủ trương ngừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới hồi tháng 3 vừa qua, tức đúng thời điểm giá gạo đang ở mức cao, Thủ tướng khẳng định: Chủ trương này đã được tính toán, cân đối lợi ích chung của quốc gia, của nông dân, nhằm đảm bảo an ninh lương thực, nhất là trong bối cảnh lạm phát cao.

Thực tiễn vụ mùa lúa thời điểm đó cho thấy nếu ký tiếp hợp đồng sẽ phải lấy hàng dự trữ, tức gạo để ăn, dự trữ đem xuất khẩu sẽ đẩy giá gạo trong nước lên cao, kéo theo các mặt hàng khác cùng tăng giá, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Thủ tướng giải thích rõ: Tính đến thời điểm tháng 3, sau khi nghe các tỉnh, Bộ Nông nghiệp, Bộ Công thương, Hiệp hội lương thực báo cáo về tình hình sản xuất lúa gạo, Chính phủ thấy rằng sản lượng vụ mùa cộng với vụ đông xuân sau khi cân đối để lại ăn, chăn nuôi, làm giống thì khả năng chỉ có thể xuất khẩu được 2,3 triệu đến 2,4 triệu tấn.

Trong khi hợp đồng xuất khẩu các doanh nghiệp ký lại gần 2.5 triệu tấn. Cùng thời điểm đó, gạo xuống tàu xuất khẩu mới chỉ đi được 800 ngàn tấn và như vậy còn lại 1,6 triệu tấn chưa có hàng để giao.

Cũng ở thời điểm lúc đó, lúa chiêm xuân phía Bắc bị thiệt hại. Thủ tướng cho hay: "Lúc đó chưa có gạo để giao cho người ta 1,6 triệu tấn trong khi giá lên, nhiều người muốn ký bán tiếp thì đứng về trách nhiệm của Chính phủ nên cho bán không? Bán tiếp thì lấy đâu ra bán? Nếu lấy phần cân đối để ăn, chăn nuôi, làm giống ra bán thì lại thiếu cái ăn, mà thiếu cái ăn thì giá lên, sẽ kéo theo giá mặt hàng khác tăng vì lương thực, thực phẩm chiếm cơ cấu tỷ trọng 42,84%".

"Đến hôm nay, chúng tôi khẳng định điều hành đó là đúng. Đúng là vì đạt yêu cầu: Một là, trong tình hình phức tạp chúng ta đã bảo đảm an ninh lương thực, tất cả những vùng thiên tai, dịch bệnh đã cấp gạo không thu tiền. Thứ hai là đảm bảo giá tiêu thụ lúa cho nông dân hợp lý. Thứ ba là đảm bảo tình hình chung", người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.

Về việc để xảy ra những bức xúc trong nhân dân, Thủ tướng nói : "Việc này tôi rất trách chủ tịch tỉnh. Tôi đã họp với chủ tịch tỉnh mấy lần, thảo luận và nhất trí rất cao là vì trách nhiệm chung với đất nước thì nên như thế. Kỳ này tôi nhận được 33 câu chất vấn của ĐBQH thì hết 11 câu về việc này. Tôi từng là người làm nông nghiệp, làm ruộng, làm lúa ở ĐBSCL, tôi thương nông dân lắm nhưng tôi phải đứng trên góc độ của cả nước mà tính toán, trong đó có cả vì người trồng lúa ở ĐBSCL".

"Cần phải xử lý vấn đề trên lợi ích tổng thể, chứ không nên chỉ trước mắt, cục bộ", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời VietNamNet.

  • Xuân Linh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,