221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1125963
Quốc hội sẽ đổi cách chất vấn theo nhóm vấn đề
1
Article
null
Quốc hội sẽ đổi cách chất vấn theo nhóm vấn đề
,

 - "Quốc hội sẽ chọn bốn nhóm vấn đề nổi cộm nhất đưa ra chất vấn các thành viên Chính phủ. Nhiều bộ trưởng, và có thể cả Thủ tướng cũng sẽ tham gia trả lời cho từng vấn đề", Phó chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên cho biết.

Rà soát lại lời hứa Bộ trưởng

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên. Ảnh: VNN
Hoạt động chất vấn lần này sẽ có những cải tiến nào so với các kỳ họp trước, thưa ông?

- Không phải chất vấn từng bộ trưởng mà chất vấn theo nhóm vấn đề. Trong cùng một nhóm vấn đề sẽ có nhiều Bộ trưởng cùng tham gia trả lời và người điều hành sẽ phải phân trách nhiệm trả lời cho từng người cụ thể.

Thứ nữa, Bộ trưởng nào đăng đàn, thuộc mảng của mình nhưng không đọc báo cáo. Bộ trưởng sẽ phải nói lần trước hoặc lần gần đây nhất, trước đó anh phát biểu với tính chất một lời hứa về việc này việc kia thì anh đã làm được việc gì, việc gì chưa làm được, việc gì đã làm nhưng làm chưa hết, sắp tới phải làm gì?

Quốc hội dự kiến sẽ chọn những nhóm vấn đề gì? Tập trung vào các lĩnh vực nào?

- Đến thời điểm này, 21 thành viên Chính phủ và Thủ tướng đã nhận được câu trả lời chất vấn.  Nhóm có nhiều câu hỏi chất vấn nhất trong đó có Bộ trưởng TN-MT, Bộ trưởng Công thương, Bộ trưởng NN&TTNT.

Tuy nhiên, với quỹ thời gian 2,5 ngày, dự kiến sẽ chọn khoảng 4 nhóm vấn đề nổi cộm nhất. Mỗi nhóm vấn đề sẽ liên quan đến nhiều bộ, ngành. Thủ tướng vừa phải báo cáo thêm vừa phải trả lời chất vấn theo quy định của pháp luật và ý kiến của các ĐB.

Trước hết tập trung vào nhóm thực hiện các chính sách tài chính, tiền tệ để đối phó với tình hình tài chính thế giới khủng hoảng nghiêm trọng. Nhóm thứ 2 là vấn đề tháo gỡ khó khăn cho sản xuất. Nếu sản xuất tụt xuống sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu khác, trong đó có mục tiêu ổn định vĩ mô và an sinh xã hội.

Thứ 3 là liên quan đến việc bảo đảm an sinh xã hội. Nhóm thứ 4 xoay quanh vấn đề thực thi quy định của pháp luật về mặt tư pháp, từ việc xử lý vi phạm pháp luật, lãng phí, tham nhũng…

Có thể thêm một nhóm vấn đề khác do Thủ tướng Chính phủ báo cáo và trả lời xoay quanh việc chỉ đạo, điều hành chung, thực hiện cải cách nền hành chính.

Chẳng hạn về thực hiện chính sách tài chính thắt chặt thì cả Bộ trưởng Tài chính, có thống đốc ngân hàng nhà nước cùng trả lời. Hay vấn đề tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ngoài 2 bộ trên, còn có cả Bộ Công thương rồi một số bộ, ngành khác.

Vấn đề an sinh xã hội vừa liên quan đến Bộ công thương (về biện pháp tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất kinh doanh), Bộ LĐTB-XH, Tổng liên đoàn lao động VN, Bộ tài chính (chính sách về thuế khoá, về giá), Ngân hàng nhà nước (phụ trách về vốn).

Đi trực diện vào vấn đề được chất vấn

Chất vấn theo nhóm vấn đề sẽ mang lại hiệu quả gì?

- Nó sẽ sôi động, thiết thực, tập trung hơn và giải quyết vấn đề một cách thấu đáo hơn.  Người trả lời sẽ đi vào trực diện những vấn đề được chất vấn.

Cùng với cải tiến về cách thức chất vấn, liệu lần này QH có ra Nghị quyết để giám sát lời hứa của Bộ trưởng?

- Nhiều đại biểu QH muốn sau chất vấn sẽ có một Nghị quyết. Việc này sẽ trên cơ sở thực tiễn diễn ra trong phiên chất vấn sắp tới và xin ý kiến các đại biểu QH thì lúc đó QH sẽ quyết định.

Như trước đó, giám sát tối cao về vấn đề đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước thì như tôi đã nói, những yếu kém, tồn tại và những giải pháp Chính phủ nêu ra trong báo cáo trình QH thì cũng chính là lời hứa của Chính phủ trước QH. Đó là điều quan trọng mà không cần nhắc lại nữa.

Vậy khi các nhóm vấn đề đặt ra cho Bộ trưởng nhưng không thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng mà thuộc thẩm quyền của Thủ tướng thì Thủ tướng có sẵn sàng trả lời luôn trong phiên chất vấn hay không?

- Lúc đó thì tuỳ khẩu khí của Bộ trưởng. Một là Bộ trưởng nói phần này trả lời trực tiếp ngay, phần này thì xin QH để Thủ tướng trực tiếp báo cáo và trả lời. Còn nếu có Bộ trưởng nào trả lời được hết những vấn đề mà không cần Thủ tướng phải báo cáo, trả lời thêm thì thôi. Việc này tùy vào khẩu khí và khả năng nắm bắt công việc của từng Bộ trưởng.

Ông có e ngại khi nhiều Bộ trưởng cùng tham gia trả lời chất vấn sẽ dẫn đến hiện tượng đá bóng trách nhiệm và khi đó vấn đề sẽ không được giải quyết rốt ráo hay không?

- Tất nhiên, khi Bộ trưởng nào đó không nhận thức đúng trách nhiệm của mình, lại đẩy trách nhiệm sang cho Bộ trưởng khác thì chắc chắn vị Bộ trưởng kia cũng sẽ không đồng ý và các đại biểu QH đương nhiên cũng sẽ không đồng tình.

ĐB Nguyễn Thị Bạch Mai (Tây Ninh): "Nổi cộm nhất là môi trường

Theo tôi lúc này đang nổi cộm nhất là về các vi phạm ô nhiễm môi trường.

Riêng tôi đã gửi câu hỏi quanh chuyện thuốc giả, thực phẩm giả lan tràn trên thị trường, xử lý vấn đề Melamine, nước thải  y tế.

Vừa rồi nổi cộm vụ việc Vedan nhưng còn chuyện nước thải y tế mà hầu như lâu nay các cơ sở y tế, do thiếu nguồn lực kinh phí, thủ tục phiền hà nên đã bỏ qua. Nó là mầm mống của rất nhiều căn bệnh, gây tác hại lớn.

Các kỳ họp trước, sau khi chất vấn, tôi đều chú ý việc thực hiện lời hứa của Bộ trưởng.

Như vừa rồi ở Ủy ban thường vụ tôi đã chất vấn bộ trưởng Bộ GTVT về chất lượng mũ bảo hiểm và an toàn giao thông. Tôi thấy đã phối hợp với Bộ Công thương để xử lý vấn đề.

Nên ra nghị quyết để khẳng định quyền giám sát tối cao của QH. Bộ trưởng cũng sẽ bị ràng buộc và có trách nhiệm cao hơn. Vì việc bỏ phiếu tín nhiệm hầu như chưa làm được.

  • Lê Nhung


     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,