221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1125747
Sau chủ tịch xã, có thể bầu trực tiếp cấp cao hơn
1
Article
null
Sau chủ tịch xã, có thể bầu trực tiếp cấp cao hơn
,

 - "Tương lai không chỉ bầu chủ tịch xã mà còn bầu lên tới cấp cao hơn", ĐB Nguyễn Đăng Trừng (TP.HCM) phát biểu trong phiên thảo luận chiều 6/11 về Đề án thí điểm bầu chủ tịch xã và bỏ HĐND quận, huyện, phường.

Bầu cấp cao hơn dễ hơn

Tiếp tục tranh luận ngoài Hội trường. Ảnh: LAD
Trình độ học vấn, quyền hạn của chủ tịch xã và quan hệ của ông ta với bộ máy chính quyền... là những vấn đề được nhiều ĐBQH mổ xẻ và tranh luận.

"Ông chủ tịch do chính dân bỏ phiếu thì có sức mạnh ghê gớm. Đã được dân tín nhiệm là ông ta sẽ có tiền đề để làm tốt công việc của cơ sở", ông Nguyễn Đăng Trừng nói.

ĐB Trừng cho rằng, hiển nhiên chủ tịch phải được trao quyền chọn cấp phó, thiết lập bộ máy để tiện cho chỉ đạo công việc chung.  Thảo luận tại tổ trước đó, ông Nguyễn Đăng Trừng từng đề xuất "liên danh tranh cử", theo đó, ai không được bầu làm chủ tịch sẽ ngồi vào ghế phó chủ tịch.

Chia sẻ với ông Trừng, ĐB Nguyễn Thị Thu Hà (Gia Lai) bổ sung: "Được chọn phó thì vị chủ tịch xã sẽ phải chịu trách nhiệm về năng lực làm việc của anh cấp phó".

Lấy dẫn chứng nạn buôn lậu qua biên giới, phá rừng... diễn ra hàng ngày do cán bộ cơ sở còn nể nang và dễ dãi với những người trong làng, trong họ, ĐB Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) cho rằng cần tạo hành lang pháp lý để chủ tịch xã phải xử lý rốt ráo những vấn đề của địa phương. Anh ta sẽ không thể dựa trên lợi ích cá nhân của xã mình để "cát cứ".

Chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Phương Thảo lo ngại: "Phát huy dân chủ phải bắt đầu từ cải cách cả đội ngũ cán bộ, công chức phục vụ dân chứ không chỉ mỗi việc bầu chủ tịch".

Theo bà Thảo, bầu chủ tịch ở cấp cao có khi còn dễ làm hơn bầu chủ tịch xã.

20 năm chưa thiết kế được mô hình bộ máy Nhà nước?

ĐBQH đề nghị Chính phủ giải trình thuyết phục hơn. Ảnh: LAD
Tán thành chủ trương song đa số ĐB đều lo ngại việc thí điểm sẽ gây bất ổn do Ban soạn thảo đề án chưa đưa ra được lộ trình và căn cứ pháp lý.

"Nhiều người trong Ban soạn thảo chia sẻ là đã trăn trở vấn đề này 20 năm rồi. Nhưng tại sao nó lại không được giải trình một cách thuyết phục? Tại sao chỉ có Bộ Nội vụ tham gia soạn thảo mà không lấy ý kiến phản biện?", ông Dương Trung Quốc góp ý.

Theo ông Quốc, nếu lý do đủ thuyết phục thì không cần thí điểm nữa mà cứ thế sửa Hiến pháp để làm luôn.

"Người dân xã bên cạnh sẽ thắc mắc sao xã kia được bầu chủ tịch, họ lại không được bầu. Như vậy là chúng ta đã tước đoạt một quyền cơ bản của người dân. Thế là không công bằng", ông Quốc cho hay.

Nhà sử học Dương Trung Quốc đề nghị lùi thời gian để chuẩn bị kỹ lưỡng hơn chứ không nên thí điểm: "Đề án dựa vào lý do lịch sử, từ năm 1946 - 1949 chúng ta cũng không có tổ chức HĐND, là vì Hiếp pháp 1946 chưa kịp ban hành thì đất nước đã có chiến tranh. Đây không thể là luận cứ để bảo có thể bỏ HĐND cấp quận, huyện. Không thể bao biện như vậy được".

Lập luận của ông được nhiều ĐB chia sẻ: "20 năm mà chúng ta còn không thiết kế được mô hình bộ máy nhà nước thì 2 năm thí điểm liệu sẽ làm được gì?".

ĐB Nguyễn Đình Xuân cũng băn khoăn, nếu chỉ giải thích cần bỏ HĐND vì nó hình thức, tại sao không sửa tính hình thức của nó để bộ máy hoạt động thực chất hơn?

Nhiều ĐBQH cho rằng quy mô thí điểm quá rộng trong khi chưa làm rõ được mô hình tổ chức nhà nước trong tương lai. Nói là "lồng ghép tổ chức chính quyền đô thị, nông thôn" nhưng bản thân đề án lại chưa làm rõ sự khác biệt giữa hai mô hình này.

Do còn nhiều quan điểm khác nhau, nên Quốc hội sẽ tiếp tục tranh luận về Đề án thí điểm này trong phiên làm việc sáng 7/11. Dự kiến, Nghị quyết về việc thí điểm sẽ được QH thông qua trước phiên bế mạc.

  • Lê Nhung
     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>