221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1076544
Luật Bồi thường Nhà nước sẽ khiến công chức không làm bừa
1
Article
null
Luật Bồi thường Nhà nước sẽ khiến công chức không làm bừa
,

 - Tại hội thảo lấy ý kiến dự thảo Luật Bồi thường Nhà nước do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN cùng Bộ Tư pháp tổ chức sáng 17/6, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế (Bộ Tư pháp) Dương Đăng Huệ nói, khi được ban hành, luật này sẽ giúp khôi phục lợi ích người dân và giám sát công chức.

Thiệt hại sẽ được cơ quan đứng ra giải quyết 

Mô tả ảnh.

Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế (Bộ Tư pháp) Dương Đăng Huệ. Ảnh: NL

"Lần đầu tiên có một dự luật khẳng định rõ việc khi công chức làm sai thì Nhà nước phải đứng ra bồi thường. Nhà nước không bồi thường lung tung. Việc ban hành luật sẽ đạt hai mục tiêu khôi phục lợi ích người dân và giám sát công chức", ông Huệ nói. 

Ông cho biết, vừa qua, có chủ doanh nghiệp ở Đồng Nai đòi Nhà nước bồi thường thiệt hại lên tới gần 500 triệu đồng vì khi thống kê tài sản, chủ doanh nghiệp này đòi Nhà nước bồi thường từ "thượng vàng hạ cám".

Sau nhiều lần chỉnh sửa, góp ý, Ban soạn thảo đã "chốt" các lĩnh vực mà Nhà nước phải bồi thường bao gồm: hoạt động quản lý hành chính nhà nước, hoạt động thi hành án (dân sự, hình sự) và tố tụng hình sự.

Như vậy, các thiệt hại được gây ra bởi công chức trong hoạt động xây dựng pháp luật và tố tụng sẽ chưa được bồi thường theo luật này.

Cơ quan trực tiếp quản lý công chức gây ra thiệt hại sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm đứng ra giải quyết thiệt hại. Tuy nhiên, theo ông Huệ, Luật Bồi thường Nhà nước sẽ khiến công chức không làm bừa.

Tổn thất về tinh thần cũng được bồi thường

Ngoài ra, dự thảo luật cũng có điều khoản riêng về bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần. Cụ thể, trong thời gian bị giam giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, mỗi ngày bị xâm phạm quyền tự do thân thể được bồi thường ba ngày lương.

Để khắc phục tình trạng đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, dự thảo cũng quy định chi tiết các hành vi mà Nhà nước phải bồi thường trong từng lĩnh vực cụ thể nêu trên. 

Theo ông Huệ, những quy định về bồi thường Nhà nước đã có từ lâu, tuy nhiên nằm phân tán ở nhiều văn bản khác nhau, không có hệ thống và do đó hiệu lực thực thi thấp. Bên cạnh đó, thủ tục giải quyết bồi thường chưa có quy định thống nhất và hạn chế quyền của bên bị thiệt hại.

Các loại thiệt hại được Nhà nước bồi thường được quy định còn chung chung, chưa cụ thể nên khó áp dụng. Các quy định trước đây chỉ quy định bồi thường thiệt hại về tinh thần, vật chất nhưng còn những thiệt hại khác như phục hồi vị trí công tác, chế độ hưu trí đối với cá nhân thì chưa rõ.

Các văn bản trước đây cũng chưa tính đến những thiệt hại mà doanh nghiệp phải gánh chịu trong trường hợp chủ doanh nghiệp bị bắt, tạm giam, tạm giữ hay chấp hành hình phạt tù nên đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Ban soạn thảo hy vọng Luật Bồi thường Nhà nước khi thực thi sẽ khắc phục những hạn chế trên, để bảo vệ quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức với thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra.

Dự án luật này sẽ được trình Quốc hội vào năm 2009.

  • Lê Nhung



     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,