221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1003740
Từ PCI nhìn về chỉ số môi trường kinh doanh quốc gia
1
Article
null
Từ PCI nhìn về chỉ số môi trường kinh doanh quốc gia
,

(VietNamNet) - Khoảng cách của một điểm PCI là hàng triệu đồng lợi nhuận cho DN, là con số gia tăng về DN và GDP/người. Khoảng cách của một điểm trong chỉ số môi trường kinh doanh quốc gia là sức hấp dẫn của nền kinh tế trong mắt nhà đầu tư, là những dự án và quyết định đầu tư... Từ câu chuyện PCI, và chỉ số môi trường kinh doanh cho thấy, chính quyền hoàn toàn có thể tạo nên đột phá từ chính sách quản lý để phát triển, kể cả địa phương và trung ương. Điều quan trọng là tư duy, nhận thức lãnh đạo và năng lực nhà nước.

Thực tế hiện nay tồn tại khá nhiều chỉ số về đánh giá năng lực cạnh tranh, trong đó có một chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là PCI và  2 chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia: Báo cáo về môi trường kinh doanh (Doing business report) do Ngân hàng thế giới (WB) thực hiện và chỉ số năng lực cạnh tranh của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF.

Dù tiêu chí và đối tượng đánh giá có khác nhau, nhưng việc đưa ra các chỉ số về năng lực cạnh tranh, dù ở cấp quốc gia hay cấp tỉnh quan trọng không phải là xếp hạng.

Ví dụ với PCI, như bà Phạm Chi Lan nói, trong 64 tỉnh thành, sẽ có tỉnh dẫn đầu và sẽ có tỉnh đứng thứ 64. Điều quan trọng là chỉ số tuyệt đối, phản ánh thực chất năng lực điều hành kinh tế của chính quyền trong lăng kính đánh giá của DN, và trong tương quan so sánh với các đối tác thu hút đầu tư khác.

Nhìn nhận đúng, đủ sẽ giúp chính quyền có thái độ hành xử phù hợp, điều chỉnh hành vi, cách thức quản lý và hệ thống pháp lý liên quan, cải thiện năng lực cạnh tranh của mình, đem lại hiệu quả kinh tế, và lợi ích cho DN.

Từ PCI và "diễn viên chính" Hà Tây

Năm 2005, lần đầu tiên chỉ số PCI được công bố đã gây sốc trên toàn Việt Nam. PCI được xem là sự kiện kinh tế nổi bật của một năm, dù ban đầu, bản thân việc công bố và tiếp nhận đánh giá này còn khá dè dặt. Chỉ số này đã như một hồi chuông cảnh tỉnh, buộc các tỉnh "giật mình" nhìn lại.

Trong năm đó, Hà Tây đã xếp hạng 42 trên tổng số 42 tỉnh được điều tra. Từ cú sốc ban đầu, và những phản ứng tiêu cực, nghi ngờ chỉ số, Hà Tây đã có hàng loạt động thái tích cực, chủ động, thực hiện điều chỉnh dựa trên những tiêu chí của PCI.

Theo tính toán của các chuyên gia WB, nếu tiếp tục thực hiện cải cách ở 3 lĩnh vực: thành lập DN, cấp phép và vay vốn tín dụng, xếp hạng của Việt Nam trong biểu đồ môi trường kinh doanh thế giới có thể tăng lên 30 bậc, ở mức 58.

10 ngày sau khi PCI được công bố, Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tây đã ra Nghị quyết 14 đề cập tới vị trí cuối bảng xếp hạng của mình và yêu cầu tất cả các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh kiểm điểm làm rõ những mặt hạn chế, thiếu sót trong việc lãnh đạo, hay những quy định, thủ tục hành chính không phù hợp làm xấu đi môi trường đầu tư.

Sau đó 4 ngày, để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết trên, Hà Tây đã triệu tập cuộc họp nhằm phổ biến kế hoạch tổ chức thực hiện cho các cơ quan, ban, ngành của tỉnh.

Chưa đầy hai tháng sau khi được yêu cầu rà soát các văn bản quy định, chính sách căn cứ vào tiêu chí của PCI, UBND tỉnh Hà Tây đã tổ chức gặp gỡ doanh nghiệp. Tại hội nghị, Hà Tây đã lần đầu tiên công bố bản báo cáo của UBND tỉnh về thực trạng và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ở Hà Tây và cũng như lộ trình cam kết thực hiện.

Sau đó ít lâu, Ủy ban nhân dân tỉnh đã vạch ra một chương trình hành động cụ thể, đầy tham vọng, gắn liền với các tiêu chí đánh giá PCI. Theo đó, Ủy ban tỉnh đã giao mỗi tiêu chí cho một Sở chịu trách nhiệm đầu mối chính thực hiện cải cách, phân rõ các sở, ngành cần tham gia phối hợp. Một chương trình hành động cụ thể, sự chỉ đạo quyết liệt và những hành động riết ráo của các cơ quan, đơn vị đã tạo nên bứt phá ngoạn mục cho Hà Tây.

Riêng trong cải cách thủ tục hành chính, tỉnh này chủ trương rút thời gian thực hiện xuống 1/3 so với quy định của Trung ương. Nhiệm vụ của địa phương là phải đạt cao hơn mức mà Trung ương đề ra. Thời gian theo luật định không phải là con số xơ cứng, do đó, không gian sáng tạo, chủ động của địa phương còn rất lớn. Với tâm thức ấy, tỉnh này đã có được cú lội ngược dòng ngoạn mục, với việc nâng chỉ số PCI từ rất thấp lên mức trung bình.

Hà Tây đã thành một hiện tượng điển hình, là câu chuyện thành công về PCI. Nói như ông Nguyễn Văn Tứ, Phó GĐ Sở KH-ĐT tỉnh này, Hà Tây từ chỗ là diễn viên đóng thế đã trở thành diễn viên chính, thu hút sự quan tâm của công luận trong câu chuyện PCI.

Đến chỉ số môi trường kinh doanh và năng lực nhà nước

Nếu như PCI là bức tranh về môi trường kinh doanh địa phương dưới lăng kính DN dân doanh, thì chỉ số môi trường kinh doanh do WB công bố là chỉ số theo yêu cầu. Chỉ số này đưa ra câu trả lời cho DN về các câu hỏi: tại sao lại quyết định kinh doanh? khi kinh doanh cần tuân thủ các thủ tục nào? phải tốn những chi phí nào? có gặp trở ngại gì không? có khó khăn trong việc sa thải, tuyển dụng lao đông hay không?...

Thu hút đầu tư: chỉ số đánh giá, động lực thúc đẩy

Dù với chính quyền tỉnh hay chính quyền trung ương, việc nâng cao năng lực cạnh tranh phải được thể hiện bằng con số hiệu quả kinh tế thực tế. Thu hút đầu tư chính là thước đo đánh giá hiệu quả thực sự của bất kỳ cải cách nào. Đồng thời, con số đầu tư cũng tạo nên động lực để thúc đẩy tiếp tục cải cách, tăng năng lực cạnh tranh của địa phương.

Đưa ra các chỉ số không nhằm mục đích xếp hạng mà giống như một vẽ một bức tranh, tạo một lát cắt về môi trường kinh doanh tại một khu vực, ở một thời điểm nhất định. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, không chỉ các quốc gia, khu vực, vùng lãnh thổ phải cạnh tranh lẫn nhau, và bản thân mỗi tỉnh, thành trong một quốc gia cũng phải cạnh tranh để tìm kiếm cơ hội phát triển, bứt phá cho địa phương mình.

Trong cuộc chạy đua đường trường nhằm giành thắng lợi trong cạnh tranh, các chỉ số này như một tấm bản đồ xác định vị trí của mỗi đơn vị nằm ở đâu, có những vật cản nào, những điểm thắt nút, và từ đó, có định hướng vượt qua rào cản tới đích nhanh nhất.

"Cái gì được đo lường sẽ cải thiện nhanh hơn", bà Sylvia Solf, chuyên gia phát triển khu vực tư nhân, đồng tác giả báo cáo môi trường kinh doanh 2008 nói.

Nhìn từ cách hành xử của lãnh đạo Hà Tây đối với chỉ số PCI, câu hỏi được đặt ngược lại là mỗi Chính phủ sẽ hành xử ra sao khi chỉ số về môi trường kinh doanh được công bố?

Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh phụ thuộc phần nhiều vào sự năng động của lãnh đạo tỉnh, nâng chỉ số môi trường kinh doanh quốc gia phụ thuộc vào quyết sách của Chính phủ.

Theo tính toán của các chuyên gia WB, nếu tiếp tục thực hiện cải cách ở 3 lĩnh vực: thành lập DN, cấp phép và vay vốn tín dụng, xếp hạng của Việt Nam trong biểu đồ môi trường kinh doanh thế giới có thể tăng lên 30 bậc, ở mức 58.

Tuy nhiên, như ông Trần Đình Thiên phân tích, để tạo được bước chuyển, vấn đề đặt ra là năng lực nhà nước đến đâu. Tất cả các mệnh đề đều đơn giản kèm thêm chữ "nếu". Chữ "nếu" đồng nghĩa với giả định năng lực nhà nước, năng lực bộ máy cần có sự thay đổi cơ bản. Trên thực tế, nhà nước thường chuyển động chậm, đáp ứng chậm so với đòi hỏi.

Câu chuyện cải cách ngành thuế của Ai Cập là một ví dụ. Nước này đã nhanh chóng cho DN tự khai thuế, thực hiện luật cải cách về thuế nhằm đáp ứng nhanh chóng yêu cầu khai báo thuế quan và đóng thuế. Thay vì đạt được những tiến bộ, nước này đã đối mặt với tính trạng hỗn loạn và vấn đề phức tạp hơn do các cán bộ thuế và DN đều chưa có các đào tạo cần thiết.

  • Phương Loan

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,